3. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Ứng dụng làm trơn ảnh
Thao tác làm trơn trên ảnh xám có thể được coi như là một phép mở mà tiếp theo sau đó là một phép đóng ảnh. Hiệu quả của thao tác này là nó có thể xóa đi những điểm quá sáng hoặc tối trên ảnh gốc. Do vậy, có những điểm ảnh thực sự lànhiễu sẽ được xử lý, nhưng cũng không tránh khỏi những giá trị ảnh thực sự cũng bị ảnh hưởng và nhìn chung, giá phải trả cho việc giảm nhiễu là ảnh bị mờ đi so với ban đầu. Hình 2.17a miêu tả ảnh của một chiếc bảo vệ đĩa mà đã được liệt vào dạng nhiễu Gauss (theo phân loại thông dụng) với độ lệch chuẩn 30. Hình 2.17c trình bày kết quả của phép làm nhiễu hình thái được áp dụng cho cả ảnh này; ta thấy có khi ảnh được làm trơn ở hình 2.17c lại không rõ bằng ảnh ban đầu hình 2.17a. Tuy nhiên, so hai ảnh 2.17b và 2.17d ta thấy sự khác biệt giữa chúng là: Ảnh lúc đầu được phân ngưỡng, sau đó ta mới làm trơn thì kết quả thật là tuyệt vời, ảnh thu được ảnh 2.17d đã hết nhiễu. Điều đó cho thấy rằng, việc phân ngưỡng là có tác dụng tốt đối vớiphép làm trơn. Phần tử cấu trúc được sử dụng ở đây chỉ đơn giản, nhưng việc lựa chọn phần tử cấu trúc nào còn phải tùy thuộc vào kiểu nhiễu nào để mà sử dụng chothích hợp.
39
Hình 2.17. Làm trơn ảnh đa cấp xám
(a). Ảnh miếng bảo vệ đĩa có kèm theo nhiễu Gaus có độ lệch chuẩn 30 (b). Sau khi phân ngưỡng từ (a), ảnh như được rắc thêm “muối và hạt tiêu” (c). Ảnh (a) sau khi được làm trơn.
(d). Ảnh được làm trơn và khi phân ngưỡng, nó đã hết nhiễu.