Bảng 4.11. Hiệu quả sản xuất thuốc lá của hộ điều tra năm2017

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá trên địa bàn xã thuần mang, huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 48 - 76)

Nà Mu 3,69 3,47 3,92 17 17,16 18 100,94 104,89

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2017)

Qua bảng 4.6 cho ta thấy năng suất cây thuốc lá cho thu hoạch trên 4 thôn, trong đó diện tích và năng suất có sự thay đổi giữa các năm cụ thể như sau:

Đối với thôn Đông Tạo: Có diện tích trồng năm 2015 là 4,2 ha, với năng suất đạt 17 tạ/ha. Năm 2016 diện tích trồng là 4,05 ha giảm xuống 0,15

ha so với năm 2015, với năng suất đạt 17,1 tạ/ha. Năm 2017 diện tích trồng là 4,15 tăng lên 0,1 ha so với năm 2016, với năng suất đạt 18 tạ/ha.

Đối với thôn Thôm Tà: Có diện tích trồng năm 2015 là 3,77 ha, với năng suất đạt 17 tạ/ha. Năm 2016 diện tích trồng là 3,65 ha, với năng suất đạt 17,06 tạ/ha. Năm 2017 diện tích trồng là 4,06 ha tăng lên 0,29 ha so với năm 2015, với năng suất đạt 17,93 tạ/ha.

Đối với thôn Bản Giang: Có diện tích trồng năm 2015 là 4,1 ha, với năng suất đạt 17 tạ/ha. Năm 2016 diện tích trồng là 3,97 ha, với năng suất đạt 17,06 tạ/ha. Năm 2017 có diện tích trồng là 4,61 ha tăng lên 0,51 ha so với năm 2015, với năng suất đạt 17,93 tạ/ha.

Đối với thôn Nà Mu: Có diện tích trồng năm 2015 là 3,69 ha, với năng suất đạt 17 tạ/ha. Năm 2016 diện tích trồng là 3,47 ha, với năng suất đạt 17,16 tạ/ha. Năm 2017 diện tích trồng là 3,92 ha tăng lên 0,23 ha so với năm 2015, với năng suất đạt 18 tạ/ha.

4.2.2. Tình hình của các nhóm hộ nghiên cứu

Để nghiên cứu thực trạng sản xuất thuốc lá của các hộ nông dân trên địa bà xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát 60 hộ nông dân tại 4 xóm : Đông Tạo, Thôm Tà, Bản Giang, Nà Mu. Đây là những thôn sản xuất thuốc lá tiêu biểu của xã. Số lao động và nhân khẩu là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất, kết quả kinh doanh và thu nhập của các hộ nông dân. Đối với sản xuất thuốc lá, lao động đóng vai trò quan trọng từ khâu trồng, chăm sóc cho tới khâu thu hoạch, chế biến và bảo quản sau khi chế biến.

Bảng 4.7. Tình hình nhân lực của các hộ nông dân trồng thuốc lá năm 2017

Chỉ tiêu ĐVT Đông Tạo

(n=15) Thôm Tà (n=15) Bản Giang (n=15) Mu (n=15) Trung bình (n=60)

Số hộ điều tra Hộ 15 15 15 15

1.Tuổi trung

bình chủ hộ Tuổi 44,9 49,3 41,9 46,26 45,6

2.Trình độ học vấn trung bình chủ hộ Lớp 7,86 8,86 10,06 9,4 9,05 3.Nhân khẩu trung bình của hộ Người 3,93 4,2 4,3 3,86 4,07 4.Lao động chính của hộ Lđ 2,33 2,93 2,73 2,33 2,58

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2017)

Kết quả tổng hợp của số liệu điều tra cho thấy, độ tuổi bình quân của hộ điều tra qua 4 thôn là 45,6. Hầu hết ở lứa tuổi này, các chủ hộ điều tra đều đã ổn định về cơ sở vật chất, số năm kinh nghiệm nhất định. Các chủ hộ điều tra đã có sự am hiểu trong lĩnh vực trồng cây thuốc lá. Do vậy, đây là một thuận lợi đáng kể, góp phần thúc đẩy việc sản xuất, kinh doanh thuốc lá của mỗi hộ.

Bên cạnh các yếu tố độ tuổi, trình độ học vấn của các chủ hộ nhìn chung còn thấp chỉ từ cấp I đến cấp III không có trình độ cao đẳng, đại học. Trong đó trình độ cấp II chiếm đại đa số. Trình độ văn hóa có ảnh hưởng đến quyết định sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất và lựa chọn hình thức sản xuất trong mỗi hộ gia đình. Những chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn họ sẽ nhận

thức được từ đó họ có khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới tốt hơn so với những hộ có trình độ học vấn thấp hơn. Như vậy, trình độ học vấn có ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả sản xuất thuốc lá của mỗi hộ.

4.3. Phân tích hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá trên địa bàn xã Thuần Mang

Trong quá trình phân tích các số liệu về diện tích, năng xuất, sản lượng. Để tiện cho tính toán em đã tiến hành phân tích chúng trên sản phẩm thuốc lá vàng sấy khô, giá bán quy về thuốc lá vàng sấy khô và lợi nhuận cuối cùng thu được là thuốc lá vàng sấy khô.

4.3.1. Hiệu quả kinh tế từ sản xuất cây thuốc lá

Xác định chi phí

Để đạt được năng suất cao các hộ dân phải bỏ ra nhiều tiền của, công sức, thời gian chăm sóc trong từng giai đoạn nhất định. Cây thuốc lá sau khi trồng được khoảng 2 - 3 tháng thì mới cho thu hoạch, trong giai đoạn kiến thiết chi phí đầu tư cũng tương đối lớn. Mặc dù mức sống người dân trong xã khá ổn định nhưng các khoản thu của người dân không chỉ tập chung cho sản xuất thuốc lá mà còn phải phân chia cho rất nhiều hoạt động trong cuộc sống như chi phí sinh hoạt hàng ngày, công tác xã hội,…Mặt khác, trong giai đoạn này sản xuất chưa có nguồn thu bởi vậy nguồn vốn đầu tư của các hộ thường phải vay mượn hoặc từ các khoản tiền tích góp. Chi phí chủ yếu trong giai đoạn này là chi phí phân bón bởi nhu cầu dinh dưỡng của cây thuốc lá rất lớn, chi phí giống không đáng kể bởi giống thuốc lá chủ yếu do người dân tự sản xuất hoặc mua giống, được hỗ trợ giống điều đó cũng phần nào giảm được chi phí sản xuất cho người nông dân.

Bảng 4.8. Chi phí sản xuất cây thuốc lá của các hộ điều tra trên 1 ha năm 2017 ĐVT: triệu đồng STT Chỉ tiêu Đông Tạo Thôm Tà Bản Giang Nà Mu BQC

1 Chi phí trung gian 11,7 12,8 11,8 11,7 12

1.1 Phân đạm 0,38 0,38 0,304 0,38 0,361 1.2 Phân lân 10,8 12 11 10,8 11,15 1.3 Phân kali 0,3 0,165 0,165 0,3 0,232 1.4 Thuốc trừ sâu 0,225 0,225 0,3 0,225 0,244 1.5 Chi khác 0 0 0 0 0 2 KHTSCĐ 4,5 4,5 4,25 3,2 4,1

2.1 Máy cày, bừa 3 3 3 2 2,75

2.2 Máy cưa 1,5 1,5 1,25 1,2 1,363 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Công lao động 4,2 4,05 4,35 4,05 4,2

3.1 Chăm sóc 2,25 2,4 2,25 2,25 2,287

3.2 Phun thuốc 0,45 0,45 0,6 0,45 0,487

3.3 Thu hoạch,vận chuyển 1,5 1,2 1,5 1,35 1,387

Tổng chi phí 20,4 21,4 20,4 18,95 20,3

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2017)

Qua bảng 4.8 ta thấy rõ dược chi phí chi cho một ha trồng thuốc lá của các thôn đầu tư năm 2017 là:

- Đối với thôn Đông Tạo tổng chi phí để sản xuất thuốc lá trên 1 ha là 20,4 triệu đồng trong đó:

Chi phí trung gian là 11,7 triệu đồng chiếm 57,4% trong tổng chi phí, trong đó phân lân là 10,8 triệu đồng chiếm mức cao nhất trong tổng chi phí trung

gian là 92,3% và chiếm 52,9% tổng chi phí, đạm chiếm 3,25% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 1,9% trong tổng chi phí. Đứng thứ 3 là phân kali chiếm 2,6% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 1,5% trong tổng chi phí.

Ngoài ra chi phí trồng cây thuốc lá còn có KHTSCĐ là máy cày,bừa, máy cưa là 4,5 triệu đồng chiếm 22,05% trong tổng chi phí cho 1 ha trồng thuốc lá.

Chi phí công lao động của thôn này là 4,2 triệu đồng và chiếm 20,6%. Trong đó công chăm sóc chiếm 53,6% trong tổng chi phí công lao động và chiếm 11,02% trong tổng chi phí, công thu hoạch vận chuyển 35,7% trong tổng chi phí công lao động và chiếm 7,35% tổng chi phí, công phun thuốc chiếm 10,7% trong tổng chi phí công lao động và chiếm 7,35% trong tổng chi phí.

- Đối với thôn Thôm Tà: tổng chi phí là 21,4 triệu đồng .

Trong đó: chi phí trung gian là 12,8 triệu đồng và chiếm 59,9% trong tổng chi phí, trong đó phân lân là chi phí cao nhất chiếm 94% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 56,3% trong tổng chi phí, phân đạm chiếm 3% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 1,78% trong tổng chi phí, phân kali chiếm 1,3% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 0,77% trong tổng chi phí, thuốc trừ sâu chiếm 1,8% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 1,05% trong tổng chi phí.

KHTSCĐ của thôn là 4,5 triệu đồng chiếm 21,1% trong tổng chi phí. Chi phí lao động của thôn là 4,05 triệu đồng chiếm 19% trong tổng chi phí.

- Đối với thôn Bản Giang: tổng chi phí là 20,4 triệu đồng.

Trong đó: Chi phí trung gian là 11,8 triệu đồng chiếm 57,8% trong tổng chi phí, trong đó phân lân cũng là chi phí cao nhất 93,5% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 54% trong tổng chi phí, phân kaki chiếm 1,4% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 0,81% trong tổng phi phí, phân đạm chiếm 2,58% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 1,5% trong tổng chi phí, thuốc trừ sâu chiếm 2,54% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 1,5% trong tổng chi phí.

KHTSCĐ của thôn bao gồm máy cày, bừa, máy cưa là 4,25 triệu đồng chiếm 20,9% trong tổng chi phí trên 1 ha trồng thuốc lá . Chi phí lao động của thôn này là 4,35 triệu đồng chiếm 21,4% trong tổng phi phí .

- Đối với thôn Nà Mu: tổng chi phí là 18,95 triệu đồng.

Trong đó: Chi phí trung gian là 11,7 triệu đồng chiếm 61,8% trong tổng chi phí, trong đó phân lân cũng là chi phí cao nhất 92,3% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 57% trong tổng chi phí, phân kaki chiếm 2,6% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 1,6 % trong tổng phi phí, phân đạm chiếm 3,24% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 2% trong tổng chi phí, thuốc trừ sâu chiếm 1,92% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 1,2% trong tổng chi phí.

KHTSCĐ của thôn bao gồm máy cày, bừa, máy cưa là 3,2 triệu đồng chiếm 16,9% trong tổng chi phí trên 1 ha trồng thuốc lá . Chi phí lao động của thôn này là 4.05 triệu đồng chiếm 21,4% trong tổng phi phí .

Qua đó ta thấy chi phí trung gian bình quân cho 1ha thuốc lá là 12 triệu đồng, chi phí công lao động là 4,2 triệu đồng, ngoài ra sản xuất thuốc lá còn có khấu hao tài sản cố định là máy cày, bừa, máy cưa là 4,1 triệu đồng. Tổng chi phí để sản xuất 1 ha thuốc lá là 20,3 triệu đồng

Đầu tư là khâu quan trọng, quyết định trực tiếp tới kết quả sản xuất. Để tính được hiệu quả kinh tế thì phải tính đầy đủ chính xác mức đầu tư chi phí cho một diện tích thuốc lá cụ thể là trên 1 ha. Điều này đòi hỏi những người làm thuốc lá phải biết tính toán xem xét để quyết định mức đầu tư thật hợp lý, với mức chi phí thấp nhất có thể được. Tránh lãng phí, đầu tư không hiệu quả, song vẫn đảm bảo năng suất và sản lượng tối ưu. Đây thực sự là một bài toán khó đối với người sản xuất, yêu cầu buộc họ phải tính toán xem xét vấn đề thật cụ thể, nghiêm túc thì mới có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

4.3.2. Hiệu quả sản xuất thuốc lá của hộ điều tra

Bảng 4.9. Thu nhập từ thuốc lá của các hộ điều tra năm 2017

Thôn Chỉ tiêu ĐVT Đông Tạo (n=15) Thôm (n=15) Bản Giang (n=15) Mu (n=15) Bình quân (n=60)

Sản lượng Tạ 74,7 73,08 82,7 70,6 75,27

Giá bán 1000đ/kg

khô 44,73 45,4 45,06 45,26 45,11

Thành tiền Triệu đồng 334 331,8 372,6 319,5 339,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2017)

Qua bảng 4.9 cho ta thấy, sản lượng và giá bán thuốc lá thu được giữa các thôn năm 2017 có sự chênh lệch đáng kể. Sản lượng bình quân đạt 75,27 tạ với giá bán trung bình là 45,11 nghìn đồng, thu được 339,5 triệu đồng

Bảng 4.10. Kết quả sản xuất thuốc lá của các hộ điều tra trên 1 ha năm 2017 Chỉ tiêu ĐVT Đông Tạo (n=15) Thôm (n=15) Bản Giang (n=15) Nà Mu (n=15) Bình quân (n=60) GO Triệu đồng 80,5 82 81 81,5 81,25 IC Triệu đồng 20,4 21,4 20,4 18,95 20,3 VA Triệu đồng 60,1 60,6 60,6 62,6 61

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2017)

Từ bảng kết quả sản xuất việc sản xuất thuốc lá của hộ cho ta thấy, tổng giá trị sản xuất của 1ha thuốc lá là: tổng giá trị sản xuất cây thuốc lá/1ha của

thôn Bản Giang đạt 81 triệu đồng, với tổng chi phí trung gian là 20,4 triệu đồng, giá trị gia tăng đạt 60,6 triệu đồng, thôn Đông Tạo với tổng giá trị sản xuất là 80,5 triệu đồng, chi phí trung gian là 20,4 triệu đồng và giá trị gia tăng đạt 60,1 triệu đồng, thôn Thôm Tà với tổng giá trị sản xuất là 82 triệu đồng, chi phí trung gian là 21,4 triệu đồng và gia trị gia tăng đạt 60,6 triệu đồng, và thôn Nà Mu với tổng giá trị sản xuất là 81,5 triệu đồng, chi phí trung gian là 18,95 triệu đồng, và giá trị gia tăng đạt 62,6 triệu đồng. Và tổng giá trị sản xuất trên 1 ha giữa các thôn là 81,25 triệu đồng, với chi phí trung gian bình quân là 20,3 triệu trồng và giá trị gia tăng là 61 triệu đồng.

Bảng 4.11. Hiệu quả sản xuất thuốc lá của hộ điều tra năm 2017

Chỉ tiêu ĐVT Đông Tạo (n=15) Thôm (n=15) Bản Giang (n=15) Mu (n=15) Bình quân (n=60)

1. GO/diện tích Triệu đồng/ha 80,5 81,2 80,8 81,5 81,25

2. VA/diện tích Triệu đồng/ha 68,8 68,9 69 69,8 69,1

3. GO/IC Lần 6,87 6,4 6,9 7 6,8

4. VA/IC Lần 5,87 5,4 5,9 6 5,8

5. GO/lđ Triệu đồng/lđ 14,3 11,3 13,6 13,7 13,2

6. VA/lđ Triệu đồng/lđ 12,2 9,5 11,6 11,7 11,2

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2017)

Qua so sánh, ta thấy hiệu quả phản ánh sản xuất thuốc lá trên một đơn vị diện tích giữa 4 thôn có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể: tổng giá trị sản xuất/diện tích bình quân là 81 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng/diện tích (VA/diện tích) bình quân là 69,1 triệu đồng/ha, giá trị sản xuất/chi phí trung gian (GO/IC) bình quân là 6,8 lần, giá trị gia tăng/chi phí trung gian (VA/IC) bình quân là 5,8 lần, giá trị sản xuất/lao động (GO/lđ) là 13,2 triệu đồng/lao động,và bình quân giá trị gia tăng /lđ (VA/lđ) bình quân là 11,2 triệu/lđ.

Theo thu thập thông tin từ các hộ điều tra và tính toán từ bảng hỏi em đã có những số liệu về cây ngô trong 1 vụ 1 năm như sau:

Bảng 4.12. Chi phí trên 1ha trồng ngô

STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (triệu đồng) 1 Chi phí vật tư 8,8 1.1 Giống Kg 11 120 1,32 1.2 Đạm Kg 400 7,6 3,04 1.3 Lân Kg 275 11 3,025

1.4 Phân chuồng Tấn 2 700 1,4

2 KHTSCĐ 3 3

2.1 Máy cày,bừa 1 3 3

3 Chi phí lao động 27 4,05

3.1 Làm đất Công 5 150 0,75

3.1 Trồng Công 4 150 0,6

3.3 Chăm sóc Công 10 150 1,5

3.5 Thu hoạch, vận chuyển Công 8 150 1,2

Tổng chi phí 15,85

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2017)

Qua bảng 4.12 ta thấy rõ dược chi phí chi cho một ha trồng ngô của các thôn đầu tư năm 2017 là 15,85 triệu đồng trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí vật tư là 8,8 triệu đồng chiếm 55,5% trong tổng chi phí , trong đó giống chiếm 15% trong tổng chi phí vật tư và chiếm 8,32% trong tổng chi phí, lân chiếm 34,4% trong tổng chi phí vật tư và chiếm 19% trong tổng chi phí, phân đạm chiếm 34,5% trong tổng chi phí vật tư và chiếm 1,9% trong tổng chi phí, phân chuồng chiếm 16% trong tổng chi phí vật tư và chiếm 8,83% trong tổng chi phí.

Ngoài ra chi phí trồng cây ngô còn có KHTSCĐ là máy cày,bừa là 3 triệu đồng chiếm 0,02 % trong tổng chi phí cho 1 ha trồng ngô.

Chi phí công lao động là 4,05 triệu đồng chiếm 25,6% trong tổng chi phí. Để làm rõ hơn hiệu quả kinh tế của cây ngô em tiến hành so sánh hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá với cây ngô.

Theo như điều tra các hộ nông dân tại xã Thuần Mang thì cây ngô có số công chăm sóc không mất nhiều thời gian, phân bón không mất nhiều chi phí chủ yếu là dùng phân chuồng sẵn có tại nhà và một lượng phân đạm, lân, kali cho đến khi nó ra hoa kết quả. Tuy chi phí đầu tư sản xuất của cây ngô/1ha nhỏ hơn chi phí đầu tư sản xuất 1 ha trồng thuốc lá. Nhưng giá bán 1kg thuốc lá cao gấp 9 lần 1 kg ngô. Vì vậy mà hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá cao hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá trên địa bàn xã thuần mang, huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 48 - 76)