Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào TAO (Trang 48 - 50)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.5.2. Yếu tố khách quan

Trƣớc hết phải nói đến hệ thống văn bản pháp luật, quy định liên quan đến hệ thống thanh tra, KTNB trƣờng học nói chung và KTNB trƣờng Mầm non nói riêng. Bởi căn cứ vào các quy định, cơ sở pháp lý mà các chủ thể quản lý thực hiện các hoạt động KTNB trƣờng học trong đó có KTNB trƣờng Mầm non. Theo đó các chủ thể quản lý cần xây dựng, ban hành những văn bản pháp luật, những quy định cần thiết và phù hợp để hoạt động KTNB trƣờng học đạt đƣợc hiệu quả và phù hợp với thực tế giáo dục và đào tạo tại trƣờng Mầm non. Các văn bản pháp quy đề cập đến hoạt động KTNB trƣờng học hiện nay chƣa nhiều, còn chung chung với bậc học Mầm non; các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục mới chủ yếu tập trung đề cập đến các hoạt động thanh tra giáo dục vì vậy việc quản lý và chỉ đạo hoạt động KTNB từ cơ quan QLGD cấp trên tới các nhà trƣờng gặp những khó khăn nhất định.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Quản lý hoạt động KTNB trƣờng học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc nói chung, công tác quản lý điều hành trong các nhà trƣờng mầm non nói riêng. Từ đó sẽ giúp cho nhà quản lý nắm đƣợc thông tin quản lý đa chiều nhằm có những quyết sách đúng đắn, những biện pháp điều chỉnh kịp thời đến đối tƣợng quản lý. Làm tốt công tác KTNB trƣờng mầm non sẽ góp phần tích cực vào việc phát hiện và xử lý kịp thời

những sự việc nảy sinh từ cơ sở, từ đó duy trì kỷ cƣơng nghiêm, chất lƣợng thực, xây dựng môi trƣờng văn hóa nhà trƣờng lành mạnh, bền vững.

Trên đây là toàn bộ cơ sở lý luận về KTNB trƣởng mầm non, cũng nhƣ những cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá. Việc xác định các khái niệm, quan điểm, cũng nhƣ đƣa ra quá trình thực hiện chức quản lý giáo dục của Hiệu trƣởng thông qua việc tổ chức, kiểm tra, chỉ đạo, tổng kết và điều chỉnh sẽ là những cơ sở khoa học, khi kết hợp với cơ sở pháp lý về quản lý hoạt động KTNB trƣờng học nói chung và trƣờng mầm non nói riêng sẽ là những căn cứ để Hiệu trƣởng thực hiện chức năng quản lý của mình một cách khoa học, đúng quy định của pháp luật, giúp cho việc quản lý hoạt động KTNB trƣờng học đạt đƣợc hiệu quả, đúng với mong muốn và vai trò quan trọng của hoạt động này.

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ

SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào TAO (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)