Kết quả thí nghiệm ở độ mặn 20‰

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của độ muối đến hiệu quả xử lý amoni trong nước thải nuôi tôm siêu thâm canh (Trang 47 - 50)

Hình 3. 5. Nồng độ amoni trong nước thải đầu ra ở độ mặn 20 ‰.

37

Hình 3. 7. Nồng độ nitrat trong nước thải đầu ra ở độ mặn 20 ‰.

38

Kết quả thử nghiệm ở các mức tải lượng amoni đầu vào 0,014; 0,028; 0,049 và 0,07 kgN/m3/ngày (nồng độ amoni đầu vào tương ứng là 5, 10, 17,5 và 25 mgN/l) với độ mặn 20‰ được thể hiện ở các Hình 3.5; 3.6; 3.7 và 3.8.

Theo đó, ở độ mặn 20‰ và với các mức tải lượng thí nghiệm 0,014; 0,028; 0,049 và 0,07 kgN/m3/ngày kết quả đạt được như sau:

- Hiệu suất chuyển hóa amoni cũng đạt rất cao, từ 99,5 đến 99,9%, nồng độ amoni trong nước sau xử lý lần lượt là < 0,01 – 0,02; 0,01 – 0,02; 0,01 – 0,05 và 0,11 – 0,15 mgN/l. Hiệu suất có giảm đôi chút so với ở độ muối 10, giảm tối đa 0,5% ở tải lượng 1,68 kg/m3/ngày (tương ứng với nồng độ amoni trong nước đầu vào là 25 mgN/l).

- Cùng giống như ởđộ mặn 10‰, nồng độ nitrit trong nước sau xử lý ở mức tải lượng 0,34 và 0,67 (tương ứng với amoni trong nước đầu vào là 5 và 10 mgN/l) thì nồng độnitrit trong nước sau xửlý cũng dưới giới hạn phát hiện (<0,005 mgN/l). Ở mức tài lượng đầu vào cao hơn là 1,18 và 1,67 kg/m3/ngày (tương ứng với amoni trong nước đầu vào là 17,5 và 25 mgN/l) thì nồng độnitrit trong nước sau xửlý tương ứng là 0,010 – 0,080 mgN/l và 0,13 – 0,19 mgN/l. So với ởđộ mặn 10‰ thì nồng độ nitrit trong nước sau xử lý tăng lên đáng kể (tối đa 0,020 ở độ mặn 10‰). Tuy nhiên, so với yêu cầu về chất lượng nước cấp cho ao nuôi tôm (<0,3 mg/l - 45/2010/TT-BNNPTNT và QCVN 02 - 19:2014/BNNPTNT) và nồng độ NO2 <0,35 mg/l (45/2010/TT- BNNPTNT) thì mức nồng độ này vẫn đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nước cấp.

- Với nitrat, nồng độnitrat cũng tăng đều theo nồng độamoni đưa vào, ở các mức nồng độamoni đầu vào là 5, 10, 17,5 và 25 mgN/l thì nồng độ nitrat trong nước sau xử lý đạt tương ứng là 3,9, 8,1, 15,3 và 20,4 mgN/l.

39

Tổng hợp kết quả thí nghiệm ở độ mặn 10‰ được thể hiện trên Hình 3.8. Theo đó, mặc dù hiệu quả xử lý amoni giảm khi tải lượng amoni và độ mặn tăng lên nhưng lượng amoni được xử lý vẫn đạt rất cao. So sánh kết quả với một số nghiên cứu trước đây cho thấy, với nồng độ và tải lượng amoni tương tự, tải lượng amoni được xử lý đạt từ 0,1 đến 0,13 kg /m3/ngày [12] [16].

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của độ muối đến hiệu quả xử lý amoni trong nước thải nuôi tôm siêu thâm canh (Trang 47 - 50)