Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thị trường của công ty

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển thị trường sản phẩm phần mềm của Công ty Cổ phần (Trang 27)

6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thị trường của công ty

ty 2.3.1. Những nhân tố vi mô 2.3.2. Những nhân tố vĩ mô a. Các yếu tố chính trị, luật pháp b. Yếu tố kinh tế c. Yếu tố công nghệ

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHO SẢN PHẨM PHẦN MỀM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VACOM

3.1. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần VACOM

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì một công ty muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì đòi hỏi phải đề ra các chính sách, chiến lược đúng đắn, hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

Đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin thì việc sử dụng một phần mềm được sản xuất dựa trên nền tảng đó đã trở thành nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần biết nắm bắt cơ hội đó để phát triển thị trường cho sản phẩm của mình.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng phần mềm kế toán. Những doanh nghiệp này ít nhiều đã tạo ra cho mình một thương hiệu riêng đối với với người tiêu dùng. Vì vậy mà việc đề ra các phương hướng phát triển cho công ty là vô cùng cần thiết. Sau đây là một số định hướng phát triển của công ty trong thời gian sắp tới:

- Tiếp tục nghiên cứu và phát triển thị trường tại địa bàn thành phố Hà Nội - Tăng doanh số bán, tăng lợi nhuận cho công ty.

- Tăng cường nhân sự bán hàng đảm bảo hoạt động bán hàng hiệu quả.

- Tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động trong công ty.

- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt những diễn biến thay đổi trên thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh để có những chính sách ứng biến phù hợp.

- Cải tiến chất lượng dịch vụ sau bán hàng nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng phần mềm của công ty.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng cáo sản phẩm của công ty qua các phương tiện thông tin đại chúng: facebook, google, báo đài….mang thương hiệu “phần mềm kế toán VACOM” đến với người tiêu dùng nhiều hơn nữa.

- Nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc không ngừng nghiên cứu, cải tiến chất lượng sản phẩm đồng thời khắc phục các hạn chế còn tồn tại đối với sản phẩm cũng như trong hoạt động bán hàng.

3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phần mềm kế toán tại Công ty cổ phần VACOM mềm kế toán tại Công ty cổ phần VACOM

3.2.1. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu thị trường

Để tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì công tác nghiên cứu thị trường trong bất cứ doanh nghiệp nào cũng rất cần thiết, vì chính qua hoạt động này chúng ta sẽ thu thập được những thông tin có giá trị phục vụ cho công tác hoạch định chiến lược đúng đắn cho công ty. Có nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc, chính xác mới có thể biết được nhu cầu và cơ cấu tiêu dùng của khách hàng. Nghiên cứu thị trường được xem như một phương pháp nhằm cải thiện các sáng kiến quảng cáo, tiếp thị, phát triển sản phẩm cho phù hợp hơn với các thị trường được phân chia cụ thể.

Hiện nay, thị trường nước ta ngày càng phát triển và đa dạng, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do đó doanh nghiệp càng hiểu rõ về thị trường và khách hàng của mình càng có nhiều cơ hội thành công hơn. Qua nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể sẽ hình thành nên một ý tưởng về phát triển sản phẩm mới hay lựa chọn một chiến lược đúng đắn cho sản phẩm tại từng thị trường cụ thể, tránh được những quyết định sai lầm không đáng có.

Việc nghiên cứu thị trường không đơn thuần chỉ là việc sưu tập các dữ liệu và con số thống kê, đồng thời phạm vi thực sự của thông tin thị trường thu thập được lớn hơn rất nhiều so với suy nghĩ của nhiều doanh nghiệp. Vì vậy mọi dữ liệu thu thập cần được chọn lọc, phân tích và chuyển hoá thành các thông tin liên quan. Những thông tin này được sử dụng cho tất cả các phòng ban để hỗ trợ lẫn nhau và là cơ sở cho việc hình thành các chiến lược, công cụ marketing cho doanh nghiệp. Giống như quá trình lập kế hoạch, nghiên cứu thị trường cũng mang tính tuần hoàn theo chu kỳ. Đó là một quá trình liên tục vì vậy các doanh nghiệp cần:

- Thường xuyên thu thập thông tin, dữ liệu từ khách hàng, đối thủ và vị trí thị trường, tổng hợp, chọn lọc thông tin và báo cáo kết quả.

- Hiểu được mục tiêu của doanh nghiệp.

- Triển khai, phân tích thị trường dựa vào ma trận SWOT.

- Phân tích đối thủ dự vào sản phẩm, dịch vụ, xu hướng môi trường và phương thức hoạt động.

- Tham gia nhiều hơn nữa các hội chợ triển lãm chuyên ngành, qua đây có thể tiếp xúc nhiều hơn với khách hàng và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn từ các đối thủ khác.

- Hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường phải thể hiện được thông qua các chỉ tiêu phát triển của doanh nghiệp, để hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường

doanh nghiệp phải đưa các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường như: tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận, tỷ trọng thị trường…

3.2.2. Nâng cao chất lượng, cải tiến sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tác động đến quyết định sử dụng sản phẩm của khách hàng từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay đang ngày càng phát triển không ngừng, cùng với đó là sự thay đổi thường xuyên nhu cầu xã hội thì việc quản lý, nâng cao chất lượng sản được xem là một hướng đi đúng đắn cho các doanh nghiệp. Ngoài ra trong phân tích số liệu điều tra được trong bảng 11 chương 2 về đánh giá của khách hàng về “Chính sách sản phẩm”, ta cũng có thể thấy còn tồn tại một bộ phận nhỏ khách hàng chưa thật sự hài lòng về sản phẩm của công ty. Vì vậy để có thể đáp ứng được các nhu cầu của người dùng, nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như uy tín của mình thì công ty nên có những biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm như sau:

- Nâng cao năng lực tài chính, tăng cường vốn đầu tư vào công nghệ, con người nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, nghiên cứu ứng dụng công nghệ để cải tiến chất lượng sản phẩm về đặc tính, chức năng phần mềm.

- Nghiên cứu thiết kế thay đổi giao diện phần mềm giúp khách hàng cảm thấy đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng.

- Phát huy, khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên trong công ty trong công tác cải tiến chất lượng sản phẩm.

- Bổ sung, điều chỉnh thông tin sản phẩm, mục hướng dẫn giúp khách hàng cảm thấy dễ hiểu.

- Khắc phục các lỗi thường gặp khi sử dụng phần mềm như: lỗi nhập dữ liệu, lỗi Net2.0

- Tăng tốc độ xử lý số liệu khi sử dụng phần mềm.

- Thành lập bộ phận chuyên trách nghiên cứu và thiết kế phần mềm theo yêu cầu của khách hàng.

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình trạng hoạt động của phần mềm đảm bảo phần mềm ở trạng thái tốt nhất.

3.2.3. Xây dựng chính sách giá linh hoạt

Thực hiện cơ chế giá linh hoạt có điều chỉnh đảm bảo có ý nghĩa khi công ty muốn mở rộng và thâm nhập cũng như phát triển thêm thị trường. Xây dựng cơ chế giá linh hoạt đòi hỏi công ty phải xác định giá ban đầu sau đó điều chỉnh dựa theo những yếu tố khác nhau tác động môi trường xung quanh. Nhân viên bán hàng có thể tạo sự

linh hoạt trong việc báo giá tùy từng sản phẩm và từng khách hàng khác nhau. Đối với khách hàng là kế toán dịch vụ hoặc những công ty có quy mô hoạt động nhỏ có thể hỗ trợ giá thấp hơn so với kế toán nội bộ trong các công ty có quy mô lớn. Tuy nhiên, giá đưa ra vẫn phải đảm bảo ra nằm trong mức mà công ty quy định. Đồng thời cố gắng duy trì mức giá hiện tại, đảm bảo ít có biến động xãy ra làm khách hàng cảm thấy không hài lòng. Ngoài ra, công ty nên điều chỉnh và bổ sung chính sách chiết khấu và hoa hồng cho khách hàng như:

- Nếu khách hàng thanh toán trong vòng 24 giờ kể từ lúc cài phần mềm sẽ được chiết khấu 5%

- Nếu khách hàng cũ của công ty giới thiệu phần mềm VACOM cho bạn bè, người thân sẽ được hưởng hoa hồng là 5%

- Nếu khách hàng đang dùng phần mềm của đơn vị cung ứng khác đồng ý chuyển sang dùng phần mềm VACOM sẽ được hỗ trợ giá 5 – 7 %

3.2.4. Đẩy mạnh chiến lược chiêu thị bán hàng

Đẩy mạnh chiến lược chiêu thị bán hàng là một việc mà bất kể doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện để đảm bảo thành công và phát triển thị trường. Sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý sẽ không tiêu thụ tốt nếu như chúng không được người tiêu dùng biết đến. Chiến lược chiêu thị có vai trò quan trọng trong quá trình phân phối sản phẩm hàng hoá của công ty đến khách hàng. Nó giúp cho công ty nắm bắt được những thông tin của thị trường, ý muốn của khách hàng để thoả mãn nhu cầu tối đa của khách hàng, giảm được những chi phí không cần thiết. Do đó công ty cần phải quan tâm đến các chiến lược quảng cáo, xúc tiến bán hàng của mình như:

- Đầu tư ngân sách và phân bổ hợp lý vào công tác quảng cáo, xúc tiến bán hàng. - Các yếu tố quyết định đến việc lựa chọn phần mềm kế toán VACOM thì yếu tố “Thương hiệu” chỉ chiếm 10% trên tổng số. Điều này cho thấy công ty cần đẩy mạnh công tác tạo dựng hình ảnh, thương hiệu nhiều hơn nữa. Bởi vì thương hiệu là một nhân tố quan trọng, tác động trực tiếp đến sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của công ty. Ngoài ra, thương hiệu còn là một nhân tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp, vì vậy công ty thực hiện tốt công tác tạo dựng thương hiệu sẽ có cơ hội thành công và phát triển trên thị trường.

- Với công cụ quảng cáo thì công ty nên tăng cường quảng cáo trên facebook, đăng bài trên các hội nhóm có liên quan như: hội kế toán Hà Nội, Đà Nẵng, hội kế toán Thành phố Hồ Chí Minh…, tích cực gửi thư chào hàng qua email.

- Đầu tư chi phí để quản lý và phát triển website công ty, chạy bài quảng cáo trên website để nhiều người biết đến VACOM hơn.

tục là nhà tài trợ cho các cuộc thi như “Gia đình kế toán Nghệ - Tĩnh” để gia tăng sự nhận diện đối với khách hàng.

- Tổ chức các chương trình khuyến mãi vào các dịp lễ, tết hằng năm nhằm tăng lượng tiêu thụ sản phẩm, khuyến mãi có tác động tích cực tới việc tăng doanh số bán hàng từ đó tăng lợi nhuận cho công ty.

- Duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ của công ty. Bởi vì khi có được mối quan hệ tốt với khách hàng cũ, họ có thể tăng lượng khách hàng cho chúng ta thông qua phương thức quảng bá truyền miệng. Đây là một yếu tố quan trọng giúp công ty không cần tìm kiếm nhưng vẫn có được một lượng khách hàng lớn.

3.2.5. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho nhân viên công ty

Trong kinh doanh con người chính là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp, con người tác động đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm ....Chính vì vậy, trong bất kỳ chiến lược phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu con người được. Các doanh nghiệp có nhiều những người thợ giỏi, những người quản lý giàu kinh nghiệm và tay nghề cao. Song cùng với thời đại kỹ thuật khoa học công nghệ cao thì dần dần các doanh nghiệp sẽ phải sử dụng những máy móc thiết bị hiện đại đòi hỏi người công nhân phải có trình độ, hiểu biết để có thể làm chủ và vận hành được các trang thiết bị công nghệ mới. Để bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho nhân viên, công ty nên:

- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn, cũng cố kỹ năng giao tiếp với khách hàng, thu thập - tổng kết - báo cáo các thông tin phản hồi từ khách hàng, thị trường về công ty cho nhân viên.

- Cử nhân viên tham gia các sự kiện, hội nghị chuyên ngành để học hỏi, tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn.

- Sử dụng đòn bẫy kích thích lợi ích vật chất, tinh thần, các phúc lợi xã hội và dịch vụ: tiền lương, thưởng, bảo hiểm…tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, lành mạnh trong công ty.

- Tuyển thêm nhân sự bán hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng. Ngoài ra khi tuyển dụng cần đề ra các chỉ tiêu như trình độ, năng lực, kỹ năng…nhằm mục đích tuyển được đúng người, đúng vị trí.

- Có chính sách hưởng hoa hồng cho nhân viên bán hàng khi ký được hợp đồng bán phần mềm cho khách hàng nhằm tăng động lực làm việc cho nhân viên.

3.2.6. Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng

Trong kinh doanh, doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng nhưng khách hàng mới là người quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp cần phải hướng tới để phục vụ hết mình và tạo ra sản phẩm tốt nhất.

Bộ phận bán hàng trong công ty là một lực lượng tiên phong, cực kỳ quan trong trong việc đem lại thu nhập cho doanh nghiệp. Thường thì lực lượng này gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc với khách hàng mới, khách hàng khó tính. Nếu doanh nghiệp muốn ngày càng tăng doanh số thì doanh nghiệp cần giải quyết được vấn đề này. Không phải cứ quảng cáo rầm rộ, không phải cứ thúc đẩy những chương trình bán hàng quy mô mà việc sử dụng hình thức marketing rất hiệu quả đó là biến khách hàng thành lực lượng bán hàng. Có thể nói đây là một lực lượng bán hàng rất hiệu quả khi mà chúng ta không cần bỏ ra chi phí thuê nhân sự mà lực lượng này vẫn như một nhân viên bán hàng cho công ty. Tuy nhiên để biến lực lượng này thành lực lượng bán hàng, doanh nghiệp không những phải đáp ứng tốt nhu cầu của họ mà còn phải có chính sách chăm sóc phù hợp đảm bảo tạo ra sự hài lòng tối ưu nhất có thể. Sau đây là một số giải pháp mà công ty nên làm để tăng cường chăm sóc khách hàng của mình.

Khách hàng về chương trình khuyến mãi và chăm sóc khách hàng thì yếu tố “Thường xuyên liên lạc, theo dõi tình hình sử dụng sản phẩm sau khi bán hàng” cho thấy khách hàng chưa thật sự hài lòng về mức độ liên lạc, hỏi han của nhân viên. Vì vậy mà công ty cần đôn thúc nhân viên thường xuyên liên hệ với khách hàng để kiểm tra về tình trạng hoạt động của phần mềm cũng như hỏi xem khách hàng có gặp phải sự cố nào cần khắc phục hay cần hỗ trợ gì hay không.

- “Hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng khi khách hàng cần” ta thấy rằng khách hàng chưa hài lòng về tốc độ tiếp nhận và xử lý khi họ gọi đến. Vì vậy công ty cần nhanh

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển thị trường sản phẩm phần mềm của Công ty Cổ phần (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)