Trong định nghĩa về khung nhận thức sử dụng tập mờ chỉ có một điều kiện ràng buộc về thứ tự của các tập mờ và thứ tự ngữ nghĩa của các hạng từ. Tuy nhiên các hạng từ lúc này chỉ được coi là nhãn bằng ngôn ngữ của các tập mờ. Nếu việc gán nhãn là các chuỗi ký tựkhông có ý nghĩa như A11, A12, … sẽ gây khó hiểu cho
người sử dụng. Nếu việc gán nhãn là từcó nghĩa nhưng không đảm bảo một số quan hệ, tính chất ngữ nghĩa có thể gây nhầm lẫn khi người sử dụng giải nghĩa của các hạng từ. Ví dụ trong Hình 1.5 gồm ba tập mờ của một khung nhận thức, ngữnghĩa được gán cho tập mờ có thứ tựở giữa và tập mờ bên phải không phản ánh đúng về
‘high’ và ‘medium’ trong ngôn ngữ tự nhiên có thứ tự ngữ nghĩa là ‘medium’ ≤ ‘high’, tuy nhiên chúng được gán cho hai tập mờ có thứ tựngược lại.
Hình 1.5: Khung nhận thức ngôn ngữ gồm 3 tập mờ và gán nhãn ngữnghĩa không đúng về thứ tự ngữnghĩa
Từ đó, khi xem xét tính giải nghĩa của khung nhận thức FoC, các tác giả
trong [61] đưa ra các ràng buộc về hình dạng tập mờ, gán nhãn ngôn ngữ, sốlượng và mối quan hệ giữa các tập mờ. Xem xét trong Hình 1.6 là hai ví dụ vềnăm tập mờ
trên miền tham chiếu [0, 1] có tính giải nghĩa tốt. Về hình dạng các tập mờ trong Hình 1.6, các tập mờ là tập mờ chuẩn vì giá trị lớn nhất của hàm thuộc bằng 1, hàm thuộc là hàm lồi và liên tục. Khi các tập mờ được gán nhãn ngôn ngữ bởi lần lượt các hạng từ ‘very few’, ‘few’, ‘a half’, ‘most’, ‘almost all’ thì ràng buộc về thứ tự
ngữ nghĩa được đảm bảo. Số lượng tập mờ là năm nên nó thỏa ràng buộc trong khoảng 7 2. Vị trí giữa các tập mờđảm bảo có sự phân biệt và chúng bao phủ toàn bộ miền tham chiếu [0, 1] (bao gồm cả hai đầu mút 0 và 1). Các tập mờ thỏa điều kiện 6, 7, 8, 9 trong Định nghĩa 1.3 nên chúng tạo thành một phân hoạch mạnh đều trên miền tham chiếu [0, 1].