Khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu 1.FTU-Nguyễn Thị Hạnh-QTKD-Luan an Tien si (Trang 35)

6. Kết cấu của luận án

1.4. Khoảng trống nghiên cứu

Từ phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu ở phần trên, có thể thấy rằng chủ đề tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng đến tài chính cho DNKNST vẫn còn nhiều vấn đề cần được trao đổi.

Thứ nhất, nghiên cứu lý thuyết về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vẫn là lĩnh vực mới trên thế giới và Việt Nam, do đó hệ thống khái niệm và lý luận liên quan đến chủ đề này vẫn còn nhiều điều cần khám phá. Cụ thể khái niệm về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, hay hoạt động huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cũng chưa có hệ thống lý thuyết đầy đủ, đặc biệt ở Việt Nam. Luận án mở ra cơ hội có thể bổ sung một phần vào hệ thống cơ sở lý luận về hoạt động huy dộng vốn của DNKNST tại Việt Nam.

Thứ hai, về cách tiếp cận nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của DNKNST trên thế giới chủ yếu số lượng nghiên cứu tập trung từ khía cạnh nhà đầu tư, có ít nghiên cứu tiếp cận theo các yếu tố từ phía doanh nghiệp. Trong khi đó, đây được xem là câu hỏi lớn giành cho các DNKNST khi bắt đầu huy động vốn của mình. Chính vì vậy, mở ra hướng nghiên cứu với các yếu tố tiếp cận từ lăng kính các DNKNST.

Thứ ba, vai trò của doanh nhân đối với khả năng huy động vốn của DNKNST cũng còn là một chủ đề cần được tiếp tục nghiên cứu. Các nghiên cứu trước đây chưa có sự thống nhất cao giữa các nhà nghiên cứu, bởi một số cho rằng vốn nhân lực của doanh nhân ảnh hưởng rất lớn đến khả năng huy động nguồn vốn tài chính từ bên ngoài của doanh nghiệp. Tuy nhiên ở một khía cạnh khác thì một số lại tìm thấy không có sự ảnh hưởng rõ rệt giữa trình độ học vấn và kinh nghiệm của doanh nhân đối với kết quả huy động vốn của họ. Chính vì vậy ở một quốc gia với truyền thống tôn sư trọng đạo đề

cao việc học thì trình độ cũng như vốn nhân lực của doanh nhân có ảnh hưởng thế nào đến khả năng huy dộng vốn tài chính từ bên ngoài sẽ là một điểm thú vị cần quan tâm.

Thứ tư, vai trò của vốn xã hội tới hoạt động huy động vốn tài chính của DNKNST. Nghiên cứu về tài chính cho khởi nghiệp trong thị trường mới nổi cũng cho thấy rằng, các DNKNST với lịch sử kinh doanh và các tài sản đảm bảo không lớn rất khó có thể tiếp cận vốn tài chính từ các tổ chức tín dụng. Điểm mạnh của nhóm doanh nghiệp này là có sự quan tâm của thị trường và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Vậy với những liên kết và mạng lưới xã hội này có ảnh hưởng thế nào tới hoạt động huy động vốn của họ. Do đó hướng nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các yếu tố thuộc vốn xã hội giúp DNKNST tiếp cận được dòng vốn mới.

Thứ năm, với bối cảnh nghiên cứu hiện tại khi mà cả thế giới đều đối diện với khó khăn từ đại dịch Covid-19 thì nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là đối tượng bị ảnh hưởng rất lớn (Brown và cộng sự, 2020). Cả thế giới chứng kiến hiện tượng nghủ đông của thị trường vốn (Didier và cộng sự, 2021), vậy với việc đầu tư vào hoạt động khởi nghiệp sáng tạo sẽ chịu tác động thế nào? Đây là câu hỏi lớn và cần được nghiên cứu, cụ thể với bối cảnh một quốc gia theo chính sách chặt chẽ đối với dịch bệnh như Việt Nam.

Thứ sáu, các nghiên cứu liên quan đến tài chính cho khởi nghiệp chủ yếu tập trung tại Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu, trong khi đó các quốc gia mới nổi khu vực Châu Á ngoại trừ Trung Quốc vẫn chưa thu hút được nhiều nghiên cứu. Trong đó nghiên cứu tại Việt Nam sẽ dẫn tới những góc nhìn mới cho hoạt động tài chính khởi nghiệp. Được đánh giá là quốc gia thu hút được vốn đầu tư lớn từ các quỹ xếp sau Singapore và Indonesia, Việt Nam nổi lên là nước có nhiều tiềm năng về nhân tài và thị trường rộng mở để các Startup có thể phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Thứ bảy, chính là dữ liệu nghiên cứu. Sự khan hiếm về dữ liệu nghiên cứu của các DNKNST là một trong những yếu tố chính khiến khối lượng nghiên cứu về chủ đề này vẫn hạn chế so với các chủ đề nghiên cứu khác trong mảng tài chính cũng như khởi nghiệp. Nguyên nhân chính là nhóm doanh nghiệp này còn rất mới, chưa có hoạt động kinh doanh rõ ràng và minh bạch như các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán. Việc thu thập dữ liệu về nhóm doanh nghiệp này cần nhiều nguồn lực và mức độ kiểm chứng tính chính xác của thông tin cũng thấp hơn. Do đó các nghiên cứu hiện tại chủ yếu là tự thu thập thủ công và sử dụng dữ liệu từ các quỹ và nền tảng đầu tư.

Vì thế, nghiên cứu về hoạt động huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có yếu tố công nghệ như DNKNST tại một quốc gia mới nổi sẽ giải đáp phần nào những khoảng trống nghiên cứu đã nêu ở trên. Cụ thể về sự phân hoá bởi các nguồn tài trợ vốn, nghiên cứu sử dụng đa dạng nguồn vốn giữa đầu tư mạo hiểm, vốn từ nhà đầu tư thiên thần và vốn từ các quỹ tư nhân khác.

Nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của DNKNST, tác giả đặt ra câu hỏi nghiên cứu sau:

1. Cơ sở lý thuyết về hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là gì?

2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc vốn nhân lực, vốn xã hội và đặc điểm doanh nghiệp tới hoạt động huy động vốn thế nào?

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của DNKNST trong bối cảnh đại dịch Covid-19 như thế nào?

4. Hoạt động huy động vốn của DNKNST đang diễn ra tại Việt Nam thế nào, điều gì rút ra được từ thực trạng đó?

5. Yếu tố nào đặc biệt tại thị trường vốn Việt Nam có thể đóng góp cho lý thuyết trên thế giới?

Nhìn chung, chương này đã trình bày bức tranh tổng quan về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Sáu khoảng trống nghiên cứu đã được chỉ rõ, và lập luận về khoảng trống đó. Đồng thời các câu hỏi nghiên cứu được phát triển dựa trên các khoảng trống nghiên cứu sẽ là tiền

đề xuyên suốt trong toàn bộ luận án, từ cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, kết quả và thảo luận nghiên cứu.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA

DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO 2.1. Khái quát về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

- Doanh nghiệp khởi nghiệp

Khởi nghiệp được hiểu là việc khám phá các cơ hội kinh doanh và biến các cơ hội đó thành hiện thực (J. Schumpeter, 1934; Kirzner, 1973; Stevenson & Jarillo,1990; Shane & Venkataraman, 2000). Khởi nghiệp được xem là một quá trình người doanh nhân hình thành ý định khởi nghiệp, tìm kiếm và đánh giá các cơ hội khởi nghiệp tới thực hiện hành động khởi nghiệp (Forbes, 2003). Doanh nghiệp khởi nghiệp là kết quả của quá trình khởi nghiệp của người doanh nhân, do đó doanh nghiệp này mang tinh thần riêng của nhà sáng lập và thực hiện mục đích và ý chí riêng của nhà sáng lập. Doanh nghiệp khởi nghiệp trước hết là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và do một hoặc một nhóm doanh nhân đứng ra đăng ký. Đặc điểm chung của các doanh nghiệp khởi nghiệp đó là mới tham gia vào thị trường với thời gian hoạt động thường là dưới 5 năm.

Theo Gartner (1985) khởi nghiệp là việc tạo ra doanh nghiệp mới, theo đó quy trình này bao gồm việc nghiên cứu tâm lý và hành vi của người doanh nhân. Doanh nghiệp khởi nghiệp là những doanh nghiệp được hình thành chính thức và đang trong giai đoạn đầu phát triển. Tại Việt Nam, Luật doanh nghiệp vừa và nhỏ (2018) quy định khởi nghiệp là quá trình hiện thực ý tưởng kinh doanh, bao gồm việc thành lập và vận hành trong vòng 05 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận lần đầu và chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán. Có thể thấy rằng khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp là khái niệm rộng, nó bao hàm một số hình thức bốn khởi nghiệp chính (Barringer, 2015).

Thứ nhất, hình thức doanh nghiệp khởi nghiệp để thay thế tiền lương. Đây là hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ, mang lại mức thu nhập cho chủ sở hữu ít nhất là tương đương với mức lương họ có thể nhận được nếu đi làm thuê. Ví dụ như các cửa hàng liện lợi, nhà hàng,… Những doanh nghiệp này cung cấp các sản phẩm dịch vụ thông thường, dễ sử dụng và không đặc biệt sáng tạo cho khách hàng (Barringer, 2015).

Thứ hai, hình thức doanh nghiệp khởi nghiệp mang lại thu nhập cho người chủ sở hữu kèm theo phục vụ việc thoả mãn phong cách sống mà người doanh nhân theo

đuổi. Những doanh nghiệp này có thể là các huấn luyện viên cá nhân, các chuyên gia độc lập hay những nghệ sỹ hoạt động độc lập. Các công ty này không đổi mới sáng tạo và cũng không phát triển nhanh chóng. Thông thường quy mô của những doanh nghiệp này là những doanh nghiệp nhỏ (Barringer, 2015).

Thứ ba, hình thức doanh nghiệp khởi nghiệp vừa và nhỏ được hình thành dựa trên các ý tưởng kinh doanh nhằm tận dụng các cơ hội thị trường để cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Những doanh nhân này vẫn theo đuổi việc kinh doanh và vẫn duy trì tốc độ phát triển doanh nghiệp tuy nhiên không dựa vào việc lấy đổi mới và sáng tạo làm trọng tâm. Chính vì thế, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp này khá hạn chế.

Thứ tư, hình thức khởi nghiệp sáng tạo, là việc doanh nhân khám phá các cơ hội thị trường và cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới. Thường có sự tham gia của yếu tố công nghệ và theo đuổi mục tiêu tăng trưởng nhanh doanh nghiệp của mình. Bản chất là tạo ra giá trị và phổ biến giá trị này cho khách hàng (Barringer, 2015). Khái niệm này sẽ được bàn kỹ hơn ở phần sau.

- Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Luận án tiếp cận khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo dựa trên định nghĩa của thế giới về “Start-up” do đó các định nghĩa được trích dẫn dưới dây đều xoay quanh nghiên cứu về “Start-up”. Cùng với sự phát triển của kinh tế, nhiều hình thức doanh nghiệp mới được ra đời trong đó có “Start-up” là hình thức doanh nghiệp mới thu hút được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Thuật ngữ “Start-up” được sử dụng lần đầu tiên theo nghĩa mới vào năm 1976 trên tạp chí Forbes, với hàm ý là các doanh nghiệp mới trong lĩnh vực xử lý dữ liệu điện tử. Sau đó “Start-up” được đề cập là một doanh nghiệp công nghệ cao, sáng tạo và tăng trưởng nhanh trong tạp chí Business Week (1977). Các định nghĩa về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được nhiều tác giả tìm hiểu và nghiên cứu, Bảng 2.1 tổng hợp một số khái niệm về DNKNST.

Bảng 2.1 Tổng hợp định nghĩa về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

STT Tác giả Định nghĩa

1. Steve Blank (2003) Start-up là một tổ chức tạm thời được thành lập để tìm kiếm mô hình kinh doanh có thể lặp lại và mở rộng được.

2. Cassar (2004) Start-up là doanh nghiệp trẻ, năng động, thích ứng nhanh và có áp dụng công nghệ.

Doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ cao là những doanh 3. Shapira (2008)nghiệp thu hút sự quan tâm các nhà đầu tư mạo hiểm thông qua

tiềm năng tăng trưởng cao của mình.

Start-up là một tổ chức được điều hành bởi con người và thành 4. Eric Ries (2010) lập để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới trong điều kiện không

chắc chắn.

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo “là tổ chức tạm thời tìm 5. Blank và Dorf

kiếm mô hình kinh doanh có khả năng tăng tốc phát triển, nhân (2012)

rộng và mang lại lợi nhuận”.

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp: (i) có tham vọng trở thành công ty lớn có ảnh hưởng nhất định tới thị trường hiện tại hoặc tạo ra một thị trường hoàn toàn mới; (ii) 6. luôn thử nghiệm liên tục các giả thuyết kinh doanh, xác minh

Blank (2013)

chúng và sửa đổi liên tục các phiên bản của mô hình kinh doanh thoả đáng với mục tiêu trên, (iii) cấu trúc tài sản thay đổi trong giai đoạn tăng trưởng từ việc nhận tiền đầu tư từ bên ngoài dẫn đến tỷ lệ sở hữu của nhà sáng lập sẽ giảm dần.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Có thể thấy rằng, khái niệm “Start-up” có nhiều điểm giống nhau giữa kết quả nghiên cứu của nhà khoa học và khái niệm “Start-up” được nhắc đến trên các kênh truyền thông đại chúng xuất phát từ những chuyên gia về khởi nghiệp sáng tạo có kinh nghiệm trong hệ sinh thái như Steve Blank, Paul Graham, Alexander Osterwalder và Eric Rise. Đồng thời các trường đại học hàng đầu như Standford, Harvard, MIT cũng mời các chuyên gia tham gia đồng sáng tạo các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp trong các trường đó.

Định nghĩa được trích dẫn rộng rãi không chỉ trong các ấn phẩm kinh doanh mà còn trong các tài liệu khoa học là định nghĩa của Steve Blank (2003), là một doanh nhân ở Thung lũng Sillicon và là một trong ba người giới thiệu thuật ngữ “Khởi nghiệp tinh gọn”. Theo đó doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là một tổ chức tạm thời được thành lập để tìm kiếm mô hình kinh doanh có thể lặp lại và mở rộng được (Blank, 2003, 2013). Có thể thấy rằng khái niệm của Blank (2013) không nhắc đến các cụm từ như “mới”, “sáng tạo” hay “công nghệ” mà nhấn mạnh vào việc luôn tìm kiếm mô hình kinh doanh bởi lý do từ sự không chắc chắn về vấn đề và giải pháp mà DN đang tìm kiếm. Tuy

nhiên để mở rộng mô hình kinh doanh, một điều ngầm hiểu cho rằng chỉ có thể đạt được thông qua công nghệ, nơi mà máy tính sẽ làm việc hộ con người. Vậy tổng kết lại quan điểm của Blank về khái niệm DNKNST đó là hình thức tổ chức có mô hình kinh doanh có tính lặp và có thể mở rộng nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.

Theo Cassar và cộng sự (2004), từ “Start-up” ban đầu được hiểu là hình thức doanh nghiệp ở giai đoạn sớm, dần dần khái niệm về hình thức doanh nghiệp này được thu hẹp theo hướng là những doanh nghiệp năng động, thích ứng nhanh và có áp dụng công nghệ. Theo Eric Ries (2010) doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là một tổ chức được điều hành bởi con người và thành lập để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới trong điều kiện rất không chắc chắn. Do đó Ries nhấn mạnh các công ty Start-up tập trung vào tính mới của sản phẩm và dịch vụ đồng thời nhấn mạnh vào tính rủi ro cao mà DN phải đối diện.

Điểm chung của các khái niệm trên đều tập trung vào mục tiêu chính của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là tìm kiếm mô hình kinh doanh mới để tăng trưởng nhanh và chủ yếu dựa trên công nghệ. Một số doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo điển hình trên thế giới như Facebook, Apple, Amazon, Netflix và Google, đây là nhóm doanh nghiệp đặt nền móng cũng như truyền cảm hứng cho giới doanh nhân và các nhà nghiên cứu trên thế giới. Có thể thấy, những doanh nghiệp này đều dựa trên công nghệ, có tốc độ tăng trưởng nhanh và cuối cùng đều được hậu thuẫn bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Tại Việt Nam, định nghĩa doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được quy định tại

Một phần của tài liệu 1.FTU-Nguyễn Thị Hạnh-QTKD-Luan an Tien si (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w