Điều kiện về vốn

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp (Trang 33 - 35)

Bất kỳ chủ thể kinh doanh nào cũng phải có vốn khi tiến hành các hoạt động kinh doanh, vì vốn là cơ sở vật chất tài chính quan trọng nhất và là công cụ để chủ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh. Kể từ ngày khai trương, toàn bộ vốn của chủ thể kinh doanh sẽ được chuyển thành toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp sẽ luôn gắn liền với quyền và trách nhiệm của chủ thể kinh doanh trong mơ hình kinh doanh, vì vậy vốn sẽ là điều kiện bắt buộc đối với bất kỳ nền kinh tế nào khi thành lập mơ hình kinh doanh. Vì vậy, khơng có kinh phí thì doanh nghiệp khơng thể tiến hành hoạt động kinh doanh, đồng thời tránh được tình trạng doanh nghiệp chỉ lập tên và con dấu dẫn đến gian lận trong hoạt động kinh doanh

DN hoạt động với mục đích chính là KD thu lợi nhuận, do đó, trước khi TLDN phải có vốn. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi TLDN hoặc là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi TLDN. Tài sản góp vốn có thể là đồng tiền Việt Nam, ngoại tệ, các loại tài sản khác theo quy định của pháp luật dân sự. Pháp luật không quy định cụ thể số vốn điều lệ tối đa khi TLDN mà căn cứ vào năng lực tài chính và nhu cầu KD của DN.

Thực tế, pháp luật Việt Nam khơng có quy định yêu cầu các DN 100% vốn Việt Nam phải chứng minh vốn điều lệ khi làm thủ tục đăng ký KD, Sở Kế hoạch và Đầu tư hay Cơ quan thuế cũng khơng kiểm tra tiến độ góp vốn của chủ DN. Tuy nhiên DN vẫn phải góp đủ số vốn đã đăng ký trong thời hạn quy định và nếu phát sinh vấn đề hoặc xảy ra rủi ro thì bạn vẫn phải chịu trách nhiệm trên số vốn điều lệ đã đăng ký.

Vốn pháp định:

Đối với một số ngành nghề đặc biệt mà pháp luật quy định, doanh nghiệp cần phải có vốn pháp định trước khi đăng ký. Do đó, vốn điều lệ là vốn tối thiểu phải có để TLDN. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền quy định và được coi là có thể thực hiện được tại thời điểm TLDN để thực hiện dự án. Vốn sẽ được quy định khác nhau tùy theo lĩnh vực kinh doanh và ngành nghề.

Ví dụ: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở

nước ngoài ký quỹ 2 tỷ đồng tại một ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; Doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký quỹ thêm 500.000.000 đồng đối với mỗi chi nhánh được giao nhiệm vụ (điều 23 Nghị định 112/2021/NĐ-CP); Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế có bảo lãnh theo quy định của pháp luật

với mức tối thiểu là 05 tỷ đồng Việt Nam hoặc mua bảo hiểm để bảo đảm nghĩa vụ của chủ tàu đối với thuyền viên theo quy định (Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ- CP);…

Có thể thấy, hai khái niệm vốn điều lệ và vốn pháp định là hoàn tồn khác nhau. Vốn điều lệ là vốn khi TLDN thì các thành viên, cổ đơng cam kết góp trong thời gian nhất định để KD, nhưng nếu công ty dự định thành lập có những ngành, nghề KD có điều kiện về vốn pháp định, thì đầu tiên vốn góp vào cơng ty của các thành viên, cổ đông sáng lập tôi thiểu phải bằng vốn quy định của pháp luật về KD ngành, nghề có điều kiện đó.

Mục đích của việc quy định vốn pháp định đối với một số ngành nghề KD có điều kiện là giúp đảm bảo cho DN sau khi đăng ký DN thành cơng có thể hoạt động được, đồng thời là cơ sở đảm bảo các khoản vay vốn ngân hàng và các khoản thanh toán với các chủ nợ khác, nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ thể khi tham gia các giao dịch.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w