7. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Yếu tố khách quan
Thứ nhất, môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội
Hoạt động của ngân hàng c ng như mọi hoạt động kinh tế - xã hội khác đều phải chịu những ui định của Nhà nước và pháp luật. Trong từng thời kỳ nhất định chính sách tín dụng trong đó bao gồm cả chính sách cho vay hộ nghèo của NHCSXH c ng phải thực hiện đúng theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo. Đây là những thông tin mang tính chất định hướng cho các hoạt động của ngân hàng. Khi Đảng và Nhà nước có chủ trương phát triển một thành phần kinh tế nào đó VD: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất, làng nghề,.. thì đi kèm luôn là đường lối, chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho thành phần đó phát triển. Trong đó thường bao gồm có qui định về chế độ cho vay ưu đãi mà NHCSXH phải thực hiện. Ngược lại, nếu Nhà nước chưa có hướng dẫn cụ thể nào sẽ gây những khó khăn nhất định trong hoạt động cho vay của NHCSXH như: chính sách lãi suất, xử lý rủi ro…
Mặt khác ở mỗi địa phương lại có đặc điểm, điều kiện kinh tế khác nhau nên NHCSXH cần phải uan tâm đến phương hướng, chính sách phát triển kinh tế của mỗi địa phương để có những biện pháp thích hợp. Để có thể thực hiện cho vay thuận lợi với cá nhân, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn rất cần chính quyền địa phương nơi địa bàn hoạt động của ngân hàng c ng có những chính sách mở rộng, phát triển hợp lý với đối tượng này.
Thứhai, trách nhiệm và khả năng của các hộ nghèo.
Không thể mở rộng cho vay mà không uan tâm đến khách hàng có trả nợ được hay không? Đây là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá món vay an toàn và hiệu quả. Thực hiện việc xác định khả năng trả nợ của khách hàng, cán bộ tín dụng của ngân hàng phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tài chính của khách hàng để lập bảng cân đối các nguồn thu, chi tài chính trong một thời gian nhất định, trên cơ sở đó căn cứ vào số chênh lệch thu – chi để xác định nguồn trả nợ của khách hàng. Nhằm giảm thiểu những rủi ro, tổn thất có thể xảy ra đối với Ngân hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Khi những rủi ro, tổn thất bi hạn
30
chế tối đa thì nguồn vốn huy động được của Ngân hàng sẽ có thể đáp ứng được một khối lượng lớn khách hàng có nhu cầu vay vốn khác, từ đó làm gia tăng khối lượng tín dụng. Ngược lại, khi những rủi ro, tổn thất xẩy ra là quá lớn do khách hàng không có khả năng trả nợ thì hoạt động của Ngân hàng sẽ gặp khó khăn, một khối lượng lớn khách hàng có nhu cầu cần vay vốn sẽ không được Ngân hàng đáp ứng, từ đó làm giảm khối lượng cho vay của Ngân hàng.
Thứba,hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội
Các tổ chức chính trị - xã hội làm dịch vụ uỷ thác từng phần cho NHCSXH có nhiệm vu chính là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân, thông qua tổ chức thành lập và chỉ đạo hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn tại cơ sở có đủ điều kiện trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác tín dụng đến khách hàng. Thực hiện Nghị định /2002/NĐ – CP của Chính phủ, đến nay NHCSXH đã ký văn bản thoả thuận, uỷ thác cho vay chương trình tín dụng hộ nghèo thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội: Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Qua đó đã tận dụng được bộ máy của các tổ chức này hàng vạn người, tiết kiệm đáng kể chi phí quản lý; đồng thời tạo điều kiện lồng ghép có hiệu quả chương trình tín dụng với các chương trình văn hoá – xã hội.Chính vì vậy hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả cho vay hộ nghèo c ng như mở rộng hoạt động tín dụng của NHCSXH.
Thứ tư, các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn
Trên cùng một địa bàn thường có rất nhiều tổ chức tín dụng cùng hoạt động như: các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần, Quỹ tiết kiệm. Khách hàng là người được quyền lựa chọn làm việc với tổ chức nào phù hợp nhất, đem lại lợi ích kinh tế cao nhất đối với họ. Vì vậy, các hoạt động tín dụng và sự cạnh tranh của các đối thủ trên cùng địa bàn là vấn đề có ảnh hưởng lớn khi ngân hàng có quyết định mở rộng hoạt động cho vay. Ngân hàng cần có chính sách tín dụng phù hợp với các mức lãi suất, thời hạn cho vay để có thể cạnh tranh, thu hút khách hàng nhằm gia tăng khối lượng cho vay.
31