CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ CỦA CƠN HEN CẤP

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề cơn HEN cấp báo cáo CHUYÊN đề học PHẦN cập NHẬT KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH bổ TRỢ kỳ THI tốt NGHIỆP dược sĩ đại học 2021 (Trang 31 - 34)

CƠN HEN CẤP

Nội dung bài báo cáo bao gồm các yếu tố liên quan đến chi phí điều trị trực tiếp (chi phí thuốc, khám bệnh, ngày giường, xét nghiệm, phẫu thuật/thủ thuật, vật tư tiêu hao) của bệnh nhân có đợt cấp hen phế quản.

Đầu tiên, có sự khác biệt về chi phí giữa các quốc gia, vùng miền, tỉnh thành và các bệnh viện với nhau; điều này có thể do trình độ của đội ngũ y tế, điều kiện cơ sở vật chất, khác biệt về hướng dẫn điều trị, khả năng tiếp cận với thuốc cũng như phương pháp điều trị hiện đại. Tiếp theo, việc mắc phải những bệnh nền kèm theo như béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp hay những rối loạn chức năng hô hấp cũng là một yếu tố làm tăng chi phí điều trị ở bệnh nhân hen cấp. Độ nặng của đợt cấp và thời gian nằm viện là hai yếu tố quan trọng và khá rõ ràng. Cơn hen cấp càng nặng thì chi phí càng cao do điều trị phức tạp, nhập viện và chi phí cho tác dụng phụ của corticosteroid toàn thân; điều trị tại ICU hay khoa cấp cứu sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với tại cơ sở chăm sóc ban đầu hay tại nhà. Độ tuổi cũng cho thấy sự khác nhau rõ rệt. Người càng lớn tuổi thì sức khỏe càng kém, càng nhiều bệnh nền, tỉ lệ nhập viện tăng và giá thuốc cao hơn nên chi phí điều trị tăng cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu lại chỉ ra không có sự khác biệt đáng kể về chi phí điều trị cơn hen cấp giữa bệnh nhân nam và nữ, nghĩa là giới tính không phải là một yếu tố ảnh hưởng. Việc chọn lựa thuốc và liệu pháp điều trị cũng tác động không nhỏ. Điều trị sinh học (anti-IgE, anti-IL5/5R hoặc anti-IL4R), liệu pháp hellium-oxy hay việc dùng kèm ICS với OCS trong xử trí đợt kịch phát hen tại khoa cấp cứu là những liệu pháp không thường quy nhưng lại tốn kém và hiệu quả chưa rõ ràng. Vấn đề chi phí-hiệu quả của các chương trình chiến lược xử trí hen nên được đánh giá để có quyết định tuân theo hay điều chỉnh. Mỗi sáng kiến áp dụng cần xem xét đến tình hình thực tế của hệ thống y tế và nguồn lực có sẵn.

26

KẾT LUẬN

Qua bài báo cáo, có thể rút ra được một số kết luận sau:

1. Cơn hen cấp có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân nên cần được xử trí kịp thời, chính xác, tuân thủ các hướng dẫn điều trị bao gồm tự xử trí tại nhà, xử trí tại cơ sở chăm sóc ban đầu và tại khoa cấp cứu.

2. Bệnh nhân hoặc người chăm sóc nên có kiến thức và kỹ năng tự xử trí cơn hen cấp tại nhà để giảm nguy cơ nhập viện cũng như giảm gánh nặng chi phí điều trị.

3. Người bị hen nên tuân thủ liệu pháp điều trị duy trì (vd. ICS-formoterol kiểm soát hen) để phòng ngừa nguy cơ đợt cấp.

4. SABA dạng hít (salbutamol) và corticosteroid toàn thân (prednisolone…) là 2 thuốc thiết yếu trong điều trị cơn hen cấp. Các liệu pháp khác như ipratropium dạng hít, ICS liều cao, oxy… có thể được sử dụng khi cần thiết.

5. Trẻ em 5 trở xuống có những đặc điểm sinh lý đặc biệt, do đó cần có cách thức tiếp cận và phương pháp điều trị khác biệt so với các lứa tuổi còn lại.

Các cơ sở y tế cần áp dụng các khuyến cáo và hướng dẫn điều trị một cách linh hoạt sao cho phù hợp với nguồn lực sẵn có và tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân. Khi chọn lựa thuốc hay các liệu pháp điều trị cũng nên cân nhắc vấn đề chi phí-hiệu quả.

27

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Global initiative for asthma (2021), Global strategy for asthma management and prevention.

2. Bộ y tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi.

3. Bộ y tế (2016), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen trẻ em dưới 5 tuổi.

4. Hội hô hấp TPHCM (2018), Đồng thuận chẩn đoán và điều trị hen ở trẻ nhũ nhi.

5. Muhammad Shahid I, Fahad I. Al-Saikhan, et al. (2020), “The Burden of Illness of Acute Exacerbation of Asthma”, Asian Journal of Pharmaceutics, 14(2).

6. Stephen L, Jesus M, Tadeusz P (2006), “An international observational prospective study to determine the Cost of Asthma eXacerbations (COAX)”, Respiratory Medicine,

100, 434-450.

7. PGS.TS. Mai Phương Mai, PGS.TS. Trần Mạnh Hùng (2018), Dược lý học tập 1, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh.

8. PGS.TS. Mai Phương Mai, PGS.TS. Trần Mạnh Hùng (2018), Dược lý học tập 2,

Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

9.Nguyễn Ngọc Khôi, Đặng Nguyễn Đoan Trang (2021), Dược lâm sàng và điều trị,

Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, “Ventolin Rotacaps 200mcg”, drugbank.vn,

https://drugbank.vn/thuoc/Ventolin-Rotacaps-200mcg&VN-17042-13.

11. Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, “Combiwave FB 100”, drugbank.vn,

https://drugbank.vn/thuoc/Combiwave-FB-100&VN-20170-16.

12. Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, “Ipratropium Bromide”, drugbank.vn,

https://drugbank.vn/thuoc/Ipratropium-Bromide&VN-18809-15.

13. Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, “Ingair 10mg”, drugbank.vn,

https://drugbank.vn/thuoc/Ingair-10mg&VD-20263-13.

14. Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, “Aminophylline Injection “Oriental””, drugbank.vn,

https://drugbank.vn/thuoc/Aminophylline-Injection-%22Oriental%22&VN-16811-13.

15. Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, “Adrenaline aguettant 0.1mg/ml”, drugbank.vn,

https://drugbank.vn/thuoc/Adrenaline-aguettant-0-1mg-ml&VN-22425-19.

16. U.S national library of medicine, “QVAR REDIHALER-beclomethasone dipropionate hfa aerosol, metered”, dailymed.nlm.nih.gov,

https://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed/drugInfo.cfm?setid=cada897a-264e-450d-ae00-

28

17. U.S national library of medicine, “MAGNESIUM SULFATE IN 5% DEXTROSE- magnesium sulfate heptahydrate injection, solution”, dailymed.nlm.nih.gov,

https://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed/drugInfo.cfm?setid=cea3f48b-375a-415a-a341-

435c09719f7c.

18. CDM Lavoisier, “LAVOISIER (Sulfate of) MAGNESIUM 15%, IV injectable solution”, lavoisier.com,

http://www.lavoisier.com/fic_bdd/pdf_en_fichier/12133479420_Magnesium_Sulfate_1 5_En.pdf

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề cơn HEN cấp báo cáo CHUYÊN đề học PHẦN cập NHẬT KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH bổ TRỢ kỳ THI tốt NGHIỆP dược sĩ đại học 2021 (Trang 31 - 34)