NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU ĐÀ NẴNG.

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay cá nhân tiêu dùng trong tình hình biến ộng kinh tế hiện nay docx (Trang 47 - 51)

VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU ĐÀ NẴNG.

1. Những thuận lợi.

Năm 1998 Ngân hàng ACB được tạp chí Tài chính Global Finance (Hoa Kỳ) bình chọn là ngân hàng hoạt động tốt nhất tại Việt Nam. Trước đó năm 1997 tạp chí Euro Money (Anh quốc) cũng bình chọn ngân hàng ACB là ngân hàng nội địa tốt nhất và gần đây trong năm 1999- 2000 ngân hàng tiếp tục được bình chọn là ngân hàng xuất sắc ở Việt Nam. Vì vậy, ngân hàng Á Châu Đà Nẵng đã có một thuận lợi là “được thừa hưởng một thương hiệu tốt và có được sự tín nhiệm cao của khách hàng”. Nhờ đó mà Chi nhánh dễ dàng thu hút khách hàng về phía mình và mở rộng cho vay tiêu dùng.

Ngân hàng có một đội ngũ nhân viên trẻ có trình độ chuyên môn cao và rất năng động, có thể đảm nhận tốt các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó các cán bộ nhân viên ngân hàng luôn được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ ngân hàng đáp ứng kịp

thời sự phát triển của công nghệ ngân hàng trên thế giới. Đồng thời ngân hàng cũng thường xuyên mời các chuyên gia của The Fist East Bank qua giảng dạy và học hỏi trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ, nhân viên ngân hàng.

Đối tượng khách hàng của ngân hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, đây là cơ sở để ngân hàng tạo ra món vay có chất lượng. Đồng thời hoạt động cho vay của ngân hàng trong thời gian qua đã không ngừng nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng, thể hiện qua dư nợ bình quân tăng trong khi nợ quá hạn giảm mạnh.

Được đánh giá là một trong những ngân hàng áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động; tất cả các quá trình từ phát vay, quản lý và thu nợ đều xử lý bằng máy tính với phần mềm luôn được đổi mới cho phù hợp. Từ đó tăng khả năng quản lý của ngân hàng, rút ngắn được thời gian thu nợ gốc và lãi, nên giảm thời gian chờ đợi của khách hàng xuống mức thấp nhất.

Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng trong thời gian qua đã không ngừng nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Về số lượng thể hiện ở dư nợ bình quân của hoạt động cho vay tiêu dùng năm 2002 đã tăng 37,77%, trong khi về chất lượng thì nợ quá hạn bình quân giảm đến 63,44% so với năm 2001. Đây có thể nói là một lợi thế của ngân hàng, thể hiện hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng rất có uy tín và đã tạo được niềm tin của khách hàng.

2. Những khó khăn, tồn tại.

Việc cắt giảm lãi suất của NHNN và vấn đề cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng trên địa bàn Thành phố đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các

ngân hàng quốc doanh trên địa bàn trong khi có ưu thế của mình là chủ động áp dụng lãi suất đối với từng chủ thể đi vay khác nhau, đã không ngừng điều chỉnh theo hướng giảm dần; thì ngân hàng Á Châu Đà Nẵng không có được điều đó. Mọi việc điều chỉnh lãi suất cho vay ở Chi nhánh ACB Đà Nẵng đều do ngân hàng TMCP Á Châu Hội sở quyết định.

Ngân hàng Á Châu Đà Nẵng là chi nhánh của ngân hàng Á Châu Hội sở, được thành lập sau so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Riêng đối với cho vay tiêu dùng là kết quả đi sau liền trong các quan hệ tài chính - tín dụng khác. Nghĩa là một khi mối quan hệ có tính chất lâu dài và bền chặt thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thị cho vay tiêu dùng. Điều này lý giải tại sao các ngân hàng khác tiến hành hoạt động cho vay tiêu dùng sau ngân hàng Á Châu lại có thị phần tín dụng lớn.

Mạng lưới chi nhánh của ngân hàng còn hạn chế không phân bố trên các quận, huyện. Hiện nay, ngân hàng Á Châu Đà Nẵng chỉ có trụ sở chính đặt tại 16 Thái Phiên, trong khi các ngân hàng khác trên địa bàn mởï nhiều Chi nhánh quận, huyện. Đây là tồn tại làm giảm khả năng hoạt động của ngân hàng, vì với xu thế hướng đến sự thuận tiện người dân không thể đi xa để gửi tiết kiệm hay sử dụng các dịch vụ khác, mà họ sẽ đến với những ngân hàng nào theo họ là thuận lợi nhất (gần nhất) để giao dịch mặc dù mức phí có thể “nhỉnh” hơn.

Tâm lý vay ngân hàng là mắc nợ, là không tốt đang còn tồn tại rất nặng nề trong suy nghĩ người dân. Mặt khác, một bộ phận người lao động có thu nhập hàng tháng ở mức trung bình với điều kiện sống còn thiếu thốn, nhưng họ chấp nhận và bằng lòng với cuộc sống ấy, cộng thêm với tâm lý tiêu dùng còn tồn tại từ lâu trong dân ta: chưa đến

thời điểm chưa chi- tích luỹ chưa đủ lượng thì cũng ít tiêu dùng. Hạn chế này đã tạo nên rất nhiều khó khăn cho ngân hàng khi muốn mở rộng nghiệp vụ này.

Đối với hình thức vay vốn bằng sự bảo lãnh của cơ quan, doanh nghiệp nơi người lao động làm việc, thì sự hợp tác nhiệt tình của thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp đó với ngân hàng là điều rất quan trọng. Người lãnh đạo vì lý do khách quan hay chủ quan của mình mà thường không “mặn mà” lắm trong quan hệ với ngân hàng nên dể dẫn đến xảy ra rủi ro. Nhất là trong trường hợp ban lãnh đạo không quản lý tốt lao động của mình nên dể xảy ra tình trạng ký nhận nhiều lần để họ có dư nợ tồn tại ở nhiều ngân hàng cùng một lúc. Hơn nữa khi có sự thay đổi về thu nhập, chỗ làm của người lao động đã được xác nhận để vay vốn thì Ban lãnh đạo đã không thông báo kịp thời cho ngân hàng biết để xử lý. Có nhiều trường hợp lãnh đạo ký xác nhận trên hợp đồng vay nhưng lại hoàn toàn không có trách nhiệm gì về sự xác nhận của mình cả, đây là rào cản đối với ngân hàng trong quá trình thực hiện cho vay tiêu dùng.

3. Những rủi ro tiềm ẩn.

Từ quá trình phân tích thực trạng ở phần II, ta có thể kết luận rằng cho đến thời điểm này chưa có hợp đồng tín dụng nào xảy ra tình trạng Nợ khó đòi. Mặc dù trong năm qua ngân hàng vẫn còn nợ quá hạn, nhưng các khoản nợ này không đáng kể và đã được sự đồng ý của ngân hàng khi gia hạn nợ cho số khách hàng vay đang gặp khó khăn, nên đến thời điểm hiện tại chưa có rủi ro xảy ra là điều dể hiểu. Nhưng điều này không có nghĩa là xác suất xảy ra rủi ro hoàn toàn bằng không đối với nghiệp vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng Á Châu Đà Nẵng. Thời hạn vay càng dài thì xác suất rủi ro xảy ra càng cao, có những rủi ro khách quan hoàn toàn bất ngờ có thể xảy ra gây

thiệt hại cho ngân hàng. Chính vì thế có thể dự đoán những rủi ro tiềm ẩn trong món vay tiêu dùng có khả năng xảy ra:

+ Rủi ro về khả năng trả nợ của khách hàng vay. Có thể vì lý do khách quan như giảm thu nhập, thất nghiệp do doanh nghiệp người đó làm việc gặp khó khăn trong kinh doanh nên đã không trả được lương cho người lao động hay doanh nghiệp đó đang trong tình trạng giảm biên chế.

+ Có thể có những rủi ro không dự đoán trước được như ốm đau, tai nạn...làm cho khách hàng lâm vào tình trạng khó khăn về tình hình tài chính như sự sụt giảm hay mất hẳn thu nhập.

+ Những rủi ro xuất phát từ phía chủ quan của người vay, trường hợp khách hàng cố tình không trả nợ, hay họ thay đổi chỗ làm việc...Đây là một trong những rủi ro tiềm ẩn gây thiệt hại nhiều nhất cho ngân hàng. Tuy nhiên, hiệu quả của món vay không thể hiện ở chổ có thu hồi được hay không mà là cách thức thu hồi như thế nào để ít phải tốn kém chi phí nhất, vì vậy tuỳ tính chất của những rủi ro mà ngân hàng có những cách thức thu hồi hợp lý.

+ Những rủi ro do việc biến động của các bất động sản mà khách hàng thế chấp. Tại thời điểm mà khách hàng thế chấp thì tài sản thế chấp có giá cao, nhưng đến khi ngân hàng phát mãi tài sản để thu hồi nợ trong trường hợp khách hàng không còn khả năng trả nợ thì lại giảm giá, điều này sẽ dẫn đến việc ngân hàng không thu hồi đủ số nợ mà khách hàng đã vay.

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay cá nhân tiêu dùng trong tình hình biến ộng kinh tế hiện nay docx (Trang 47 - 51)