Khái quát khảo sát tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của các

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thương mại (Trang 79 - 81)

Thực tế chúng ta đã chứng kiến một số thị trƣờng lớn nhƣ Châu Âu, Nhật, Mỹ…từ chối hàng nông lâm, hải sản của VN. Ví dụ tình huống tính riêng đầu năm 2019, Bộ Công Thƣơng đã đƣa thông tin về các sản phẩm lô hàng hóa của VN, cụ thể là hàng nông sản VN xuất khẩu sang thị trƣờng Châu Âu (EU) đã bị từ chối, bị giám sát vì không đảm bảo các tiêu chuẩn quy định về chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguyên nhân chính trong quá trình SX, thu hoạch, khai thác không đáp ứng đƣợc các quy định đề ra khi xuất khẩu. Cụ thể, Cộng Hòa Pháp cũng đƣa ra những cảnh báo mang tính nghiêm trọng những sản phẩm cá ngừ đại dƣơng đƣợc nhập từ VN liên quan đến vấn đề khai thác và bảo quản. Qua đây ta thấy rằng số lƣợng các đơn hàng bịtăng cƣờng giám sát và trả lại là không giảm, điều này gây thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu, nhiều hộ gia đình ảnh hƣởng lớn đến thƣơng hiệu sản phẩm quốc gia. Suốt từ năm 2017 VN đã bị thẻ vàng từ Châu Âu về sản phản nông lâm hải sản. Những năm đầu thế kỷ 21 VN đứng trƣớc bối cảnh bị từ chối xuất khẩu sang EU đến gần 40% cũng chỉ liên quan đến vấn đề tuân thủ các quy định gắn với nội dung CSR về MT và an toàn cho khách hàng khi sử dụng. Riêng năm 2018 chúng ta đã bị từ chối một số lƣợng lớn hàng nông sản dạng hạt nhân đƣợc sx từ VN do chứa chất Aflatoxin vƣợt quá giới hạn cho phép. Qua số liệu thông kê rất đáng báo động về tình hình thực hiện, tuân thủ các quy định về an toàn hàng hóa (HH) trong KD TM của VN. Điều đó chính là trách nhiệm XH của DN không đƣợc thực hiện một cách bài bản, hậu quả này có thể là nguyên nhân của việc chƣa hiểu rõ ND CSR đƣợc ghi nhận trong HĐ TM. Điều này cũng do nhiều nguyên nhân có thể là không biết, không cập nhật hoặc cố tình từ phía DN. Qua đó ta thấy rằng, việc nâng cao trách nhiệm XH đối với DNVN trong KD là thực sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Đứng trƣớc bối cảnh xuất khẩu hàng hóa (XK HH) đặc biệt là hàng nông lâm hải sản đang chịu nhiều áp lực bởi rào cản kỹ thuật liên quan đến CSR. Vậy, DN cần phải thực hiện tốt CSR. Tránh tình trạng sai một ly, mất cả một thị

trƣờng đã mất rất nhiều công sức xây dựng trong một khoảng thời gian dài, nhƣng nhiều trƣờng hợp tinh thần giữ chữ Tín trong kinh doanh của DNVN chƣa cao, “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” để xây dựng thƣơng hiệu là rất khó mất nhiều công sức thời gian và tiền bạc, nhƣng việc để đánh mất nó là rất nhanh. Thế nhƣng nhiều DN VN chƣa hiểu rõ điều này, xây dựng đƣợc uy tín qua một số hợp đồng, một khoảng thời gian ngắn thì nhƣng sau đó là có thể vi phạm ngay, hoặc là không cập nhật thƣờng xuyên những thay đổi của thị trƣờng xuất khẩu. Vì vậy đã làm thiệt hại khá nhiều thời gian công sức mà giai đoạn trƣớc đã dày công thực hiện. Chúng ta cần thực hiện CSR tôn trọng và gìn giữ chữ tín trên thịtrƣờng.

Trƣớc bối cảnh tình hình vi phạm trách nhiệm XH của DN không hề giảm xuống, thƣờng xuyên các vấn đề liên quan vi phạm luật LĐ, luật MT, luật bảo về quyền lợi NTD, an toàn thực phẩm...các vụ trả lại hàng hóa XK trong mấy năm qua. Mặt khác lại đứng trƣớc bối cảnh các rào cản CSR từ phía hiệp định TM và quốc gia nhập khẩu. Nên chƣơng này thực hiện việc khảo sát khát quát về CSR với bốn trụ cột và tính điểm trung bình đạt đƣợc. Chỉ xét riêng vấn đề trách nhiệm với KH về vấn đề giải quyết đơn từ khiếu nại, cũng đủ thấy rằng việc thực hiện CSR của các DN còn rất hạn chế. Đơn cử nhƣ năm 2016 tại Bộ Công Thƣơng nhận đến gấn 1200 vụ việc. Qua các năm con số đó không hề giảm, từ những con số đó làm cho lòng tin của KH bị ảnh hƣởng sẽ tác động không nhỏđến HĐ KD TM trong nƣớc. Lòng tin của KH với sản phẩm nội địa ảnh hƣởng đến việc tiêu thụ sản phẩm ngay tại sản nhà. Điều này sẽ đẩy sự lựa chọn của NTD thực hiện mua hàng ngoại, ảnh hƣởng đến sức cạnh tranh ngay trên sân nhà. Trên đây là những trƣờng hợp, những tình huống thể hiện trách nhiệm XH chƣa đƣợc đề cao.

Bên cạnh đó cũng có một số tình huống có chiều hƣớng tích cực, trong thời gian ngắn gần đây, với sự giám sát và cảnh báo chặt chẽ từ phía EU và VN, nhiều DN đã từng bƣớc khắc phục những khó khăn trong việc triển khai CSR. Khi một số DN vào cuộc cải thiện thực hiện CSR một cách triệt để, đạt đƣơc tiêu chuẩn quy định về CSR trong các Hiệp định TM đề ra thì kết quả KD TM của DN có nhiều thuận lợi. Cụ thể là năm 2020, “VN dần dần từng bƣớc thực hiện tốt các quy đinh trong Hiệp định TM EVFTA về vấn đề chứng nhận nguồn gốc xuất xứ ƣu đãi C/O (Certificate of Origin) và một số QĐ liên quan CSR

khác đã góp phần đạt mức kim ngạch XK 51.3 tỷ USD, trong đó XK đạt 35,96 tỷ tăng 12.6%. Chỉ trong năm đầu tiên cấp chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ đảm bảo tiêu chuẩn, các hộ gia đình và DN nhận thức đƣợc vấn đề sống còn này, từ đó thay đổi hành vi và phƣơng thức SXKD sẽ tạo thuận lợi cho các sản phẩm hàng hóa của VN xuất sang thị trƣờng EU cạnh tranh với SPHH của Thái Lan, Trung Quốc, … Vậy thực hiện tốt CSR cũng là cơ hội để VN xuất khẩu sang 27 nƣớc thành viên EU”, một thị trƣờng đầy tiềm năng nhƣng cũng có sự đòi hỏi tuân thủ CSR rất nghiêm ngặt, đầy thách thức. Cơ hội hay thách thức đó là góc nhìn của mỗi DN, mỗi quốc gia. Chúng ta hãy biến điều trở thành cơ hội khi thực hiện tốt CSR để tăng hiệu quả hoạt động KDTM của mình.

Qua đây có thể khảng định, việc thực hiện nghiêm chỉnh các QĐ liên quan đến CSR là rất quan trọng trong việc xuất khẩu HH, đẩy mạnh hoạt động KD TM. Để có những đánh giá phần nào về việc thực hiện CSR của DNVN hiện nay, tác giả luận án đã thực hiện việc kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, tính độ tin cậy và giá trịtrung bình các thang đo, phƣơng pháp định tính, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê đánh giá và khảo sát, thiết kế bảng hỏi, mô tả sơ bộ về mẫu khảo sát để thực hiện việc đánh giá đƣa ra kết quả nghiên cứu. Kết quả điều tra phân tích đƣợc thực hiện nhƣ sau.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thương mại (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)