CƯỜNG THU HÚT KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VỚI CÔNG TY 3.1. Cơ sở của việc đưa ra giải pháp Marketing nhằm thu hút
khách du lịch quốc tế đến với công ty cổ phần du lịch An Giang
Để có được các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing của Công Ty Cổ Phần du lịch An Giang, chúng ta không chỉ nắm bắt được tình hình kinh doanh của Công ty hiện tại mà phải biết được phương hướng phát triển của ngành du lịch của nước ta trong những năm tới, trên cơ sở đó đề ra phương hướng phát triển của công ty trong những năm tới và đưa ra được các chính sách Marketing hiệu quả.
3.1.1 Dự báo xu hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam
Nhận thức được tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà Nước đã xác định: “...phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực…”
Về mục tiêu, phấn đấu năm 2010: Khách du lịch quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 5,5 đến 6 triệu lượt người, khách du lịch nội địa từ 25 đến 26 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt 4 đến 4,5 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho khoảng 2 triệu người, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2001 - 2010 đạt 11 - 11,5%/ năm.
Phấn đấu năm 2015, Việt Nam trở thành một trung tâm du lịch quan trọng của khu vực Đông Nam Á với nhiều sản phẩm độc đáo, hấp dẫn, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường.
Muốn đạt được các mục tiêu này, trong giai đoạn phát triển mới, ngành Du lịch cần tiếp tục nhận được sự quan tâm của Chính phủ, cụ thể là được Chính phủ đồng ý triển khai tiếp đồng thời cả 3 Chương trình: Hành động quốc gia về Du lịch, Xúc tiến du lịch quốc gia và Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 2011- 2015.
Theo Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL), qua 5 năm thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2006- 2010 thì ngành đã tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành về du lịch; Từng bước tạo lập và khẳng định hình ảnh điểm đến Việt Nam hấp dẫn, an toàn và thân thiện qua việc tổ chức ngày càng chuyên nghiệp các cuộc quảng bá xúc tiến tại nước ngoài.
Từng bước gỡ bỏ những vướng mắc liên ngành, dần hình thành môi trường thuận lợi để du lịch phát triển. Sản phẩm du lịch được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu cao của du khách.
Việc này được thể hiện rõ nét qua các cuộc khảo sát, tổ chức hội thảo đánh giá tài nguyên, xây dựng sản phẩm, nắm bắt thị hiếu du khách, định hướng phát triển... Các dự án đầu tư vào du lịch cũng ngày càng nhiều, sự liên kết trong phát triển ở các vùng, các địa phương được đẩy mạnh...
Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia năm 2009- 2010 với nguồn ngân sách 65 tỷ đồng cũng đã góp phần tích cực vào sự phát triển của Du lịch. Hình ảnh du lịch Việt Nam được khắc họa rõ nét trên thị trường quốc tế, được dư luận thế giới bình chọn là điểm đến hấp dẫn.
Thời gian này cũng là lần đầu tiên hình ảnh Việt Nam được quảng bá rộng rãi trên các kênh truyền hình nổi tiếng thế giới như CNN, BBC, hệ thống taxi
tháng đầu năm 2010 với mức tăng rất cao (39%). Chương trình này có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp du lịch và các ngành liên quan như Hàng không Việt Nam, các sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, báo chí trong nước... Trong khi đó, Chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn 2006- 2010 cũng nhận được sự quan tâm của Chính phủ với khoảng 20- 25% tổng số vốn cần đầu tư (hằng năm nhu cầu vốn đầu tư của các tỉnh, thành khoảng 2.500- 3.000 tỷ đồng).
Nguồn vốn hỗ trợ này cùng vốn đầu tư của các địa phương và nguồn vốn khác đã từng bước hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cho các khu du lịch, đặc biệt là các khu du lịch quốc gia, khu du lịch chuyên đề, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
Việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn này cũng góp phần thực hiện thành công mục tiêu cơ bản của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, với mức tăng trưởng 20, 5% giai đoạn 2006- 2009.
Nguồn vốn nói trên cũng làm tăng giá trị đất du lịch, thu hút nhiều nguồn đầu tư khác trực tiếp vào cơ sở hạ tầng du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch, thu hút khách du lịch và thu nhập du lịch các địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng các địa phương và xóa đói giảm nghèo... Nguồn vốn dành cho 3 chương trình này được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, không để xảy ra thất thoát, lãng phí.
Muốn thực hiện được mục tiêu đưa Việt Nam trở thành điểm đến có đẳng cấp trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương vào năm 2020 và để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có sức cạnh tranh cao, Bộ VHTTDL sẽ đề xuất với Chính phủ tiếp tục triển khai đồng thời cả 3 chương trình nói trên trong giai đoạn 2011- 2015.
Vì có sự khác biệt về nội dung thực hiện, nguồn vốn triển khai, đối tượng thụ hưởng, chủ thể thực hiện... nên cần phải thực hiện song song 3 chương trình chứ
phê duyệt, giao cho Bộ trực tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo, triển khai và đề nghị tăng ngân sách cho 3 chương trình này.
Năm 2015 dự kiến Du lịch Việt Nam thu hút 7-8 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 37-38 triệu lượt khách nội địa, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đạt 8, 2%/ năm, nội địa tăng 7, 2%/ năm. Thu nhập du lịch năm 2015 đạt 10- 11 tỷ USD, tăng 16%/ năm.
3.1.2 Phương hướng phát triển của công ty cổ phần du lịch An Giang
Mục tiêu của trung tâm thời gian tới là không ngừng mở rộng thị trường khách, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh du lịch, quan hệ với các khách sạn, nhà hàng nước ngoài, các công ty lữ hành gửi khách và nhận khách trong nước và quốc tế ngày càng được giữ vững và phát triển. Công ty cần trang bị thêm các trang thiết bị hiện đại và đầy đủ cho trung tâm. Tăng cường cán bộ có năng lực quản lí, điều hành cho tất cả CBCNV học tập qui trình làm việc áp dụng thành thạo vào nghiệp vụ mình.
Tăng cường vai trò của Đảng trong công tác kinh doanh và công tác tư tưởng, làm cho tư tưởng CBCNV tiếp tục chuyển biến đi vào chiều sâu, thực hiện mục tiêu kinh doanh với phương châm “năng suất, chất lượng, hiệu quả”.Đồng thời tạo được sự thống nhất, đoàn kết cho trung tâm, tạo sức mạnh tổng hợp phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, phấn đấu xây dựng Công ty Cổ Phần du lịch An Giang thành một đơn vị mạnh trong kinh doanh lữ hành, tiếp tục giữ vững và tăng tỷ lệ phần khách nội địa . Mở rộng các chương trình du lịch tại Châu Âu và tăng cường lợi ích từ nguồn khách Trung Quốc. Đối với thị trường khách nội địa trung tâm tiếp tục mở rộng quan hệ để thu hút những đoạn thị trường hấp dẫn: Pháp, Nhật, Mỹ. . .
Phấn đấu bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhân viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao và trình độ ngoại ngữ giỏi. Chú trọng hoạt động nghiên cứu thị trường và áp dụng linh hoạt Marketing mix.
vụ của trung tâm, đặc biệt qua mạng Internet, củng cố và mở rộng thị trường để thu hút khách trong đó ưu tiên khách du lịch inbound.
Với sự hổ trợ của Tổng công ty tại Thành Phố Hồ Chi Minh sẽ phát triển trung tâm du lịch An Giang thành một trong các hãng lữ hành trọng điểm tại phía Nam và mở rộng thêm hình thức du lịch tự do.
Củng cố thị trường truyền thống, nghiên cứu mở rộng thị trường Tây Âu, Mỹ, Và một số nước Châu Á
Để đạt được mục tiêu của Trung tâm đề ra thì đòi hỏi phải hoàn thiện chính sách Marketing - mix trong thời gian tới. Qua quá trình tìm hiểu cách làm việc của nhân viên Marketing tại trung tâm cùng với kiến thức học được ở trường em xin nêu một số giải pháp vân dụng tốt vào chính sách Marketing mix vào phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành của Công ty Cổ Phần du lịch An Giang.
3.2. Hoàn thiện giải pháp Marketing - mix của công ty để thu hút khách du lịch quốc tế
3.2.1. Thiết kế về mặt chiến lược:
Trung tâm nên ph ân tích môi trường Marketing và tổng hợp lại đưa ra các giải pháp. Trung tâm dựa vào các yếu tố chủ yếu để đưa ra chiến lược như khách du lịch (giới tính, quốc tịch, lứa tuổi, nghề nghiệp, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng), các doanh nghiệp lữ hành ( đói thủ cạnh tranh tiềm ẩn,) trên các điểm mạnh, điểm yếu để định dạng chiến lược phát triển của mình.
Đối với thị trường du lịch nước ngoài :
Trung tâm nên tiếp tục thực hiện chiếc lược phát triển thị trường, tiếp tục tổ chức các chương du lịch Châu Á và mở rộng thị trường ở một số nước Tây Âu. Tiến hành công việc khảo sát, xây dựng chương trình du lịch độc đáo, giá cả hấp dẫn và đạt chất lượng cao nhằm tạo được uy tín cho Trung tâm
Đối với thị trường du lịch nội địa:
doanh trên dịa bàn tỉnh An Giang để thu hút khách. Thực hiện chiến lược liên kết với các công ty khác để tăng thị phần trên thị trường này.
Đối với kháh nội địa, do trung tâm có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đầy đủ. Cho nên trung tâm cần thực hiện việc chiếm lĩnh thị trường thông qua các biệp pháp:
Lôi kéo các công ty lữ hành nhỏ làm đại lý cho Trung tâm. Tổ chức khuyếch trương quảng cáo, liên kết với các bộ phận trong công ty phát huy hiệu lực.
Để hoat động kinh doanh lữ hành có hiệu quả hơn nữa, trung tâm cần quan tâm tới bộ phận nghiên cứu thị trường . Chẳng hạn tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, khách hàng mục tiêu, các công ty gửi khách, các nhà cung cấp dịch vụ đều phải dựa vào kết quả nghiên cứu của bộ phận này. Từ đó, trung tâm sẽ đạt kết quả cao
Bộ phận nghiên cứu thị trường có trách nhiệm tìm hiểu để mở rộng thêm các tuyến trong chương trình du lịch, phát triển thêm nhiều thể loại du lịch mới
Dựa vào những thông tin cập nhật về đối thủ cạnh tranh mà bộ phận nghiên cứu thị trường cung cấp, nhân viên Marketing có thể đưa ra mức giá cạnh tranh được.
Công tác nghiên cúư thị trường mà Trung tâm vẫn áp dụng là việc thu thập thông tin nội bộ từ nhân viên nghiên cúư thị trường, nhân viên tiếp thị, nhân viên kinh doanh. Nhưng để thông tin này thực hiện có hiệu quả thì bộ phận nghiên cúư thị trường thường xuyên tập hợp các số liệu lại nhằm giúp cho các bộ phận khác có được dễ dàng.
Đối với việc thu thập thông tin bên ngoài, Trung tâm lắng nghe ý kiến của khách hàng đánh giá về trung tâm, trên cơ sở đó, Trung tâm sẽ khắc phục nhưng mặt yếu kém phát huy các thế mạnh của mình.
Ưu điểm: người chịu trách nhiệm phỏng vấn có quyền đặt câu hỏi cho từng tình huống và tỷ lệ người được trả lời cao. Trung tâm có thể tận dung ngay đội ngũ hướng dẫn viên tiến hành hướng dẫn khách trong chuyến đi.
Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian, đôi khi khách hàng trả lời cho qua chuyên nên kết quả cũng không chính xác lắm.
Tuy nhiên đây là hình thức phỏng vấn manglại số liệu thống kê trực tiếp va Trung tâm dễ dàng nắm bắt và xử lý kịp thời. Bên cạnh đó hình thức thu thập thong tin qua internet và báo chí cũng rất hiệu quả.
Đối với thị trường quốc tế trong những năm vừa qua, do chưa có một chiến lược thị trường rõ ràng, một sự một sự nghiên cứu thị trường tỉ mỉ, thị trường khách quốc tế mà Trung tâm vẫn luôn tin cậy là khách Châu Âu, nhưng Trung tâm không phân rỏ từng tạp khách nên hiệu quả kinh doanh vẫn chưa cao
Trong những năm tới Trung tâm sẽ tiếp tục khai thác Mảng khách ở khu vực Châu Âu như: Pháp, Đức, Mỹ…Tăng cường và cũng cố các mối quan hệ với khách sạn và các Hãng gửi khách. Bên cạnh đó Trung tâm triển khai nhiều chương trình, đa dạng tour tuyến và có những chính sách giá uư đãi đối với tập khách và mong rằng sẽ có có một lượng thị trường khách đáng kể ở tập khách này.
Hiện nay một số nước trong đã miện giảm tình trạng xuất nhập cảnh do vậy, Trung tâm cần chú ý khai thác khách trong khu vực. Trong tương lai các nước ASEAN sẽ đến Việt Nam nhi ều h ơn. Do có nhiều điểm tương đồng về vị trí địa lý, phong tục tập quán dựa trên điếu kiện kinh doanh của trung tâm thì việc đón tiếp và phục vụ đối tương khách từ các nước Đông Nam á là tương đôi phù hợp.
3.2.3 Chính sách sản phẩm .
Sản phẩm chính của công ty lữ hành là các chương trình du lịch. Để có được một chương trình du lịch hấp dẫn, thì công tác điêu hành và hướng dẫn cũng như chất lượng các dịch vụ phục vụ khách phải được thực hiện tốt.
Trung tâm cân tăng cường công tác này để nâng cao hiệu quả kinh doanh và chất lượng phục vụ khách
Công tác điều hành:
Trung tâm hiện đang có ít cán bộ điều hành và xây dựng chương trình nên công việc nhiều, không theo giõi chặt chẽ được trong việc thực hiện chương trình. Trung tâm cần có sự mở rộng, điều chỉnh hơn nữa các đầu mối điều hành khách. Công việc nay sẽ giúp cho ban lãnh đạo có điếu kiện lựa chọn phương án thích hợp và tìm được đối tác, hợp đồng phục vụ khách tốt hơn. Phân rõ nhiệm vụ cho từng nhân viên, không kết hợp quá nhiều công việc cho nhân viên điều hành.
Để đảm bảo chương trình được tốt công tác điều hành phải chặt chẽ, chính xác để theo sát chương trình hơn nữa. Nhân viên điều hành phải có kinh nghiệm về nghiệp vụ hướng dẫn và đặt chỗ.
Công tác hướng dẫn:
Khách du lịch trực tiếp tiếp xúc với hướng dẫn viên, hướng dẫn viên giúp khách cảm nhận hết giá trị của tài nguyên du lịch. Do vậy, đội ngũ hướng dân viên cân không ngứng được trao dồi kiến thức về các môn khoa học: lịch sử, văn hoá, địa lí, kiên trúc, nghệ thuật,nắm bắt được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội mang tính cập nhật
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình đọ nghiệp vụ cho hương dẫn viên và tuyển dụng cộng tác viên.
Trung tâm cân có những biện pháp khen thưởng, mức thù lao thoa đáng, chế độ đào tạo cho hướng dẫn viên và cộng tác viên trong thời gian sắp tới. Bộ phận hướng phải mối quan hệ tốt với các bộ phận khác của công ty: Bộ phận điều hành, đội xe để phối hợp trong công tác phục vụ khách được chu đáo, gây được tình cảm và uy tín đối vơi khách du lịch.
Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch:
Do sản phẩm của trung tâm du lịch An Giang cũng như sản phẩm của các công