6. Kết cấu của đề tài
1.4.2. Kế toán thiệt hại do ngừng sản xuất
Thiệt hại do ngừng sản xuất là khoản thiệt hại xảy ra do việc đình trệ sản xuất trong một thời gian do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan:
111,112
152,138
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền 18 Chương 1: Cơ sở lý luận
Ngừng sản xuất có kế hoạch là các trường hợp ngừng sản xuất doanh nghiệp dự kiến trước được thời gian, thời điểm ngừng sản xuất là đã lập được kế hoạch chi phí trong thời gian ngừng sản xuất. Căn cứ vào dự toán chi phí, kế toán tiến hành trích trước chi phí phát sinh vào giá thành sản phẩm hàng tháng theo sơ đồ:
Sơ đồ 1.7. Kế toán chi phí trích trước trong thời gian ngừng sản xuất trong kế hoạch
Ngừng sản xuất ngoài kế hoạch là trường hợp sản xuất do nguyên nhân khách quan hay chủ quan doanh nghiệp không dự kiến trước được như do thiếu nguyên vật liệu, do mất điện hay máy móc thiết bị hư hỏng đột xuất,…Với trường hợp ngừng sản xuất ngoài kế hoạch sẽ phát sinh các khoản chi phí thời kỳ (chi phí vượt kế hoạch) và được hạch toán vào tài khoản giá vốn hàng bán sau khi trừ đi các khoản thu bồi thường theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.8. Kế toán chi phí thiệt hại do ngừng sản xuất ngoài kế hoạch
Chi phí thực tế phát sinh
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền 19 Chương 1: Cơ sở lý luận
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tổ chức kế toán chi phí sản xuất chính xác, hợp lý và tính đúng, tính đủ giá thành có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành xây dựng, trong việc kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp nói chung. Với chức năng là ghi chép, tính toán, phản ánh và giám sát thường xuyên liên tục sự biến động của vật tư, tài sản, tiền vốn, kế toán sử dụng thước đo hiện vật và thước đo giá trị để quản lý chi phí. Thông qua số liệu do kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành, người quản lý doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của từng công trình, hạng mục công trình của quá trình sản xuất kinh doanh. Qua đó, nhà quản trị có thể phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, tình hình sử dụng lao động, vật tư, vốn là tiết kiệm hay lãng phí để từ đó có biện pháp hạ giá thành, đưa ra những quyết định phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường.
Do vậy, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để xác định nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành cũng như lượng giá trị các yếu tố chi phí dịch chuyển vào sản phẩm hoàn thành là yếu tố rất cần thiết đối với các doanh nghiệp. Tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là tiền đề để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tránh tình trạng lãi giả, lỗ thật như một số năm trước đây. Khi nền kinh tế đang trong thời kế hoạch hóa tập trung, các doanh nghiệp hoạt động theo chỉ tiêu pháp lệnh, vật tư, tiền vốn do cấp trên cấp, giá thành là giá thành kế hoạch định sẵn.
Vì vậy, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chỉ mang tính hình thức. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh theo phương hướng riêng và phải tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Như vậy, kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là phần không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp sản xuất khi thực hiện chế độ kế toán, hơn nữa là nó có ý nghĩa to lớn và chi phối chất lượng công tác kế toán trong toàn doanh nghiệp.