Giải pháp tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý chợ

Một phần của tài liệu Tài liệu Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố (Trang 52 - 53)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2.4. Giải pháp tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý chợ

UBND thành phố chỉ đạo các Sở, ngành, chính quyền địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nắm bắt tình hình, xử lý vi phạm các quy định về quản lý, đầu tư, kinh doanh tại chợ trên địa bàn thành phố. Công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý chợ diễn ra trên phạm vi khá rộng bao gồm nhiều vấn đề tồn tại trong đó có những vấn đề cần có thời gian phù hợp để thực hiện có hiệu quả. Trong thời gian tới công tác thanh tra kiểm tra trong quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ cần ưu tiên tập trung vào một số nội dung sau:

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm cần thực hiện quyết liệt để phát hiện, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm. Để tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, thành phố cần tiếp tục rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo an toàn vệ sinh thực phẩm các cấp. Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành cấp thành phố, cấp huyện có chức năng kiểm tra, xử phạt các tổ chức, cá nhân vi phạm sản xuất và kinh doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Bổ sung, tăng cường lực lượng cán bộ chuyên trách, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra, xử lý vi phạm. Xử lý nghiêm trong trường hợp phát hiện sai phạm, đối với các trường hợp tái phạm, hoặc vi phạm ở mức nghiêm trọng cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc.

Công tác phòng cháy chữa cháy: Cơ quan công an phụ trách công tác phòng cháy chữa cháy cần tăng cường hoạt động kiểm tra xử lý vi phạm về an toàn phòng cháy chữa cháy tại các chợ, kiểm tra phương án phòng cháy chữa cháy, hướng dẫn, huấn luyện đào tạo nghiệp vụ cho Tổ phòng cháy chữa cháy tại các chợ.

Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại: Trong thời gian tới cần rà soát kiện toàn các Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389), tập trung xây dựng chiến lược, kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; chỉ đạo việc phối hợp giữa các lực lượng chức năng phát hiện đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; thành lập các đoàn liên ngành để kiểm tra xử lý các vụ vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn . UBND thành

phố cần bổ sung lực lượng quản lý thị trường, hỗ trợ kinh phi cho công tác quản lý thị trường dễ nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố nói chung và hệ thống chợ nói riêng.

Công tác đầu tư xây dựng chợ: Tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với các dự án đầu tư xây dựng chợ, chuyển đổi mô hình quản lý, xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về đầu tư xây dựng công trình, quản lý NSNN trong xây dựng cơ bản, quy định về tổ chức đấu thầu, lựa chọn doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng. kinh doanh, khai thúc và quản lý chợ.

Ngoài các nhóm nội dung ưu tiên tập trung nếu trên, cần tăng cường công tác thanh tra kiểm tra xử lý vi phạm đối với công tác vệ sinh môi trường, quản lý điểm kinh doanh, việc tuân thủ các nội quy tại chợ… để nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ. Bên cạnh đó cần tăng cường xử lý sau thanh tra, kiểm tra, thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định hiện hành đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ và các quy định liên quan của pháp luật.

Một phần của tài liệu Tài liệu Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)