L ỜI CẢM ƠN
2.1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xuất khẩu chè của Tỉnh Thá
TT Thị trường Tỷ lệ tận dụng (%) 1 Trung Quốc 78 2 Pakistan 29 3 Đài Loan 32 4 Nhật Bản 21 5 Đài Loan 22 6 Mỹ 31 7 Indonesia 10
2.1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xuất khẩu chè của Tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên
Trong những năm gần đây thì dịch bệnh diễn biến phức tạp nên ảnh hưởng khá
nhiều đến công tác quản lý về xuất khẩu chè sang thị trường nước ngoài. Cùng với sụt
giảm sản lượng chè xuất khẩu là do hầu hết các doanh nghiệp chế biến chè không chủ
động vùng nguyên liệu; giá thu mua chè của các nhà máy chế biến luôn thấp hơn thị trường vì vậy không mua được nguyên liệu, nhà máy sản xuất cầm chừng không hết công suất.
Đặc biệt các doanh nghiệp chế biến không có mối liên kết chặt chẽ với các nhóm nông dân, các hộ sản xuất chè búp tươi để thu mua nguyên liệu.
Chè Thái Nguyên được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới nhưng chủ yếu
chỉ là nguyên liệu thô với giá bình quân chỉ bằng 60% so với giá trên thị trường thế
giới, dùng đểđấu trộn với các loại chè khác hoặc để chiết xuất.
Các mặt hàng chè chế biến chưa thực sự đa dạng, phong phú về chủng loại và mẫu mã, có rất ít doanh nghiệp đầu tư vào thương hiệu, đóng gói gia tăng giá trị cho
trà cũng như đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật để xuất khẩu sang các thịtrường khó tính như Châu Âu, Mỹ...
Hiện tại, giá chè xuất khẩu dao động 1,7-2,0 USD/kg tùy chủng loại và lượng chè xuất khẩu không nhiều, các bạn hàng quen thuộc chủ yếu vẫn là Đài Loan, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Pakistan...
Yếu trong quảng bá, kém trong quá trình từ trồng, chăm sóc, chế biến sản phẩm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vùng chè thành phố Thái Nguyên vẫn còn khó khăn thách thức trong đó nổi lên là việc nhân rộng kỹ thuật tiến tiến trong sản xuất và
quả, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường chưa cao, chưa tạo ra giá trị gia tăng lớn cho sản phẩm; trong cơ cấu tổ chức sản xuất vùng chè vẫn có tình trạng quy mô hộ phân tán, nhỏ lẻ, chưa hình thành được mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nông dân, giữa doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn làm đầu tàu để quản lý về kỹ thuật và đầu mối xuất khẩu…
2.2 Phân tích thực trạng QLNN về XK chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn (2018-2020)
2.2.1 Thực trạng ban hành văn bản cụ thể hóa và triển khai thực thi chính sách, pháp luật nhà nước về xuất khẩu chè sách, pháp luật nhà nước về xuất khẩu chè
Đểthúc đẩy hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu chè nói riêng được duy
trì một cách ổn định theo nguyên tắc chung của nhà nước được quy định trong Luật
Thương mại năm 2005, luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013, luật Hải quan
năm 2014, Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của các Luật về thuếnăm 2014, Luật sửa
đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Thuế tiêu thụđặc biệt năm 2014, Luật Bảo vệ môi
trường năm 2014, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuếnăm 2016.
Bên cạnh đó để thúc đẩy phát triển hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu chè nói riêng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành
nhiều quyết định, nghị định góp phần thúc đẩy và phát triển XK chè trên như sau:
- Thực hiện quyết định số 3133/QĐ-UBND ngày 08/10/2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ thiết bị công nghệ chế biến nhân rộng làng nghề điểm năm 2021, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ cho các làng nghề chè truyền thống trong việc đầu tư mới máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công việc sản xuất và chế biến chè. Đây được xem là đòn bẩy quan trọng
để các làng nghềchè nâng cao năng lực, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, khẳng
định chỗđứng trên thị trường.
Nhiều làng nghề chè truyền thống được SởCông Thương tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hộ làng nghề tỉnh hỗ trợ máy móc, thiết bị hiện đại trong năm 2021, duy
trì và phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng các huyện Phú Lương, Đồng Hỷ và
UBND các xã Phú Đô, Văn Hán, Vô Tranh tập trung thực hiện đề án “Hỗ trợứng dụng
máy móc thiết bị chế biến chè – làng nghềđiểm năm 2021” cho Làng nghề chè truyền
thống xóm Phú Nam 4, xóm La Đùm, xóm trung Thành 1. Theo đó, Sở Công thương
đồng, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ50%. Do đều là những thiết bị hiện đại nên máy vò chè có nhiều ưu điểm nổi trội. Nổi bật là máy có thể điều chỉnh nhiệt độ
nhanh, không có mùi khói do chất đốt lẫn vào chè và thân thiện với môi trường, thân máy cứng vững, chạy êm, không rung lắc, rất tiết kiệm điện năng. Đặc biệt, sản phẩm
chè đưa ra thị trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do hạn chế được bụi, cũng
như gỉ sét gây ra trong quá trình sao, giá trị sản phẩm tăng từ 20-25% so với phương
pháp thủ công.
Ngoài ra, uy tín, thương hiệu chè của địa phương trên thị trường cũng đã được
nâng cao bởi chất lượng sản phẩm chè làm ra tăng đáng kể. Đặc biệt, sau khi ứng dụng các máy móc tiên tiến mới, nhiều làng nghềchè cũng như các cơ sở chế biến chè khác
ở trong và ngoài tỉnh đã thấy được nhiều ưu điểm vượt trội nên đã đến học tập, áp dụng công nghệ vào sản xuất.
Qua Chương trình khuyến công, thời gian tới, Sở Công Thương mong muốn tiếp
tục đồng hành và hỗ trợđầu tư máy móc trong sản xuất chè cho các làng nghề, để nang
cao sản lượng chè thành phẩm của địa phương, giảm khâu lao động trực tiếp, sản
phẩm đưa ra thị trường đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, đảm bảo an
sinh xã hội góp phần đẩy mạnh, phát triển kinh tếđịa phương.
- Quyết định 65/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định
chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Nghị quyết số 214/2020/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 UBND tỉnh Thái Nguyên về một số chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh thúc đẩy phát triển kinh tế
trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19.
- Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 08 tháng 4 năm 2016 của Tỉnh Thái Nguyên về
đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo, tạo nền tảng
phát triển công nghiệp với tốc độ cao và bền vững giai đoạn 2016-2025.
- Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của Hội đồng nhân dân
tỉnh quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và cơ
chế xây dựng nông thôn mới, đô thịThái Nguyên giai đoạn 2019-2020.
- Nghị quyết số 65/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của Hội đồng nhân dân
tỉnh vềquy định một số chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2025.
- Chính sách phát triển thị trường đối với mặt hàng nông sản trong đó có chè xuất khẩu.
- Chính sách xúc tiến thương mại đối với mặt hàng nông sản.
- Chính sách bảo hiểm đối với một số mặt hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên.
- Chính sách tín dụng đối với các mặt hàng xuất khẩu (chè, nhung hươu...) trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2.2.2 Thực trạng xây dựng và tổ chức thực thi chiến lược, kế hoạch và chương trình xuất khẩu chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn (2018-2020) trình xuất khẩu chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn (2018-2020)
Chiến lược XK chè của tỉnh Thái Nguyên được lồng ghép trong các chiến lược phát triển KTXH, chiến lược xuất nhập khẩu cả tỉnh. Trong “Chiến lược Phát triển
KTXH tỉnh Thái Nguyên 2011-2020”, định hướng chung đối với xuất khẩu cả tỉnh là:
Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH, tạo công ăn, việc làm, thu ngoại tệ; chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao GTGT, tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ. Đây là tư tưởng định hướng đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của thế giới và trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta cũng như trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Thái Nguyên định hướng đối với XK chè là “mặt hàng có lợi thế và năng
lực cạnh tranh dài hạn nhưng GTGT còn thấp, cần phải nâng cao năng suất, chất lượng và GTGT; cơ cấu thị trường xuất khẩu chè của tỉnh Thái Nguyên chuyển dịch theo
hướng tăng dần tỷ trọng phân khúc thị trường chè có chất lượng, giá trị cao. Từ 2020-
2030, phân khúc thị trường xuất khẩu chè thô và chè chất lượng kém giảm còn 15% tổng lượng chè xuất khẩu. Sản phẩm chè xuất khẩu sẽ phát triển theo hướng tập trung sản xuất và chế biến chè xanh và chè đen chất lượng cao.
Sự đổi mới QLNN đối với hoạt động XK chè của tỉnh Thái Nguyên thể hiện không những ở việc ban hành, xây dựng những chiến lược, quy hoạch mà còn ở việc bãi bỏ những quy hoạch, chính sách không phù hợp trên địa bàn. Năm 2017, UBND tỉnh Thái Nguyên Quyết định 139/QĐ/UBND tỉnh Thái Nguyên về Quy hoạch thương nhân xuất khẩu chè với mục tiêu kiện toàn, ổn định số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu chè, đảm bảo tối đa 50 đầu mối; gắn địa bàn hoạt động của thương nhân với
các vùng sản xuất chè lớn, từng bước củng cố, phát triển đội ngũ thương nhân kinh
doanh xuất khẩu chè theo chiều sâu và hiệu quả xuất khẩu... Quy hoạch cũng đưa ra 03 tiêu chí để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu chè.
Tuy nhiên, trong điều kiện xuất khẩu chè trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, sau hơn 3 năm thực hiện, đến nay, quy hoạch này gây nhiều cản trở cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè. Đồng thời, các tiêu chí điều kiện trong quy hoạch không còn phù hợp với điều kiện phát triển. Do vậy, ngày 01/02/2020, UBND tỉnh Thái Nguyên đã bãi bỏ quy hoạch này góp phần bảo đảm tính minh bạch của thể chế, môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu chè.
Ngoài việc quản lý bằng các chiến lược, kế hoạch, nhiều chương trình XK chè
theo từng mục tiêu khác nhau được UBND tỉnh Thái Nguyên triển khai, như: chương
trình XTTM, chương trình Doanh nghiệp xuất khẩu chè uy tín, chương trình bảo hiểm
XK chè…
Chương trình XTTM có nội dung chính là hỗ trợ doanh nghiệp XK chè của Tỉnh
Thái Nguyên tiếp cận, mở rộng thị trường trọng điểm, thị trường mới và thị trường nhiều tiềm năng. Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu cụ thể theo từng thị trường và những cơ hội khác nhau. Trong năm 2019, chương trình XTTM đã phê duyệt 7 đề án với tổng kinh phí là 5 tỷ đồng, tham gia các hội chợ triển lãm hàng đầu về chè, thực phẩm từ chè ở các thị trường trọng điểm.
Chương trình Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín có mục tiêu là ghi nhận đóng góp
tích cực của các doanh nghiệp trong tỉnh Thái Nguyên trong tăng trưởng xuất khẩu
chè; Hỗ trợ, giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá các doanh nghiệp xuất khẩu chè của
Tỉnh Thái Nguyên với đối tác nước ngoài thông qua các đầu mối nước ngoài nhằm
tăng khả năng tiếp cận và tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
UBND tỉnh Thái Nguyên chủ trì việc lồng ghép các chương trình để tăng hiệu
quả sử dụng các nguồn lực.
Để triển khai các chương trình có hiệu quả, công tác đào tạo nguồn nhân lực
được chú trọng. Nhiều đề án đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung nguồn nhân lực trong các
hoạt động XK chè của các cơ quan QLNN trên địa bàn huyện, các doanh nghiệp, các
hiệp hội và người dân được thực hiện. Trong chương trình XTTM, 3 đề án đào tạo,
nâng cao năng lực cho doanh nghiệp trong hoạt động XTTM, phát triển thị trường,
phát triểnsản phẩm chè của tỉnh Thái Nguyên. Năm 2019, đã tổ chức 15 đợt tập huấn
trên cả tỉnh về XTTM. Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu chè cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nội dung của các khóa đào tạo tập trung vào kỹ năng
XTTM, thu nhập thông tin thị trường và tham gia hội chợ triển lãm cho các doanh
2.2.3 Thực trạng xây dựng và thực thi chính sách đặc thù về xuất khẩu chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên
Để thực hiện hóa các quy hoạch phát triển xuất khẩu chè trên địa bàn Tỉnh Thái
Nguyên. Trong thời gian qua, chính quyền và cơ quan chức năng kết hợp với Sở công thương đã có những xây dựng và thực thi các chính sách xuất khẩu chè đặc thù trên địa
bàn Tỉnh Thái Nguyên (2018-2020) bao gồm:
+ Chính sách XTTM hàng chè XK trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên được hình thành từ năm 2012. Chính sách XTTM tác động mạnh đến xuất khẩu nói chung và XK
chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên nói riêng, giúp cho chè trên địa bàn Tỉnh Thái
Nguyên có thể vươn xa trên thị trường thế giới. Chính sách XTTM chè XK trên địa
bàn Tỉnh Thái Nguyên đã xác định nhiệm vụ tập trung mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đặc biệt là khai thác sâu các thị trường truyền thống như Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản… qua đây góp phần tháo gỡ thị trường đầu ra cho doanh nghiệp và nông dân. Đồng thời, tiến hành khảo sát một số thị trường mới như Hàn
Quốc, EU mà trước đây huyện chưa thể triển khai và xúc tiến được… các cơ quan
quản lý chất lượng nông sản giải quyết hiệu quả các rào cản kỹ thuật ở các thị trường
nhập khẩu, xử lý nghiêm những lô hàng xuất khẩu của Tỉnh Thái Nguyên bị cảnh báo
tại các thị trường xuất khẩu. Thời gian qua, UBND Tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều
chương trình hành động thiết thực để gia tăng sức cạnh tranh cho Chè XK như: hỗ trợ xây dựng thương hiệu, hình thành các chợ đầu mối chè, tổ chức hội chợ chè, xúc tiến
tìm kiếm thông tin ... giúp cho nhiều loại sản phẩm từ chè của Tỉnh Thái Nguyên được
bạn bè trong và ngoài nước biết.
Công tác tiếp nhận thông tin thị trường cũng được UBND cải thiện và cập nhật kịp thời hơn hơn so với những năm trước, qua đó đã có những tham mưu, đề xuất cơ chế chính sách kịp thời.
Việc xây dựng thương hiệu của chè XK của Tỉnh Thái Nguyên cũng được quan
tâm và hỗ trợ xây dựng được nhiều thương hiệu chè XK. Năm 2016, UBND Tỉnh tiếp
tục bổ sung kinh phí để đẩy mạnh phát triển thương hiệu, triển khai các đề án nhằm hỗ trợ doanh nghiệp để xây dựng, bảo vệ thương hiệu …, góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường thế giới.
Về các chứng chỉ của ngành hàng chè XK. UBND Tỉnh Thái Nguyên luôn
khuyến khích các đơn vị sản xuất kinh doanh XK chè phấn đấu đạt nhiều chứng nhận về phát triển nông sản bền vững (như chứng chỉ 4C, UTZ, …), nhằm xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị hàng chè XK.
Chính sách XTTM đã phát huy vai trò XK chè trong các hoạt động: tổ chức XTTM cho doanh nghiệp, có chức năng điều phối để nâng cao sức cạnh tranh; tổ chức