DN NQD Cá nhân

Một phần của tài liệu Hỗ trợ cạnh tranh về tài chính cần đi sâu phân tích thực trạng và tiềm năng doanh nghiệp potx (Trang 39 - 64)

* Dư nợ theo ngành kinh tế - Ngành công nghiệp, TTCN - Ngành thương nghiệp, dịch vụ - Ngành khác

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh) 1.1.3.3 - Kế toán- Ngân quỹ:

Cùng với việc ứng dụng công nghệ trong công tác kế toán, song song với việc triển khai các điểm giao dịch, xây dựng phong cách giao dịch mới, làm tố các dịch vụ thanh toán; công tác kế toán ngân quỹ đã thực sự góp phần quan trọng vào kết quả hoạt động kinh doanh chung, bước đầu gây dựng được lòng tin của khách hàng khi quan hệ với NHNo&PTNT Tây Hà Nội. Lượng khách hàng có quan hệ thanh toán, tiền gửi đã bắt đầu gia tăng:

Bảng 3:

1. Tổng số KH có quan hệ tiền gửi - DNNN

- DN NQD - Cá nhân - Cá nhân

2. Doanh số thanh toán + Số món

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh) 1.1.3.4- Thanh toán quốc tế:

Tuy mới đi vào hoạt động song hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh đã sớm đi vào ổn định, lượng khách hàng có quan hệ thanh toán ngày càng tăng, tạo được tín nhiệm của khách hàng, hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng được chú trọng và ngày càng có hiệu quả:

Bảng 4: Kết quả thanh toán quốc tế Đơn vị: 1000 USD

1. Số đơn vị có quan hệ TTQT 2. Doanh số thanh toán

- Thanh toán L/C - Nhờ thu - Chuyển tiền

3. Doanh số mua bán ngoại tệ - Mua ngoại tệ

- Bán ngoại tệ

4. Chênh lệch mua bán ngoại tệ (1000đ) (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh) 1.1.3.5 - Tài chính:

Công tác tài chính đạt được kết quả khả quan, bước đầu đã xây dựng được cơ sở vật chất, phương tiện làm việc đáp ứng yêu cầu, chấp hành nghiêm túc các quy địnhh về quản lý tài chính, đảm bảo được lương cho CBCNV, thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Bảng 5: Kết quả tài chính Đơn vị: Triệu đồng 1. Tổng thu

2. Tổng chi 3. Quỹ thu nhập

4. Quỹ tiền lương theo đơn giá 5. Quỹ tiền lương thực chi 6. Hệ số lương đạt được

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh)

2.1.2. Thực trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc với gần 120.000 doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp Nhà nước chiếm 3,5%, còn lại chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm xấp xỉ 97%. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 17%, lĩnh vực xây dựng 14%, nông nghiệp 14%, còn lại 55% số doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.

Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay thường hoạt động với mục tiêu hướng nội, trong một phạm vi không gian rất nhỏ nên trình độ quản lý, quản trị doanh nghiệp thường khá yếu kém. Kỹ năng sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân hoặc gia đình. Vì vậy khả năng lập kế hoạch kinh doanh tổ chức và triển khai hoạt động sản xuất còn mang tính chất tự phát. Mỗi khi có sự thay đổi về môi trường kinh doanh, bộ phận doanh nghiệp này sẽ gặp nhiều khó khăn để thích ứng.

Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế đang diễn ra gay gắt trong lĩnh vực khoa học công nghệ thì trình độ khoa học kỹ thuật của phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đều sử dụng công nghệ lạc hậu từ 20-50 năm so với các nước trong khu vực. Do vậy sản phẩm làm ra thường có giá trị công nghiệp thấp, hàm lượng chất xám ít, giá trị thương mại và sức mạnh cạnh tranh kém so với các sản phẩm cùng loại của các quốc gia trong khu vực cũng như thế giới. Bên cạnh đó, do hạn chế về vốn nên khả năng quảng bá, tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn chưa xác lập được kênh bán hàng nên các sản phẩm làm ra vừa phải cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong nước vừa phải cạnh tranh với các hàng hóa nhập khẩu.

Phần lớn đều thiếu thông tin, đặc biệt là thông tin kinh doanh. Những nguồn thông tin về thị trường đầu vào như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường nguyên vật liệu... Bên cạnh đó, những thông tin về môi trường kinh doanh như hệ thống pháp luật, các văn bản liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng chưa được cập nhật nên dẫn tới hậu quả là nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất kinh doanh theo kiểu “thầy bói xem voi” nên bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh.

Bên cạnh những yếu kém từ phía chủ quan của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn phải kể đến những yếu tố khách quan kìm hãm sự phát triển của bộ phận doanh nghiệp này. Đầu tiên phải kể đến là vẫn còn sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu thuộc thành phần kinh tế tư nhân ở nhiều nơi vẫn còn bị đối xử bất bình đẳng trong các quan

hệ giao dịch về đất đai, mặt bằng sản xuất, vay vốn, hệ thống thông tin thị trường... Vấn đề vốn hiện nay được coi là bức xúc nhất. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có nhu cầu vay vốn để đầu tư trang thiết bị khoa học kỹ thuật nhưng đều vướng phải những hàng rào khó vượt qua về tài sản thế chấp nên rất khó tiếp cận các nguồn vốn vay. Nhằm tháo gỡ những khó khăn về vấn đề này, bộ tài chính đã có nhiều văn bản nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua quỹ bảo lãnh tín dụng như trình thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 193/2001/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng; ban hành thông tư số 42/2002/TT-BTC ngày 7/5/2002 hướng dẫn một số điểm quy chế thành lập tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng... Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay, quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu như chưa được triển khai thành lập ở các địa phương. Sở dĩ xuất hiện tình trạng này là do hầu hết các địa phương đều không huy động được nguồn vốn để đóng góp 30% vốn điều lệ hình thành quỹ bảo lãnh tín dụng. Mặt khác, ngân hàng cũng không mặn mà với việc góp vốn vào quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ do không đủ hấp dẫn về lợi ích. Do vây, các tổ chức tín dụng này cũng ít quan tâm đến việc tham gia đóng góp để hình thành 70% quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Về vấn để mặt bằng sản xuất, hiện nay đại đa số các doanh nghịêp dân doanh vẫn đang phải tự xoay xở tìm kiếm đát đai làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, làm tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp. Theo báo cáo điều tra của viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương; để có mặt bằng kinh doanh, doanh nghiệp phải “mua lại” đất của ngừơi khác bao gồm cả tiền đền bù giải phóng mặt bằng, tự san lấp mặt bằng kinh

doanh, thuê lại mặt bằng đã mua với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền... Mặt khác, diện tích đất Nhà nước có để cho thuê thường quá ít so với nhu cầu ở một số tỉnh thành phố tập trung nhiều doanh nghiệp. Như ở Hà Nội, theo điều tra của ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, từ năm 1994-2002, chỉ có 376 doanh nghiệp dân doanh thuê được đất của Nhà nước để làm mặt bằng kinh doanh, trongkhi đó, chỉ riêng 10 tháng đầu năm 2002 đã có thêm ít nhất 400 doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất. Nếu có đất để cho thuê thì giá lại quá cao, phải trả tiền một lần cho thời gian dài từ 10-60 năm vượt quá khả năng tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ... Các chương trình trợ giúp thông tin, trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực, trợ giúp xúc tiến xuất khẩu... cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã được các Bộ ngành, địa phương tổ chức triển khai nhưng nhìn chung kết quả đạt được còn rất khiêm tốn. Điều quan trọng nhất là nhận thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ về việc tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế còn rất hạn chế. Nếu các doanh nghiệp này không nhanh chóng chuyển đổi thì sẽ không bắt kịp với quá trình hội nhập, có nguy cơ tụt hậu...

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.2.1. Cho vay theo dư nợ

2.2.1.1. Dư nợ tín dụng đến /06/2004 Bảng 6 : Doanh số cho vay

Đơn vị: Triệu đồng Tổng dư nợ

Doanh nghiệp lớn Hộ gia đình, cá nhân

(Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004)

Cuối năm 2003 và năm 2004 là thời gian mà nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, ổn định, các cơ chế chính sách được bổ xung hòan thiện phù hợp với thực tiễn. Ngân hàng NHo&PTNT tiếp tục phát triển ổn định và nâng cao uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt là khi được Nhà nước phong tặng là đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Từ đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhanh NHNo&PTNT Tây Hà Nội nói riêng và cho toàn Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam nói chung có những lợi thế trong cạnh tranh và mở rộng hoạt động kinh doanh.

Ngay từ đầu năm NHNo & PTNT đã đề ra các giải pháp và phương hướng hoạt động kinh doanh của năm và tiếp tục chỉ đạo, tạo điều kiện cho Chi nhánh thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Qua bảng ta thấy: Tổng dư nợ đến 06/2004 đã tăng 275.324 triệu đồng so với năm 2003. Sau hơn một năm thành lập Chi nhánh đã hoạt động khá hiệu quả đạt đựơc những kết quả bước đầu trong cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tổng dư nợ của Chi nhánh tăng nhanh một cách đáng kể là nhờ những chính sách thích hợp của NHNo&PTNT Việt Nam và phương hướng hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội. Chi nhánh đã có những chủ trương thích hợp nhằm tăng cường huy động vốn để cho vay và đã đạt được kết quả khá khả quan.

Nhìn chung tổng dư nợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tăng qua các thời kỳ. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đó đã hoạt động kinh doanh có hiệu quả

và Chi nhánh đã đựơc nhiều doanh nghiệp biết đến và trở thành khách hàng của Chi nhánh.

2.2.1.2. Dư nợ tính đến hết 31/12/2004 Bảng 7 : Dư nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị : Triệu đồng

Đối tượng đầu tư 31/11/2004 31/12/2004 Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp khác HTX

Hộ gia đình

Đầu tư chứng khoán

(Báo cáo giao ban tháng 1 năm 2005)

Nhìn vào bảng ta thấy tổng dư nợ đối với các thành phần kinh tế đã tăng rất đáng kể, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ các khỏan dư nợ tăng khá nhanh. Điều này cho thấy Chi nhánh đã được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chú ý đến và thiết lập quan hệ.

Nhìn vào bảng ta thấy dư nợ đối với các thành phần kinh tế tháng 12 đã giảm so vơi tháng 11 của năm 2004 điều này cho thấy một số khoản nợ đã đựơc thu hồi và tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực khác như đầu tư chứng khoán.

Bảng 8: Dư nợ theo thời hạn Đơn vị: Triệu đồng

Tổng dư nợ Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

(Nguồn: Báo cáo giao ban tháng 1 năm 2005)

Nhìn vào bảng ta thấy cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn (chiếm 55,1% tổng dư nợ) còn lại là cho vay trung và dài hạn chiếm 44,9%. Điều này cho thấy Chi nhánh chủ yếu là cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và dài hạn cũng đã tăng những vẫn chưa nhiều lắm.

Bảng 9: Dư nợ theo ngành kinh tế Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Thực hiện 30/11/04 Thực hiện 30/12/04 Ngành công nghiệp, TTCN

Ngành thương nghiệp, dịch vụ Ngành khác

(Nguồn: Báo cáo giao ban tháng 1 năm 2005)

Nhìn vào bảng ta thấy cho vay đối với các ngành thương nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ rất lớn (64,8%), ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (TTCN) cũng chi chiếm 25,9%, còn các ngành khác chỉ chiếm 9,4%, điều này cho thấy khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là thuộc ngành thương nghiệp và dịch vụ trong đó cho vay khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực này cũng chiếm tỷ lệ khá lớn.

Trong lĩnh vực thương nghiệp và dịch vụ thì chu kỳ kinh doanh thường là ngắn hạn điều này phù hợp với việc thực hiện cho vay chủ yếu là ngắn hạn như ơ bảng 8.

2.2.2. Chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đến thời điểm hiện tại Chi nhánh chưa phát sinh các khoản nợ quá hạn, tình trạng sử dụng vốn của ở một số doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại vẫn có được kết quả tương đối tốt nhưng đã có một số các doanh nghiệp đã phát sinh hiện tượng trả lãi chậm hoặc không trả được tiền lãi trong một thời gian dài . Do Chi nhánh mới được thành lập được gần 2 năm mà đa số các khoản tín dụng đối với doanh nghiệp là trung hạn ( từ 3-5 năm) do đó phần lớn các khoản cho vay đối với doanh nghiệp là chưa đến hạn nên phần thu hồi gốc thi chưa đến hạn còn các khoản lãi đã phát sinh như: lãi trả chậm, không trả lãi trong thời gian dài, các khoản cho vay ngắn hạn để kinh doanh thì phần lớn đựơc trả đúng hạn và đầy đủ vì các khoản ngắn hạn thường có rủi ro thấp và phù hợp với thời kỳ kinh doanh,. nhưng vẫn còn một số các doanh nghiệp đã không trả được nợ đúng hạn và đã phải đến để ra hạn nợ, còn có các doanh nghiệp thì lãi trả chậm hoặc không đủ và phải để đến kỳ sau.

Để khắc phục những hiện tượng như trên Chi nhánh cũng đã thực hiện một số biện pháp:

+ Ban lãnh đạo Chi nhánh luôn bám sát định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNTVN gắn với tình hình thực tế tại Chi nhánh để chỉ đạo cụ thể và có nhiều biện pháp giải quyết, xử lý nghiệp vụ phù hợp, cụ thể, kịp thời.

+ Tập thể cán bộ tín dụng đoàn kết, nhất trí, có nhiều cố gắng trong thực hiện nhiệm vụ được giao, phong cách làm việc dứt khoát

+ Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, bám sát diễn biến và nâng cao chất lượng các khoản vay.

+ Tăng cường công tác thẩm định các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

+ Theo dõi sát sao mục đích sử dụng vốn của các doanh nghiệp nhằm tránh hiện tượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích.

+ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động tín dụng.

Trong hoạt động kinh doanh luôn tồn tại những rủi ro thường trực do vậy các doanh nghiếp có thể gặp rủi ro bất cứ lúc nào và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và sẽ ảnh hưởng đến việc trả nợ của doanh nghiêp từ đó sẽ gây ra kết quả bất lợi cho Ngân hàng.

Tóm lại phần lớn các khoản tín dụng của Chi nhánh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện tại đã xuất hiện những hiện tượng, biểu hiện của việc phát sinh nợ quá hạn, điều đó cho thấy chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp đã có những vấn đề phát sinh theo chiều hướng xấu và cần có biện phá khắc phục.

2.3. Đánh giá về chất lượng tín dụng của Chi nhánh với doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, với phương châm lấy hiệu quả kinh tế lên hàng đầu, Chi nhánh đã hướng đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực có tiềm năng, có khả năng sinh lời và ưu tiên cho những dự án đầu tư theo chiều sâu, tránh hiện tượng đầu tư tràn

Một phần của tài liệu Hỗ trợ cạnh tranh về tài chính cần đi sâu phân tích thực trạng và tiềm năng doanh nghiệp potx (Trang 39 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)