6. Kết cấu của luận án
3.7. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Luận án tiếp cận hình thức nghiên cứu hỗn hợp, nghĩa là vừa diễn dịch vừa quy nạp. Do đó, sau bước nghiên cứu diễn dịch bằng phương pháp định lượng, luận án sử dụng
cách tiếp cận quy nạp bằng phương pháp định tính để tìm hiểu sâu hơn câu hỏi nghiên cứu “tại sao?” và “như thế nào ?”. Cách tiếp cận quy nạp phù hợp để quan sát và khái quát hoá các lý thuyết đặc biệt là các ngành mới nổi (Eisenhardt và cộng sự, 2016). Theo Lee và Lings (2008), nghiên cứu định tính thường lộn xộn hơn vì nghiên cứu ở tình huống thực thế kinh doanh không chắc chắn, mơ hồ, hỗ loạn và biến động (VUCA). Theo đó bản chất của nghiên cứu định tính thường linh loạt hơn, ít tuân theo các quy trình nghiêm ngặt như định lượng, do đó các kết quả nghiên cứu thường phong phú hơn và có nhiều khía cạnh được tìm hiểu hơn.
- Mục tiêu của phỏng vấn chuyên gia
Phỏng vấn chuyên gia có mục tiêu là phân tích và làm rõ góc nhìn của các bên liên quan đối với kết quả nghiên cứu định lượng. Bởi với khía cạnh huy động vốn cho khởi nghiệp sáng tạo, những bàn luận này sẽ mang lại góc nhìn thực tế từ thị trường và có ý nghĩa nhất định với kết luận chung của luận án. Tiếp theo, phỏng vấn chuyên gia c n có mục tiêu là khám phá thêm các sự thật ngầm hiểu và giải thích phần nào kết quả nghiên cứu từ khía cạnh các nhà sáng lập, nhà đầu tư và nhà hỗ trợ hoạch định chính sách trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. Kết quả phỏng vấn chuyên gia cũng làm cơ sở để góp phần đưa ra các khuyến nghị và đề xuất cho luận án.
- Đối tượng phỏng vấn
Với mục tiêu kiểm chứng từ khía cạnh thị trường, luận án tiếp cận ba nhóm đối tượng chính trong hệ sinh thái khởi nghiệp đó là nhà sáng lập, nhà đầu tư và nhà hỗ trợ hoạch định chính sách. Đối tượng nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, tuy nhiên tiêu chí lựa chọn luận án đảm bảo tính đại diện trọng yếu được trình bày như bảng 3.7.
Bảng 3.7 Kế hoạch thực hiện phỏng vấn chuyên gia
Tiêu chí Có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm đầu tư cho khởi nghiệp hơn 3 năm
Đã từng tham gia định giá startup giai đoạn ươm mầm và giai đoạn
sau hơn 5 năm
Là nhà sáng lập, giám đốc điều hành hoặc giám đốc tài chính của doanh nghiệp startup lĩnh vực công nghệ Có kinh nghiệm trong việc nhận vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư.
- Là chuyên gia có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, trực tiếp tham gia vào các đề án phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của chính phủ. Trình độ học vấn Cử nhân Thạc sỹ Thạc sỹ Chức danh
Giám đốc đại diện Giám đốc điều hành, nhà sáng lập
Phụ trách quản lý và hỗ trợ nhiệm vụ Đề án 844
Hình thức Phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Khung nghiên cứu được thiết kế thông qua các bảng câu hỏi phỏng vấn sâu riêng cho từng đối tượng, cụ thể trong phụ lục 2, phụ lục 3 và phụ lục 4. Nội dung bảng hỏi phỏng vấn sâu được chia làm hai phần chính: (i) Phần đầu giới thiệu chung bao gồm một số câu hỏi về thông tin chung của chuyên gia, kinh nghiệm liên quan đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; (ii) Phần tiếp theo là các câu hỏi phám phá và phân tích sâu liên quan đến các câu hỏi nghiên cứu cần được làm rõ.
Quá trình thực hiện được bắt đầu bằng việc liên lạc để hẹn lịch phỏng vấn, gửi email trước về câu hỏi phỏng vấn và chủ đề phỏng vấn. Tiếp theo cuộc phỏng vấn được thực hiện thông quan Google Meet trong khoảng thời gian 60 phút, và được ghi âm lại. Cuối cùng dữ liệu thu được sau khi dỡ băng được tổng hợp theo các câu hỏi nghiên cứu và đưa vào phân tích.
Chương ba trình bày về phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Chương này bắt đầu với quy trình nghiên cứu với các bước chi tiết để thực hiện luận án. Tiếp theo trình bày mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. Luận án mô tả các phương pháp sử dụng và cách thức áp dụng vào luận án. Kết quả phân tích, đánh giá cho nội dung liên quan được đề cập sâu trong chương 4.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN