Các ngoại lệ phát sinh trong RMS

Một phần của tài liệu Xây dựng ứng dụng từ điển anh việt cho điện thoại di động bằng J2ME (Trang 75 - 77)

c) Cơ chế luồng an toàn

4.7 Các ngoại lệ phát sinh trong RMS

Các phương thức trong API của RMS ngoài việc phát sinh các ngoại lệ thông thường đến môi trường chạy (runtime enviroment). RMS còn định nghĩa thêm các ngoại lệ trong gói javax.microedition.rms như sau:

InvalidRecordIDException: Ngoại lệ này phát sinh ra khi không thể thao tác trên Record vì RecordID không thích hợp.

RecordStoreFullException: Ngoại lệ này phát sinh ra khi không còn đủ vùng nhớ. RecordStoreNotFoundException: Ngoại lệ này phát sinh ra khi mở một

RecordStore không tồn tại.

RecordStoreNotOpenException: Ngoại lệ này phát sinh ra khi thao tác trên một RecordStore đã bị đóng.

RecordStoreException: Đây là lớp cha của 4 lớp trên, ngoại lệ này mô

Chương IV: XÂY DỰNG ỨNG DỤNG TỪ ĐIỂN TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG 1. Đặt vấn đề

Trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là từ điển? Từ điển là danh sách các từ, ngữ được sắp xếp thành các từ vị chuẩn. Một từ điển thông thường cung cấp các từ và nghĩa của từ đó hoặc các từ ngữ tương đương trong một hay nhiều thứ tiếng khác. Ngoài ra còn có thể có thêm thông tin về cách phát âm, các chú ý ngữ pháp, các dạng biến thể của từ, lịch sử hay từ nguyên, cách sử dụng hay các câu ví dụ, trích dẫn. Trong công việc cũng như trong cuộc sống, giao tiếp là một vấn đề hết sức quan trọng đặc biệt là trong thời điểm hiện tại với nền kinh tế hội nhập thì việc học ngoại ngữ là một vấn đề cấp thiết của tất cả mọi người, do đó để hỗ trợ cho việc học tập ngoại ngữ đạt kết quả tốt các loại từ điển ra đời.

Kể từ khi các thiết bị cầm tay có hỗ trợ Java trở nên phổ biến, các nhà lập trình J2ME đã bắt tay vào việc tạo ra các ứng dụng từ điển bỏ túi khác nhau. Vấn đề trở nên khá dễ dàng khi thực hiện việc này trên các loại máy điện thoại di động có bộ nhớ lưu trữ khá lớn và tốc độ xử lý tương đối nhanh như Nokia series 60 (6600, 7650, 3650), Sony Ericsson P800, P900, Motorola V700...

Tuy nhiên, vấn đề trở nên khó khăn hơn khi phải lập trình để tạo ra một ứng dụng từ điển có thể chạy trên các máy điện thoại di động phổ biến trên thị trường hiện nay như Nokia series 40 (6100, 6800, 7210, 7250,...) hay Siemens SL45, SL55, M55, Samsung X100, V200... Các máy điện thoại này mặc dù có hỗ trợ Java (MIDP 1.0, CLDC 1.0) nhưng với dung lượng lưu trữ và bộ nhớ thực thi rất giới hạn (khoảng 100-300KB heap size). Một vấn đề khác khi lập trình trên các loại máy này là việc giới hạn kích thước tối đa của mỗi ứng dụng mà máy có thể tải về. Các ứng dụng Java trên điện thoại di động (còn được gọi là MIDlet) được nhóm lại với nhau để tạo thành file JAR (Java archive) rồi được triển khai và cài đặt trên máy điện thoại di động bằng cách dùng cáp nối máy tính với di động hoặc thông qua mạng không dây theo phương thức OTA (Over The Air Provisioning), mà phổ biến nhất ở Việt nam hiện nay là thông qua mạng GPRS. Khó khăn gặp

phải là phần lớn các máy di động đều giới hạn dung lượng của file JAR tải về là dưới 64KB, thậm chí có một số máy i-mode của hãng NTT DoCoMo (hỗ trợ ngôn ngữ Doja) chỉ cho phép tải file JAR dưới 30KB, thậm chí có máy dưới 10KB. Điều này dẫn đến rất nhiều phiền toái cho người lập trình trong việc thiết kế dữ liệu và viết chương trình.

Một phần của tài liệu Xây dựng ứng dụng từ điển anh việt cho điện thoại di động bằng J2ME (Trang 75 - 77)