6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
1.4.3. Bài học cho tỉnh Vĩnh Phúc
Từ những kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý nhà nước đối với hàng giả, hàng kém chất lượng của thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Vĩnh Phúc là:
Thứ nhất, Phải bổ sung chế tài đủ mạnh và có các biện pháp xử lý kiên quyết hơn nữa mới mang lại hiệu quả cao. Tập trung vào công tác vận động, thông tin tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phổ biến kiến thức về hàng giả, hàng kém chất lượng và tác hại của nó tới người dân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp;
Thứ hai, Tăng cường nguồn nhân lực vững mạnh cả về số lượng và chất lượng cũng như trang bị đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại cho lực lượng chức năng tham gia làm nhiệm vụ;
Thứ ba, Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực và giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng tham nhũng, tiếp tay cho các hành vi vi phạm;
Thứ tư, Chủ động phối hợp với doanh nghiệp, phối hợp giữa các lực lượng chức năng có liên quan và với các cấp, ban ngành, toàn thể nhân dân; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và đặc biệt là xử lý nghiêm các vi phạm cùng với chế tài đủ sức răn đe nhằm phòng ngừa ngay từ đầu những vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng;
Thứ năm, Xác định trọng tâm quản lý về hàng giả, hàng kém chất lượng đối với hàng hóa vận chuyển trên khâu lưu thông phù hợp với điều kiện thực tế của Vĩnh Phúc là tỉnh có các tuyến giao thông trọng điểm lưu chuyển hàng hóa đến các tỉnh.
21
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÀNG GIẢ, HÀNG KÉM CHẤT LƯỢNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
VĨNH PHÚC