6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
1.4.2. Nhân tố vi mô
a) Đối thủ cạnh tranh trong ngành:
Đây luôn là nhân tố tiềm ẩn và là mục tiêu gây áp lực lên mỗi doanh nghiệp khi muốn giành lấy thị phần trên thị trường.Tính chất và cường độ cạnh tranh ngành được đánh giá qua các tiêu chí sau: Số lượng các công ty đối thủ cạnh tranh, mức tăng trưởng trong ngành,sự đa dạng của các đối thủ cạnh tranh, đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ, khối lượng chi phí cố định và lưu kho, các rào cản rút lui.
Trong những thời điểm và những giai đoạn khác nhau thường có những đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường và những đối thủ yếu hơn rút ra khỏi thị trường. Để chống lại các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, các doanh nghiệp thường thực hiện các chiến lược như phân biệt sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, bổ sung những đặc điểm mới của sản phẩm, không ngừng cải tiến, hoàn thiện sản phẩm của mình có những đặc điểm khác biệt nổi trội hơn trên thị trường, doanh nghiệp nên đề phòng và lường trước các đối tác làm ăn, các bạn hàng, bởi vì họ có thể trở thành những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.Nếu ở trong một thị trường kinh doanh nhất định, doanh nghiệp vượt trội lên
các đối thủ về chất lượng sản phẩm, về giá cả và chất lượng phục vụ thì doanh nghiệp đó có khả năng cạnh tranh và sẽ có điều kiện để tiến xa hơn so với các đối thủ.
b) Sản phẩm thay thế:
Xuất phát đến từ các tiến bộ khoa học công nghệ, được hiểu là những sản phẩm/dịch vụ đến từ ngành/lĩnh vực kinh doanh khác nhưng có khả năng thay thế cho sản phẩm/dịch vụ hiện tại đã tồn tại trong việc thỏa mãn nhu cầu như nhau hoặc có thể tăng cường chi phí cạnh tranh.Hay nói cách khác,sản phẩm thay thế cải thiện mối quan hệ chất lượng/giá thành.
Do có mối quan hệ với chất lượng và giá thành nên các sản phẩm thay thế sẽ hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của một ngành bằng cách đặt một ngưỡng tối đa cho mức giá mà doanh nghiệp kinh doanh trong ngành có lợi nhuận.Bởi mang tính chất là sản phẩm thay thế nên hay dẫn tới sự cạnh tranh trên thị trường.Khi một sản phẩm chính tăng giá thì khuynh hướng của người tiêu dùng sẽ lựa chọn sang các sản phẩm thay thế mang tính chất tương tự và ngược lại.
c) Nhà cung cấp:
Nhà cung cấp rất quan trọng đối với các công ty bởi nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạch đã định trước. Trên thực tế nhà cung cấp thường được phân thành ba loại chủ yếu: loại cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu, loại cung cấp nhân công, loại cung cấp tiền và các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm. Như vậy mỗi doanh nghiệp cùng một lúc có quan hệ với nhiều nguồn cung cấp thuộc cả ba loại trên. Vấn đề đặt ra là yêu cầu của việc cung cấp phải đầy đủ về số lượng, kịp thời về thời gian, đảm bảo về chất lượng và ổn định về giá cả. Mỗi sự sai lệch trong quan hệ với nhà cung cấp đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, điều đó sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.Do vậy mỗi doanh nghiệp đều phải tự xây dựng cho mình một mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng để họ cung cấp đầu đủ về số lượng tuy nhiên cần tránh việc lệ thuộc quá và luôn phải lập kế hoạch dự phòng cho chuỗi cung ứng của mình.
d) Người mua hàng:
Khách hàng luôn là yếu tố không thể tách rời trong doanh nghiệp và là nhân tố quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của công ty trong thời điểm hiện tại và tương lai.Việc có được niềm tin và sự yêu quý của khách hàng khi lựa chọn mua sản phẩm của mình luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu của mỗi doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế tự do khi vai trò của người mua được đẩy lên mức cao nhất.Để đạt được sự tín nhiệm của khách hàng, doanh nghiệp thường phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố về mặt giá cả, chất lượng,dịch vụ sau bán vì lẽ đó mà sự cạnh tranh càng được đẩy lên mức cao hơn,gây tổn thất đến mức lợi nhuận của toàn ngành.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỒNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 2.1. Giới thiệu chung về tổ chức bộ máy và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần May Sông Hồng.
2.1.1. Giới thiệu chung về tổ chức bộ máy
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần May Sông Hồng Tên Tiếng Anh : Song Hong Garment Joinstock Company Tên viết tắt: SH. GARNY
Mã cố phiếu: MSH
Trụ sở chính: Số 105 đường Nguyễn Đức Thuận, Phường Thống Nhất, Thành
phố Nam Định,Tỉnh Nam Định
Điện thoại: +84 2283 649365 Fax: +84 2283 646737
Website: https://www.songhong.vn/
Email: changagoisonghongnd@gmail.com Mã số thuế /Mã số doanh nghiệp: 0600333307
Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp: số 0703000386 do Sở kế hoạch và
Đầu tư thành phố Nam Định cấp lần đầu ngày 03/06/2004
Vốn điều lệ: 500.094.000.000 đồng.
Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 500.094.000.000 đồng.
Công ty cổ phần may Sông Hồng được thành lập ngày 1/7/1988 với tên gọi Xí nghiệp May 1/7, là doanh nghiệp quốc doanh thuộc sở hữu của Nhà nƣớc với quy mô 100 người.
Năm 1993, công ty được đổi tên thành công ty May Sông Hồng.Năm 1997, xí nghiệp Bông tái sinh được sáp nhập vào Công ty May Sông Hồng, trở thành khu vực Sông Hồng II, toàn công ty có 3 xưởng may với 1000 người.
Năm 2001, thương hiệu Chăn Ga Gối Đệm mang tên Sông Hồng ra đời. Năm 2002, trụ sở chính chuyển về 105 Nguyễn Đức Thuận, TP. Nam Định, quy mô 3 xuởng may với 1500 người.
Năm 2004, công ty được cổ phần hóa, trở thành công ty cổ phần May Sông Hồng. Năm 2006, phát triển thêm khu vực Sông Hồng III tại Quốc lộ 10, TP. Nam Định,toàn công ty lên tới 3600 người với 6 xưởng may, 1 xưởng giặt, 1 xưởng chăn ga gối, 1 xưởng bông và chần bông.
Năm 2007, thành lập công ty TNHH May mặc Sông Hồng, có chi nhánh đại diện đặt tại Hồng Kông. Năm 2008, phát triển thêm khu vực Sông Hồng IV tại huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định với quy mô 4 xưởng may, 6000 người.
Năm 2010, triển khai dự án xây dựng khu vực Sông Hồng V tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định với quy mô 4 xưởng may. Năm 2013, thành lập khu sản xuất Sông Hồng 8 chuyên sản xuất chăn ga gối đệm cao cấp và bông không sử dụng hóa chất hàng đầu Việt Nam.
Năm 2016,công ty mở thêm 4 xưởng may tại huyện Nghĩa Hưng,tổng số cán bộ công nhân viên lên tới gần 11.000 người với 18 xưởng may.Năm 2018, Kỷ niệm 30 năm thành lập,công ty thực hiện niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán HOSE vào ngày 28/11 với tổng vốn điều lệ lên tới 476.280.000.000 đồng.Năm 2019-2020, May Sông Hồng lọt Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất do Forbes bình chọn.
Trong gần 33 năm hoạt động của mình thì công ty cổ phần May Sông Hồng từ một doanh nghiệp nhỏ còn phải lăn lộn, sinh tồn trên thị trường thì nay đã trở thành một công ty có quy mô lớn, tham gia hoạt động kinh doanh trên cả thị trường quốc tế lẫn thị trường nội địa.Công ty đã đạt được cho mình những thành tích tiêu biểu như: năm 2006, công ty được cấp chứng chỉ ISO 9001 – 2000 và đạt giải 3 giải thưởng trách nhiệm xã hội.Năm 2010, mặt hàng chăn ga gối đệm của công ty đạt được danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn và cũng cùng trong năm đó, công ty cũng đạt được cho mình chứng chỉ WRAP.Tiếp nối sau đó, năm 2013, công ty được chứng nhận doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt may Việt Nam lần thứ VIII – VITAS (2010 – 2013).Và cho đến năm 2018,công ty được chứng nhận Top 50 nhãn hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2018.
Các Phòng Khác
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty cổ phần May Sông Hồng
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Hội Đồng Quản Trị
Ban Tổng Giám Đốc
Tiểu Ban Kiểm Toán
Phó TGĐ Kinh Doanh Bộ phận chức năng Phó TGĐ Sản Xuất Quản lý Kinh Doanh Xưởng CGGD Phòng Nhân Sự Phòng Tài chính- Kế toán Phòng QA Phòng Sales Các Xưởng Sản Xuất Quản lý sản xuất
Chức năng nhiệm vụ:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả các Cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. Đại hội đồng cổ đông thông qua các số liệu BCTC hàng năm của Công ty và kế hoạch kinh doanh cho năm tiếp theo. Ngoài ra, Đại hội đồng cổ đông có chức năng là bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT của Công ty.
Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu, là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có từ 3 tới 11 thành viên với nhiệm kỳ của từng thành viên không quá năm (05) năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Tiểu ban Kiểm toán nội bộ là cơ quan trực thuộc Hội Đồng Quản trị như được quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 134 của Luật Doanh Nghiệp. Phần lớn thành viên của Tiểu ban Kiểm toán là thành viên Hội đồng quản trị độc lập và thành viên Hội đồng quản trị không điều hành. HĐQT sẽ quyết định có ít nhất một thành viên trong Tiểu ban Kiểm toán có chuyên môn về tài chính, kế toán hoặc kiểm toán và không làm việc cho bộ phận kế toán hoặc tài chính của Công ty. Các thành viên của Tiểu ban Kiểm toán sẽ có chuyên môn và kinh nghiệm đa dạng về quản lý rủi ro, hoạt động, tuân thủ.
Ban Tổng Giám đốc của Công ty gồm có 01 Tổng Giám đốc, 02 Phó Tổng Giám đốc và 01 Giám đốc tài chính. Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và HĐQT về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao và phải báo cáo các cơ quan này khi được yêu cầu. Các Phó Tổng Giám đốc và Giám đốc tài chính do HĐQT bổ nhiệm theo đề xuất của Tổng Giám đốc.
Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất: Chịu trách nhiệm trước pháp luật và HĐQT về công việc được giao. Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các phòng ban về công tác kỹ thuật, kế hoạch xuất nhập khẩu. Chỉ đạo hoạt động của các xưởng về công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư, thiết bị, kế hoạch tu sửa thiết bị, phụ tùng, định mức kinh tế kỹ thuật, công tác khoán chi phí thuộc phạm vi được phân công phụ trách. Tổ chức kiểm soát và theo dõi các quá trình sản xuất kinh doanh của công ty trong lĩnh vực kinh doanh chuyên trách.
Phó tổng giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm trước pháp luật và HĐQT về công việc được giao. Được Tổng giám đốc ủy quyền đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng gia công, quản lý, điều hành mọi hoạt động lĩnh vực may. Xem xét kế hoạch kinh doanh của các bộ phận công ty hoạt động kinh doanh và hỗ trợ trong lĩnh
vực kinh doanh chuyên trách. Trực tiếp chỉ đạo hoạt động văn phòng đại diện Hồng Kông và phòng thương mại quốc tế. Phê duyệt những người cung ứng/thầu phụ trong lĩnh vực kinh doanh chuyên trách. Báo cáo về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chuyên trách cho tổng giám đốc.
Phòng tổ chức nhân sự: Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, tổ chức nhân sự, lao động. Xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Tham mưu cho giám đốc về các vấn đề tổ chức, tiền lương, chăm sóc sức khỏe cho CBCNV. Kiến nghị các biện pháp quản lý các lĩnh vực nhân sự, tiền lương, giải quyết các thắc mắc, mâu thuẫn phát sinh, báo cáo giám đốc.
Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vực tài chính, vật tư. Thực hiện chức năng quản lý tài chính kế toán của công ty theo luật kế toán, các chuẩn mực kế toán và các chế độ tài chính theo quy định hiện hành.
Phòng kỹ thuật: Chỉ đạo, nghiên cứu thiết kế kỹ thuật công nghệ, xây dựng định mức, tiêu chuẩn chất lượng, lập quy trình sản xuất. Quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm. Chỉ đạo giám sát, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện quy trình kỹ thuật. Nghiên cứu thiết kế mẫu, chỉ đạo hướng dẫn, giám sát kiểm tra mẫu và giác sơ đồ trước khi vào sản xuất
2.1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty
a.Nhân tố vĩ mô + Sự biến đổi kinh tế:
- Lãi suất ngân hàng: Việc lãi suất ngân hàng tăng cao hoặc giảm mạnh đều ảnh hưởng tới định hướng chiến lược kinh doanh của công ty.Khi lãi suất tăng cao, công ty sẽ buộc phải hạn chế đi quy mô kinh doanh sản xuất của mình, đưa ra các chiến lược kinh doanh như:hạ thấp chi phí đầu vào,tối thiểu hóa chi phí phát sinh,tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có,sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên doanh nghiệp với mục đích đảm bảo tối đa hóa về mặt lợi nhuận,lúc này công ty sẽ phải tính toán tốt chi phí đầu ra và đầu vào để đưa ra mức giá người tiêu dùng chấp nhận chi trả.Đặt vấn đề ngược lại,khi lãi suất ngân hàng xuống thấp sẽ luôn là thời điểm tốt doanh nghiệp vay mượn vốn để mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm các trang thiết bị cũng như đầu tư vào hoạt động nghiên cứu để phát triển sản phẩm của mình nhưng thông thường khi lãi suất ngân hàng xuống thấp đồng nghĩa với việc tình hình kinh tế thị trường chung đang đi xuống, sức mua của người tiêu dùng bị giảm mà chi phí đầu vào bị tăng cao nên việc doanh nghiệp tính toán để đưa ra mức giá sản phẩm hợp lý người tiêu dùng chi trả được sẽ luôn là bài toán khó.Điều này trực tiếp gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủ khác.Cho nên, doanh nghiệp May Sông Hồng luôn có các chiến lược vay nợ hợp lý để đảm bảo nhu cầu vốn từ hoạt động sản xuất và hạn chế tối thiểu nhất về rủi ro lãi suất.
- Yếu tố lạm phát: Lạm phát trong nước ở nước ta ở mức cao. Điều này đã khiến cho người nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của người tiêu dùng bị giảm, đồng thời lạm phát cao còn làm tăng chi phí đầu vào đẫn đến tăng giá thành sản xuất, tăng giá sản phẩm, giảm khả năng cạnh trạnh của May Sông Hồng
- Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đối với CTCP May Sông Hồng, do thực hiện một số các giao dịch và khoản vay có gốc ngoại tệ,công ty sẽ chịu rủi ro khi có biến động về tỷ giá giữa Việt Nam đồng và ngoại tệ tương ứng.Đặc biệt trong hai năm 2019 và 2020 với bối cảnh tỷ giá VND/USD được duy trì ổn định, thậm chí đã tăng giá nhẹ trong khi thị trường ngoại hối gần như không có áp lực vào cuối năm cộng hưởng với việc đồng nhân dân tệ tiếp tục giảm mạnh so với Việt Nam đồng đã tạo ra một lợi thế lớn cho May Sông Hồng khi khách hàng chủ yếu của công ty đến từ Mỹ và nguyên vật liệu phần lớn nhập khẩu từ Trung Quốc.
+ Các lực lượng chính trị-pháp luật:
Với tư cách là một công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán nên May Sông