QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH Đề tài Quản lí Thuế xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cục Thuế Hà Nội giai đoạn 2015-2021 và định hướng đến năm 2025 (Trang 44 - 49)

Những ngày đầu thành lập Cục Thuế Hà Nội (01/10/1990) do khủng hoảng kinh tế nên nguồn thu không đủ đáp ứng nhu cầu chi, nhất là chi cho đầu tư xây dựng cơ bản và chi cho sự phát triển kinh tế. Từ năm 1991, khi nền kinh tế dần ổn định cùng với việc hoàn thiện các chính sách thuế, tài chính cộng với sự nỗ lực của toàn ngành Tài chính nói chung, Cục Thuế Hà Nội nói riêng nên nguồn thu ngân sách Thành phố không ngừng tăng lên cả ở khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, thường xuyên đóng khoảng 20 – 22% tổng thu ngân sách cả nước.

Năm 1992 tổng thu nội địa trên địa bàn được 3.328 tỷ đồng, tăng 170% so với cùng kỳ năm 1991. Đến năm 1995 số thu lên 6.640 tỷ đồng, gấp 5,5 lần năm 1991.

Đặc biệt, năm 2009, mặc dù thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội theo đó các chính sách ưu đãi miễn, giảm, gia hạn nộp thuế đã làm giảm thu của Hà Nội khoảng 3.900 tỷ đồng; trong khi đó, nhiệm vụ thu NS được giao tăng 21% so dự toán 2008. Tuy nhiên, kết quả thu ngân sách của Thành phố vẫn đạt khá, được 75.099 tỷ đồng, đạt 121% dự toán năm và tăng 19% so cùng kỳ.

Năm 2011, là năm đầu tiên Cục Thuế Hà Nội có số thu vượt ngưỡng 100 nghìn tỷ đồng (116.897 tỷ). Đến năm 2019, tổng thu ngân sách thực hiện là 252.179 tỷ, đạt 102,6% dự toán, tăng 14,9% so với cùng kỳ, gấp 3,4 lần so 10 năm trước (2009).

Nỗ lực trong triển khai cải cách

Song song với nhiệm vụ thu ngân sách, công tác cải cách - hiện đại hóa luôn là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển của Cục Thuế Hà Nội. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn nội dung cải cách – hiện đại hóa cũng khác nhau.

Giai đoạn 1991-2000 cải cách thuế bước một - Thực hiện chính sách thuế mới gắn liền với tổ chức lại hệ thống quản lý thuế. Giai đoạn 2001-2010 - Thực hiện công cuộc cải cách toàn diện, sâu sắc, triệt để cả về thể chế, cơ sở vật chất, phương thức và con người quản lý.

Giai đoạn 2011-2020 – Cải cách thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao...

Trong đó, xác định công cuộc cải cách phải lấy lực lượng cán bộ làm nòng cốt, Cục Thuế Hà Nội đã luôn chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức. Nhờ vậy, đến nay số cán bộ có trình độ đại học trở lên đạt trên 92%, vượt xa so với 30 năm

trước đây; Nhiều cán bộ công chức có trình độ thạc sỹ, có 2 - 3 bằng đại học chuyên ngành, ngoại ngữ và tin học...

Cục Thuế Hà Nội cũng tập trung cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính thuế (TTHC). Theo đó, lấy sự hài lòng của người nộp thuế (NNT), của nhân dân là mục tiêu chính để cải cách TTHC; Chuyển từ hành chính quản lý thuế sang hành chính phục vụ một cách thực chất; Thường xuyên rà soát, đánh giá lại toàn bộ các TTHC thuế, các bước công việc trong các quy trình quản lý thuế để tiếp tục tham mưu, đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền cắt giảm, đơn giản hoá TTHC theo hướng minh bạch, thông thoáng, phù hợp pháp luật hiện hành và xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, tạo thuận lợi tối đa, giảm thời gian, chi phí tuân thủ pháp luật thuế cho người nộp thuế.

Kết quả, trong 288 thủ tục hành chính lĩnh vực thuế, đã có 102 thủ tục được thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.

Cục Thuế Hà Nội đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào các bước, các khâu trong công tác quản lý thuế, công khai minh bạch, đơn giản hoá TTHC thuế... để hỗ trợ, tạo điều kiện ngay từ ngày đầu khởi nghiệp cũng như trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ năm 2017, việc đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp và cấp mã số doanh nghiệp tự động được thực hiện trong thời gian không quá 30 phút, chỉ bằng 12,5% thời gian so với quy định là 4 tiếng đồng hồ. Cục Thuế TP Hà Nội tiếp tục duy trì chất lượng, hiệu quả khai thuế qua mạng với kết quả trên 98% doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng và trên 96% số tiền thuế nộp theo phương thức điện tử đã giảm thời gian, chi phí cho NNT và cho cả cơ quan thuế trong kê khai, nộp thuế.

Bên cạnh đó, Cục Thuế TP Hà Nội còn triển khai tích cực, có hiệu quả nhiều để án, chương trình thí điểm về cải cách, hiện đại hoá của UBND TP, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế như: Hóa đơn điện tử (phấn đầu trước 01/10/2020 đạt tỷ lệ 100% doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn sử dụng hóa đơn điện tử; biên lai điện tử; hoàn thuế điện tử; vận hành ứng dụng khai thuế GTGT, TNCN điện tử đối với hoạt động cho thuê nhà của cá nhân... Vận hành quản lý tốt hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) và phần mềm quản trị công việc (V-office).

Để công cuộc cải cách vận hành đồng bộ, đạt hiệu quả cao nhất, Cục Thuế Hà Nội đã xây dựng cơ sở vật chất theo hướng hiện đại, có trọng tâm trọng điểm, sát hợp với yêu cầu của từng đơn vị. Tập trung hiện đại hóa các trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu của quy trình quản lý thuế. Trên cơ sở đó xây dựng mạng diện rộng, tăng cường trao đổi thông tin với các ngành có liên quan, giữa các bộ phận để nắm bắt thông tin kịp thời phục vụ cho quản lý thu thuế hiệu quả hơn.

Ghi nhận những đóng góp của Cục Thuế TP Hà Nội, Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 2014), Huân chương độc lập hạng Ba (2010), 02 Huân chương Lao động hạng nhất (2005 Cục Thuế Hà Nội, 2004 Cục Thuế Hà Tây), 02 Huân chương Lao động hạng Nhì (1999 Cục Thuế Hà Nội, 1998 Cục Thuế Hà Tây), 02 Huân chương Lao động hạng Ba (1993 Cục Thuế Hà Nội, 1995 Cục Thuế Hà Tây)... và nhiều Bằng khen, Giấy khen của UBND Thành phố Hà Nội, Bộ Tài chính, Tổng cục thuế.

2. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Phòng Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế

Giúp Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý; thực hiện cấp phát, bán hoá đơn ấn chỉ thuế cho các đơn vị trong và ngoài ngành thuế, các tổ chức và cá nhân nộp thuế; quản lý sử dụng hoá đơn ấn chỉ thuế.

Phòng Kê khai và Kế toán thuế

Giúp Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế về đăng ký thuế; khai thuế; nộp thuế, hoàn thuế (trừ hoàn thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất), khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế; kế toán thuế; thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.

Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Giúp Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện công tác về quản lý nợ thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế; khoanh nợ, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; miễn tiền chậm nộp thuế; không tính tiền chậm nộp thuế và cưỡng chế thu tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế – (gọi chung là công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế) trong phạm vi quản lý.

Phòng Thanh tra – Kiểm tra

Giúp Cục trưởng Cục Thuế thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế; kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn thuế, gian lận thuế; thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.

Phòng Nghiệp vụ – Dự toán – Pháp chế

Giúp Cục trưởng Cục Thuế trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách pháp luật thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu Ngân sách Nhà nước được giao hàng năm; thực hiện công tác pháp chế về thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.

Phòng Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác

Giúp Cục trưởng Cục Thuế hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện thống nhất các biện pháp, nghiệp vụ, quy trình quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác (bao gồm: Hợp tác xã; Phí, lệ phí; Thuế thu nhập cá nhân của người hành nghề tự do; Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên khoáng sản). Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế đối với đối tượng được giao quản lý; Tổ chức thực hiện công tác hoàn thuế thu nhập cá nhân, miễn giảm thuế thu nhập cá nhân.

Phòng Kiểm tra nội bộ

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội

bộ cơ quan thuế, công chức thuế), giải quyết tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

Phòng Công nghệ thông tin

Giúp Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế, quản lý nội bộ và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo công chức thuế, người nộp thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý; hiện đại hóa và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý thuế.

Phòng Tổ chức cán bộ

Giúp Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý công chức, biên chế, tiền lương, đào tạo công chức và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục Thuế.

Văn phòng

Giúp Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội xây dựng, triển khai thực hiện nội quy cơ quan, quy chế làm việc; tổ chức và vận hành công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, hệ thống quản lý chất lượng ISO; xây dựng chương trình, kế hoạch, tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác của Cục Thuế.

Phòng Tài vụ – Quản trị – Ấn chỉ

Giúp Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác quản lý tài chính; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; quản trị; in ấn chỉ thuế theo phạm vi được phân cấp; và quản lý hoá đơn tự in của các tổ chức và cá nhân nộp thuế quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Cục Thuế.

Phòng Quản lý các khoản thu từ đất

Giúp Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn Cục Thuế quản lý.

3. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ 3.1 Chức năng

Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế); tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Tổng cục Thuế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định:

Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thuế;

Chiến lược, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về quản lý thuế; Dự toán thu thuế hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:

Dự thảo thông tư và các văn bản khác về lĩnh vực quản lý của Tổng cục Thuế; Kế hoạch hoạt động hàng năm của Tổng cục Thuế.

Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, quy trình nghiệp vụ; văn bản quy phạm nội bộ và văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế.

Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Tổng cục Thuế. Tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật:

Hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; tổ chức công tác hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật;

Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ về đăng ký thuế, cấp mã số thuế, kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt và các nghiệp vụ khác có liên quan;

Quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, xóa tiền nợ thuế, tiền phạt thuế;

Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật;

Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Ủy nhiệm cho các cơ quan, tổ chức trực tiếp thu một số khoản thuế theo quy định của pháp luật.

Tổ chức các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế. Được áp dụng các biện pháp hành chính để đảm bảo thực thi pháp luật về thuế:

Yêu cầu người nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu tổ chức tín dụng, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan cung cấp tài liệu và phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế;

Ấn định thuế, truy thu thuế; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vi phạm hành chính thuế.

Lập hồ sơ kiến nghị khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế; thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.

Thanh tra chuyên ngành thuế; kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

Xây dựng, triển khai, quản lý phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu quốc gia chuyên ngành về thuế, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, công tác quản lý nội ngành và cung cấp các dịch vụ điện tử hỗ trợ người nộp thuế.

Tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê về thuế và chế độ báo cáo tài chính theo

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH Đề tài Quản lí Thuế xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cục Thuế Hà Nội giai đoạn 2015-2021 và định hướng đến năm 2025 (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)