Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Hà

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần sữa (Trang 26 - 29)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Hà

Sữa Hà Nội

a) Nhân tố bên ngoài

- Yếu tố chính trị và luật pháp:

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ bị ảnh hưởng bởi môi trường chính trị và pháp luật như: các chính sách về an toàn về thực phẩm đối với thị trường trong nước và xuất khẩu; các chính sách và quy định về nhãn hiệu hàng hóa;… Luật doanh nghiệp và chứng khoán chưa hoàn chỉnh; Nhà nước luôn ban hành, đề ra các nghị định, nghị quyết mới. Điều đó sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với hoạt động kinh doanh của Công ty. Cụ thể như:

Nghị quyết số 42/NQ-CP

Ngày 9/4/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Theo đó, người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động từ tháng 4 đến tháng 6/2020, thì được vay tối đa 50% tiền lương theo thời gian trả lương thực tế không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng.

Tác động tích cực: Hầu hết nhân công của Hanoimilk đều phải tạm nghỉ việc do hoạt động sản xuất kinh doanh bị tạm ngưng, chính sách hỗ trợ này của Nhà nước đã giúp công ty vay vốn ngân hàng với lãi suất 0%, có thêm kinh phí để chi trả tiền nhân công. Nhân viên của công ty được hưởng tiền lương trợ cấp 3 triệu đồng/tháng đối với công nhân, nhận 50% lương đối với cán bộ nhân viên, giúp ổn định một phần cuộc sống người lao động. Qua đó giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19

Chỉ thị yêu cầu thực hiện cách ly toàn xã hội 15 ngày trên phạm vi tòa quốc. Yêu cầu mọi người dân ở nhà chỉ ra ngoài trong trường hợp cần thiết; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện tại nơi công cộng; người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.

Tác động tiêu cực: Do ảnh hưởng của dịch Covid- 19 hoạt động sản xuất của công ty bị chậm lại khiến cho doanh thu của công ty giảm dẫn đến lợi nhuận giảm. Cán bộ nhân viên không thể đến tận nơi làm việc cũng ảnh hưởng đến năng suất cũng như khả năng làm việc, gây ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu của công ty.

- Yếu tố kinh tế:

Sản phẩm của Hanoimilk thuộc nhóm hàng thực phẩm tiêu dùng, khách hàng sử dụng sản phẩm của Công ty là các cá nhân, hộ gia đình. Chính vì vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập của người dân có ảnh hưởng quan trọng đến việc tiêu thụ sản phẩm cũng như tốc độ tăng trưởng của Công ty.

Trong năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cao đạt 7,08%/năm, thu nhập của người dân cũng được cải thiện (năm 2020 thu nhập bình quân của người dân tăng khoảng 35,6 USD so với năm 2019). Điều này đã tác động tích cực đến sức mua trong nước, trong đó có ngành chế biến sữa. Thu nhập của người dân được nâng cao, người dân sẽ quan tâm hơn đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, họ sẽ tăng chi tiêu cho việc tiêu dùng các sản phẩm dinh dưỡng như sữa. Tuy nhiên, nếu như nền kinh tế tăng trưởng chậm, dẫn đến thu nhập của người dân giảm, lúc đó họ chỉ tập trung tài chính để chi tiêu cho việc tiêu cho các nhu yếu phẩm, điều này sẽ tác động đến sức tiêu thụ sữa trong nước, kéo theo sự giảm sút doanh thu và lợi nhuận của Công ty.

- Các yếu tố văn hoá xã hội:

Các yếu tố về thị hiếu, sở thích, thói quen của người tiêu dùng cũng tác động không nhỏ đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Công ty cần khảo sát, điều tra để nắm bắt được yêu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm sữa. Đáp ứng đúng, đủ yêu cầu của họ để ra tăng doanh thu bán hàng. Đồng thời có chiến lược tung ra các sản phẩm mới, nguồn dinh dưỡng tốt hơn để tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.

- Đối thủ canh tranh:

Khả năng cạnh tranh là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Việc ra nhập vào các tổ chức lớn như WTO, vừa là cô hội đồng thời cũng là thách thức không nhỏ cho Hanoimilk. Với việc ra nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành sữa sẽ có điều kiện dễ dàng hơn trong thâm nhập thị trường và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tại Việt Nam. Đặc biệt, các công ty này thường có vốn lớn và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh. Do đó, ngoài cạnh tranh với sản phẩm trong nước, Công ty còn phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh rất lớn là các sản phẩm Sữa nhập ngoại. Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh khốc liệt cũng sẽ giúp Công ty có sự kinh nghiệm hơn, có những phương hướng chiến lược kinh doanh mới hơn, hiệu quả hơn để có thể đứng vững trên thị trường.

b) Các nhân tố bên trong

- Nhân tố vốn:

công ty có thể huy động vào hoạt động kinh doanh, khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh. Công ty có nguồn vốn chủ yếu là tự có nên có thể chủ động về nguồn vốn kinh doanh của mình. Tuy nhiên Công ty đang gặp khó khăn về phần vốn do hoạt động kinh doanh kém, nguồn vốn không quay vòng nhanh, làm hiệu quả kinh doanh giảm đi rõ rệt.

- Nhân tố con người:

Trong giai đoạn 2018 – 2019, Hanoimilk có một sự thay đổi, cắt giảm một số công nhân viên Công ty và Nhà máy chế biến sữa Hà Nội. Tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn được duy trì. Theo cơ cấu nguồn nhân lực, độ tuổi từ 18 – 35 tuổi luôn chiếm đại đa số (khoảng 70% - 76%) trong giai đoạn 2018 – 2020 với trình độ THPT Nghề là chủ yếu do công ty cần nhiều đội ngũ nhân viên trẻ khỏe để làm việc cho nhà máy.

Hiện nay, Hanoimilk đã đào tạo được đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ và tâm huyết với công ty. Hầu hết cán bộ nhân viên của Hanoimilk còn trụ lại đến ngày hôm nay đều là những người trung thành, hết lòng vì công ty và chấp nhận rằng con đường đi lên bằng chất lượng là con đường gian nan, thử thách. Các Trưởng bộ phận đã bắt đầu chịu được áp lực công việc và dần dần chủ động công việc do mình phụ trách.

Đội ngũ nhà quản trị trong Công ty toàn là những thành viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Luôn cố gắng tạo mọi điều kiện để nhân viên có môi trường làm việc tốt và bình đẳng nhất để nâng cao năng suất hiệu quả lao động. Luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, lắng nghe ý kiến từ khách hàng từ đó giúp hoàn thiện và phát triển Công ty.

- Nhân tố Công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật:

Nhà máy chế biến sữa của công ty được khởi công năm 2002 tại huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội với tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng. Nhà máy có công suất 40 triệu lít sữa/năm, dây chuyền kĩ thuật tiên tiến do được nhập khẩu từ tập đoàn Tetra Pak – Thụy Điển, thiết bị chế biến sữa đồng bộ và hiện đại.

Hệ thống dây chuyền, trang thiết bị đồng bộ. Tiếp tục đầu tư các thiết bị kỹ thuật, máy móc chuyên ngành hiện đại, mang tính đổi mới công nghệ. Thông qua việc đầu tư để tiếp cận được những phương tiện, thiết bị hiện đại theo hướng phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.

Việc đầu tư công nghệ kỹ thuật, mở rộng nhà máy giúp nâng cao năng lực sản xuất của Công ty, giảm chi phí lao động không cần thiết cùng với các chương trinh marketing, PR tốt sẽ tạo điều kiện, tiền đề để Công ty tăng trưởng mãnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần sữa (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)