Giải pháp giảm chi phí

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty (Trang 51 - 54)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2.3. Giải pháp giảm chi phí

Giảm chi phí giúp cho doanh nghiệp có thể đưa ra được một bảng giá đấu thầu cạnh tranh nhất để trúng thầu được dự án. Việc giảm chi phí sẽ dẫn đến lợi nhuận tăng và điều đó có nghĩa là hiệu quả kinh doanh cũng tăng theo.

Sắp xếp, tổ chức quản lý kinh doanh:

Chi phí là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh; chỉ tiêu lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng, là điều kiện sống còn của mỗi doanh nghiệp. Để có lợi nhuận Công ty cần đầu tư, có chiến lược kinh doanh cụ thể và phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển. Để giảm được chi phí trước tiên phải nâng cao hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực bằng cách nâng cao năng suất lao động. Đây chính là yếu tố cốt lõi quan trọng nhất để tiết kiệm chi phí tiền lương, lao động quản lý từ đó giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận lớn. Đối với công tác này yêu cầu phải xây dựng cơ cấu lao động tối ưu nhất, tổ chức lao động khoa học, phù hợp với yêu cầu của từng dự án thi công nhất. Tiến hành xây dựng bảng kế hoạch về công việc, thời gian làm việc, số lượng công việc hợp lý…

Tăng cường sử dụng hợp lý tài sản lưu động, vốn lưu động nhằm tăng quay vòng vốn:

Việc tiến hành bảo toàn và phát triển nguồn vốn lưu động phải được dựa trên cơ cấu tạo nguồn vốn.Cũng như nguồn vốn kinh doanh nói chung của doanh nghiệp, cần phải xác định được nguồn vốn lưu động cần tối thiểu là bao nhiêu. Nguồn vốn này giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, không bị đứt đoạn nó cần tránh việc thiếu vốn hay sử dụng vốn…

Xác định cơ cấu vốn lưu động hợp lý: lượng tiền cần phải có là bao nhiêu, lượng hàng dành cho dự trữ mức độ thế nào là đủ, tránh tình trạng dự trữ quá nhiều gây ứ đọng vốn hoặc dự trữ quá ít khi cần số lượng lớn lại không đủ đáp ứng khi cần.

Cần có sự tính toán, cân nhắc, lựa chọn kỹ xem nên đầu tư vốn lưu động vào lúc nào, vào khâu nào, vào đối tượng nào thì có lợi nhất, tiết kiệm nhất, đem lại hiệu quả cao nhất.

Giảm chi phí dành cho người lao động:

Cho dù doanh nghiệp không chọn giải pháp cắt giảm số lượng nhân viên thì cũng có nhiều cách để giảm chi phí nhân công trong giai đoạn kinh doanh khó khăn. Việc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ có nghĩa là doanh nghiệp phải trả lương gấp đôi bình thường cho mỗi giờ làm thêm. Thay vì trả lương ngoài giờ, doanh nghiệp nên cố gắng sắp xếp lại bảng phân công công việc và tránh việc phải làm thêm giờ. Có lẽ một số nhân viên sẽ muốn bắt đầu làm việc sớm hơn và một số khác lại muốn tan làm muộn hơn. Những giải pháp này sẽ cho phép họ hoàn thành công việc trong giờ làm việc mà không phải tốn thêm chi phí cho các ca làm thêm giờ.

Một cách khác để giảm chi phí nhân công là khuyến khích nhân viên cố gắng giảm bớt ngày nghỉ vì những lý do cá nhân hay đau ốm. Mỗi khi có một nhân viên phải nghỉ ốm, doanh nghiệp sẽ cần tìm cách thay thế vị trí đó, bằng cách yêu cầu nhân viên khác làm thêm giờ, hoặc phải giảm ca làm và giảm năng suất. Dù bằng cách nào, những ngày nhân viên nghỉ ốm và bận công việc cá nhân đều là gánh nặng cho công ty.

Tăng tính an toàn:

Tăng chi phí ban đầu cho việc đảm bảo an toàn lao động sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm đáng kể chi phí hoạt động. Hãy xét đến tất cả các các chi phí tổn thất, cả trực tiếp

và gián tiếp, khi có 1 tại nạn xảy ra ở nơi làm việc, bao gồm: Chi phí thuốc thang; phí

bảo hiểm tăng; năng suất giảm trong khi nhân viên nghỉ; tốn tiền bạc và thời gian để

điều tra nguyên nhân của tai nạn; chi phí cho việc làm thay ca và thời gian cho nhân

viên đó; tinh thần lao động giảm sút; mất uy tín công ty và chi phí cho quan hệ công chúng; tiền phạt và án phí từ cơ quan chính phủ trong một số trường hợp.

Do vậy, tăng các biện pháp an toàn và phòng chống tai nạn lao động trước hết sẽ cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Các thủ tục đánh giá và đảm bảo tính hiệu quả:

Đây là thời điểm tốt để xem xét tất cả các thủ tục và quy trình làm việc để cắt giảm những công việc thừa thãi. Liệu các công việc chồng chéo có khiến đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp đang phải bỏ gấp đôi công sức chỉ để giải quyết một công việc nhất định? Liệu doanh nghiệp có thể giảm số lượng tài liệu photocopy và tiết kiệm chi phí

giấy mực không? Liệu doanh nghiệp có thể khuyến khích nhân viên giảm in ấn bằng việc lưu tài liệu ở dạng bản mềm thay vì in tài liệu cứng không? Có những quy trình nào đã trở nên thừa thãi nhưng nhân viên vẫn đang dành thời gian hoàn thành không? Có phương pháp nào giúp hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả hơn không?

Doanh nghiệp cần xem xét các cách thức mà mình có thể áp dụng để tiết kiệm thời gian và chi phí. Xem xét đến việc tiết kiệm năng lượng bằng cách tắt đèn vào ban đêm và chỉ làm vệ sinh văn phòng hai ngày một lần thay vì hàng ngày. Làm việc hiệu quả hơn giúp tiết kiệm nguồn lực đáng giá.

Giảm thiệt hại cho các máy móc, thiết bị:

Thiệt hại về máy móc, thiết bị ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh theo hai cách. Thứ nhất, thiệt hại về thiết bị làm giảm năng suất trong khi thiết bị được sửa chữa. Tùy vào tầm quan trọng đối với toàn bộ quy trình mà các phần bị hư hỏng có thể đẩy cả dây chuyền hoạt động của doanh nghiệp mất năng suất trong một khoảng thời gian. Thứ hai, thiệt hại về thiết bị sẽ tiêu tốn một khoản phí sửa chữa liên quan bao gồm tiền công sửa, thời gian sửa và các vật tư thay thế.

Trong dài hạn, đảm bảo nhân viên làm đúng quy trình để tránh thiệt hại cho máy móc, thiết bị có thể góp phần đáng kể vào việc tiết kiệm chi phí cho công ty.

Trước khi xảy ra thiệt hại nghiêm trọng và tốn kém, doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng các máy móc, thiết bị của mình để có thể thay thế bộ phận bị hỏng hóc.

Tìm kiếm nhà cung cấp tốt nhất:

Doanh nghiệp cần chắc chắn rằng mình đang nhận được dịch vụ, giá cả, chất lượng tốt nhất cho các vật tư cần thiết. Do đó, việc bỏ thời gian để tìm kiếm nhà cung ứng tốt nhất có thể giúp doanh nghiệp tiết nghiệp một khoản khá lớn.

Rõ ràng hình thức tiết kiệm này có thể được áp dụng hiệu quả dựa trên quy mô và các doanh nghiệp lớn sẽ tiết kiệm được nhiều hơn, nhưng bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể tiết kiệm bằng cách đổi nhà cung cấp rẻ hơn.

Các biện pháp khuyến khích nhân viên cắt giảm chi phí trong dài hạn:

Nhiều công ty áp dụng chính sách để nhân viên cũng có thể góp phần vào việc tiết kiệm chi phí trong một khoảng thời gian cụ thể. Điều này khuyến khích và thúc đẩy nhân viên tự làm việc hiệu quả hơn, tự hạn chế tai nạn lao động và thiệt hại, góp phần trong việc giảm chi phí, hơn là đẩy toàn bộ việc đó lên vai nhà quản lý.

Có rất nhiều cách để giảm chi phí của doanh nghiệp. Với mỗi hoạt động tiết kiệm chi phí, lợi nhuận của công ty sẽ tăng lên nhiều hơn và giảm tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cắt giảm chi phí ngay lúc này có thể đảm bảo sự tồn tại cho

các doanh nghiệp trong những thời điểm khó khăn và điều này vẫn có thể áp dụng khi nền kinh tế phục hồi.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)