Lực lượng thứ hai trong mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Porter đó là mức độ ganh đua giữa các công ty trong phạm vi một ngành. Bởi vì, các doanh nghiệp trong một ngành cùng lệ thuộc lẫn nhau, các hành động của một công ty thường kéo theo các hành động đáp trả của các công ty khác. Sự ganh đua mãnh liệt khi một doanh nghiệp bị thách thức bởi các hành động của doanh nghiệp khác hay khi doanh nghiệp nhận thức được một cơ hội cải thiện vị thế của nó trên thị trường.
Thực trạng cạnh tranh cùng ngành cung ứng nguồn nhân lực tại thị trường miền Trung diễn ra khá sôi động, với sự có mặt của các công ty cung ứng nguồn nhân lực lớn
đã hoạt động lâu năm trong ngành như công ty TNHH cung ứng nhân lực Nhân Kiệt, Công ty Cổ Phần Tư Vấn Và Cung Ứng Nguồn Nhân Lực Tâm Quê, công ty Cổ phần cung ứng nhân lực Thành Vinh...
Hiếm khi có được sự đồng nhất của các doanh nghiệp trong một ngành. Bởi các doanh nghiệp luôn khác nhau về các nguồn lực, khả năng và tìm cách gây khác biệt với các đối thủ. Thường thấy các doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách gây khác biệt giữa sản phẩm của nó với những gì mà đối thủ cung cấp. Các công cụ thường sử dụng trong cuộc chạy đua tạo giá trị cho khách hàng là giá, chất lượng, sự cải tiến và đáp ứng khách hàng. Do đó, cường độ ganh đua giữa các công ty trong ngành tạo nên một đe dọa mạnh mẽ đối với khả năng sinh lợi. Một cách khái quát, mức độ ganh đua giữa các công ty trong ngành là một hàm số của ba nhân tố chính: cấu trúc cạnh tranh ngành, các điều kiện nhu cầu; rào cản rời khỏi ngành cao.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƢỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG NGUỒN
NHÂN LỰC ICO. 3.1. Định hƣớng phát triển của công ty trong thời gian tới
3.1.1. Mục tiêu phát triển của công ty thời gian tới
Giữ vững thị trường, tiếp tục phát triển theo hướng cung cấp dịch vụ nguồn nhân lực, phát huy năng lực hiện có, đảm bảo đủ việc làm và thu nhập cho người lao động, hoàn thành nghĩa vụ của nhà nước, đạt sự phát triển vững vàng hơn những năm qua.
3.1.2. Chiến lược và định hướng phát triển của công ty
Trong những năm tới đây khi Việt Nam hội nhập sâu vào thị trường thế giới, môi trường đầu tư ngày một nâng cao hứa hẹn một sự phát triển chung của cả nền kinh tế quốc dân. Từ đó có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam hơn giúp cho ngành cung ứng nguồn nhân lực phát triển, song bên cạnh đó có những thách thức không hề nhỏ đó là:
- Cơ hội: Mở rộng thị trường trong nước, tiếp cận thông tin đa dạng, công nghệ ngày một hiện đại, kinh nghiệm quản lý phong phú, huy động các nguồn vốn từ nhiều tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, phát huy có hiệu quả năng lực hiện có, và tiếp tục đầu tư phát triển cả chiều rộng và chiều sâu.
- Thách thức: Áp lực cạnh tranh trong nước ngày một tăng, nhu cầu đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ, nhu cầu về việc làm, thu nhập đời sống của người lao động và các vấn đề an ninh xã hội, bảo vệ môi trường, nhu cầu đổi mới, cách thức quản lý doanh nghiệp.
Chiến lược phát triển:
Chiến lược của công ty vẫn tiếp tục đầu tư vào thị trường mục tiêu đã nghiên cứu, cung cấp nguồn nhân lực luôn chiếm vị trí hàng đầu. Hiện nay nhân lực quản lý của công ty còn rất yếu, việc lựa chọn, tiếp cận và tuyển mộ đội ngũ nhân lực có chuyên môn và kinh nghiệm là mục tiêu hàng đầu trong giai đoạn sắp tới. Muốn có một đội ngũ quản trị có chất lượng cao không phải một sớm một chiều mà đây là định hướng lâu dài.
3.2. Đề xuất một số giải pháp mở rộng thị trƣờng của Công ty Cổ phần cung ứng nguồn nhân lực ICO. nguồn nhân lực ICO.
Xây dựng và cung cấp các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng công nghiệp trước khi đi làm cho sinh viên mới tốt nghiệp; các chương trình đào tạo kỹ năng nâng cao cho công nhân để nâng cao kỹ năng; các chương trình đào tạo để nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp cho các khu vực địa lý, dân số, lao động đặc thù, phù hợp với tính chất đặc thù của từng đối tượng. Khuyến khích doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động tham gia vào quá trình giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp
Xây dựng tổ chức bộ máy, nhân sự và các công cụ để tổ chức giám sát, đánh giá và công nhận kỹ năng nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quốc gia để người lao động được đánh giá và công nhận, phản ánh đúng năng lực làm việc thực tế.
Thiết kế các chương trình, nội dung đào tạo kỹ thuật số cho người dân theo các cấp độ từ cơ bản đến nâng cao, nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ kinh phí cho người lao động trong các doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo kỹ năng mới để chuyển đổi công việc trong quá trình chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ để đổi mới sản xuất kinh doanh; hỗ trợ để đào tạo nghề cho người lao động thất nghiệp trong quá trình chuyển đổi số. Khuyến khích tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng số ngắn hạn cho người dân.
Thực hiện chính sách thu hút nhân tài, trong đó xây dựng các chính sách về nhà ở, lương thưởng phù hợp mặt bằng quốc tế và các ưu tiên khác về điều kiện sinh hoạt, làm việc nhằm thu hút và giữ chân các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý có trình độ cao.
Khuyến khích doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động tham gia vào quá trình giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp để chương trình, nội dung đào tạo gắn với thực tiễn, đào tạo theo nhu cầu thị trường lao động, đồng thời doanh nghiệp sẽ tham gia vào xây dựng chương trình đào tạo và giám sát cả quá trình đào tạo.
Xây dựng bản đồ công nghiệp của Việt Nam để xác định các chuỗi công nghiệp, chuỗi cung ứng phục vụ khai thác, phân bổ, sử dụng lao động trên toàn quốc, tận dụng hiệu quả nguồn lực lao động cho phát triển kinh tế xã hội.
Rà soát, đơn giản hóa thủ tục về thành lập, giảm bớt các gánh nặng về chế độ quản lý lao động, tài chính, và có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thu, nộp và hoàn thuế nhằm khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký thành lập và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp
3.2.2. Hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin thi trường lao động và dịch vụ việc làm
Tập trung phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động làm cơ sở cho việc kết nối cung cầu lao động, theo đó cần thực hiện:
Hoàn thiện quy trình, phương pháp để tổ chức thu thập, cập nhật, lưu trữ, tổng hợp dữ liệu về thông tin về thị trường lao động phục vụ xây dựng chính sách, quản trị thị trường lao động trên cơ sở tối ưu hóa việc kết nối, chia sẻ với dữ liệu đã có.
Xây dựng và triển khai Đề án dự báo cung - cầu lao động để làm cơ sở thực hiện phân tích, dự báo thị trường lao động theo vùng miền, theo từng lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện phân tích những biến động trong cung - cầu lao động, nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu lao động từ các số liệu được thu thập để kịp thời cung cấp cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân
Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, thông tin thị trường lao động đến mọi tổ chức, cá nhân: hình thành App, website về việc làm, thị trường lao động để mọi người có thể chủ động khai thác, cập nhật thông tin; phổ biến thông qua các phiên giao dịch việc làm, hội nghị định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên; thông qua các ấn phẩm về phân tích, dự báo thị trường lao động,...
Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho việc thu thập, lưu trữ số liệu, phân tích và dự báo; hạ tầng thông tin cần đảm bảo cho việc truyền tải số liệu giữa các địa phương và giữa trung ương và địa phương.
Thiết kế chương trình hướng nghiệp đa dạng về đối tượng, nội dung và hình thức, đào tạo đội ngũ nhân sự tham gia tổ chức hướng nghiệp cho học sinh sinh viên.
Quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở dịch vụ việc làm để làm căn cứ quản lý, điều chỉnh mạng lưới, phát triển các cơ sở phù hợp với sự phát triển của thị trường lao động của từng vùng, từng tỉnh. Tập trung đầu tư phát triển các Trung tâm thuộc các địa phương là trung tâm của 6 vùng kinh tế xã hội theo hướng vừa là trung tâm của tỉnh, vừa là nơi thực hiện các giao dịch việc làm, kết nối thông tin thị trường lao động, thực hiện các sản phẩm phân tích dự báo của vùng và kết nối các vùng với nhau.
Đầu tư trang thiết bị, đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật số trong hoạt động của hệ thống thông tin thị trường lao động, hoạt động giao dịch việc làm; xây dựng phần mềm quản lý chung, thống nhất hoạt động trên toàn quốc về dịch vụ việc làm, phát triển các Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc các địa phương là trung tâm của 6 vùng kinh tế xã hội theo hướng vừa là trung tâm của tỉnh, vừa là nơi thực hiện các giao dịch việc làm, kết nối thông tin thị trường lao động, thực hiện các sản phẩm phân tích dự báo của vùng và kết nối các vùng với nhau.
3.2.3. Hỗ trợ phát triển lưới an sinh và bảo hiểm
Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động nhằm bảo đảm đời sống của người dân và duy trì sản xuất
Thúc đẩy vai trò và hoạt động của các tổ chức công đoàn, hội nghề nghiệp để phát triển thành viên để kết nối, chia sẻ trao đổi thông tin giữa người lao động làm việc trong cùng lĩnh vực, từ đó nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi cho lao động phi chính thức cũng như góp phần thực hiện tốt hơn các chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính thức hóa lao động khu vực phi chính
Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin và dịch vụ tư vấn pháp lý (miễn phí) cho người lao động để người lao động có thể tham vấn khi cần thiết.
Đa dạng hóa các gói dịch vụ an sinh xã hội cung cấp cho người lao động về hình thức, phương thức và mức đóng góp; đi kèm với đó là đơn giản hóa thủ tục hành chính và xây dựng cơ chế cung cấp các hỗ trợ hành chính và pháp lý cần thiết cho người lao động tham gia các chương trình an sinh tự nguyện.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và tăng cường chế tài xử lý đối với những hành vi vi phạm các quy định hiện hành, đặc biệt về ký kết hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội và các chế độ an sinh xã hội khác cho người lao động.
3.2.4. Hỗ trợ kết nối liên thông thị trường lao động
Nghiên cứu và phổ biến các hệ thống chứng nhận nghề, kỹ năng theo tiêu chuẩn quốc tế để hỗ trợ người lao động được tham gia các thị trường lao động trong vùng, thị trường các nước trong khu vực và quốc tế.
Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển các thị trường lao động đặc thù, nhất là phát triển thị trường lao động khu vực nông thôn, thị trường lao động trình độ cao.
3.2.5. Nâng cao hiệu quả tổ chức, vận hành thị trường lao động
Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý nhà nước về việc làm và thị trường lao động theo hướng quản lý thống nhất, rõ ràng chức năng nhiệm vụ và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc xây dựng và thực hiện chính sách thị trường lao động.
Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về pháp luật lao động và về trách nhiệm, lợi ích của các đối tác xã hội trong nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng suất và tính cạnh tranh của nền kinh tế.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và tăng cường chế tài xử lý đối với những hành vi vi phạm các quy định hiện hành về lao động, đặc biệt về ký kết hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội và các chế độ an sinh xã hội khác cho người lao động.
Xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá phát triển thị trường lao động, việc làm và thu nhập theo hướng so sánh được trong khu vực và trên thế giới; đánh giá được mức độ phát triển thị trường lao động, khả năng tạo việc làm, thu nhập giữa các tỉnh, các vùng của Việt Nam. Đồng thời nâng cao năng lực giám sát, đánh giá và xây dựng hệ thống chia sẻ thông tin giữa các chủ thể trong giám sát, đánh giá đảm bảo thị trường lao động vận hành thông suốt, hiệu quả.
Định kỳ hàng năm bố trí nguồn lực tài chính từ ngân sách trung ương và địa phương cho các hoạt động phát triển thị trường lao động của quốc gia, của vùng và địa phương.
Tăng cuờng mở rộng quan hệ hợp tác về lĩnh vực thị truờng lao động với các tổ chức quốc tế, với các nuớc để trao đổi kinh nghiệm, đưa cán bộ trẻ đi đào tạo, tham quan, học tập ở nuớc ngoài, tham gia các lớp tập huấn, hội thảo quốc tế liên quan đến lĩnh vực thị trừơng lao động... Đặc biệt, lồng ghép, đưa nội dung nâng cao năng lực quản lý nhà nuớc về thị trường lao động vào các chuơng trình, dự án quốc tế để đuợc hỗ trợ về kỹ thuật của quốc tế.
Tài liệu tham khảo
- Báo cáo tài chính năm 2018, 2019, 2020 của Công ty Cổ phần cung ứng nguồn
nhân lực ICO.
- Hà Văn Sự (2015), Giáo trình kinh tế thương mại đại cương, Nhà xuất bản Thống
kê.
- File QUAN TRI NHAN SU-ICOJOB 2019 của Công ty Cổ phần cung ứng nguồn
nhân lực ICO.
- Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.