10. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Khuyến nghị giải pháp chính sách
Để khắc phục các tồn tại trên Chính phủ cần nghiên cứu tiến tới ban hành một các văn bản quy định, hƣớng dẫn củ thể các nội dung sau:
a) Quy định rõ trách nhiệm triển khai khai xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL tại các CQHCNN của cá nhân và đơn vị tại Trung ƣơng và địa phƣơng và ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN;
b) Hƣớng dẫn về cách thức lựa chọn phạm vi áp dụng HTQLCL trong từng loại hình cơ quan HCNN, nhƣ: các Sở, UBND Thành phố, Quận, Huyện, Xã, các bệnh viện, các trƣờng học… để các đơn vị có thể lựa chọn phạm vi áp dụng cho phù hợp với điều kiện, nguồn lực và lộ trình phát triển chung. Đồng thời có thể chia sẻ và học hỏi lẫn nhau giữa các vùng miền, địa phƣơng trên cả nƣớc;
c) Quy định cụ thể một số nội dung đào tạo, thời lƣợng đào tạo, đối tƣợng đào tạo cần thiết khi xây dựng, áp dụng và cải tiến HTQLCL tại đơn vị nhằm đảm bảo có nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa và phƣơng pháp triển khai HTQLCCL trong từng cơ quan từ lãnh đạo đến CBCC.
d) Quy định cụ thể về cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và cơ chế kiểm tra giám sát chất lƣợng của hoạt động tƣ vấn, chứng nhận của các cá nhân, tổ chức hành nghề về tƣ vấn và chứng nhận tại Việt Nam.
e) Quy định các chức danh, ngạch bậc cũng nhƣ yêu cầu về kỹ năng, kiến thức cụ thể đối với cán bộ cần phải có đối với mỗi chức danh, ngạch bậc trong lĩnh vực quản lí chất lƣợng và qua đó chính thức thừa nhận quản lí chất lƣợng là một
nghề chuyên môn nhƣ mọi ngành nghề chuyên môn khác cần phải có trong một tổ chức. Có nhƣ vậy chất lƣợng mới có thể trở thành văn hóa và quản lí chất lƣợng mới trở thành hoạt động thƣờng xuyên và không thể thiếu của một tổ chức;