Ảnh hƣởng của chính sách ngôn ngữ đối với việc tiếp thu và sử

Một phần của tài liệu Tài liệu Ảnh hưởng của chính sách ngôn ngữ đối với việc tiếp thu (Trang 48 - 75)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.3. Ảnh hƣởng của chính sách ngôn ngữ đối với việc tiếp thu và sử

dụng ngôn ngữ nƣớc ngoài ở Việt Nam

2.3.1. Nhu cầu vay mượn từ vựng từ ngôn ngữ nước ngoài trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam

Trong quá trình tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ nước ngoài ở Việt Nam cũng như ở Hàn Quốc thì nhu cầu vay mượn từ rất phổ biến. Điều này không những xuất phát từ nhu cầu về ngôn ngữ mà còn biểu hiện ý thức có thể dễ dàng nhận thấy là thái độ thiếu tôn trọng ngôn ngữ dân tộc. Nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam đã đề cập đến vấn đề này. Đặc biệt là hai tác giả Hoàng Tuệ[37] và Bùi Khánh Thế[35] đã có nhiều bài viết về thái độ ứng xử của người Việt đối với các ngôn ngữ nước ngoài..

Tác giả Bùi Khánh Thế đã khẳng định rõ thái độ “Ứng xử ngôn ngữ của người Việt đối với các yếu tốc gốc Hán”. Tác giả Hoàng Tuệ đã chỉ rõ “Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ đặc biệt là việc tiếp nhận từ ngoại ngữ trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ, nhu cầu mượn từ, đồng hoá từ mượn… Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với các quan điểm nghiên cứu trên. Chúng tôi cũng cho rằng đây là vấn đề hết sức quan trọng trong việc chuẩn hoá ngôn ngữ nói chung. Nhiều ví dụ trong việc vay mượn từ cho thấy một số cách dùng từ như sau: sử dụng tiếng Hán - cái xe đạp từ hàng thế kỷ trước đã được gọi là tự hành xa, những từ mượn từ gốc Pháp - tủ lạnh được thay thế bằng fri-gi-de, những từ được trích dẫn theo bài báo của bọn phản động quốc tế - “nhân quyền”, “đề-tăng” (hoặc détente) do khác về chất liệu hình thức, nên khác về chất liệu nội dung, so với quan điểm và cách nói của người Việt là quyền con người, là làm dịu căng thẳng

48

Những thí dụ trên đây về sự thay thế từ mượn bằng từ Việt chứng tỏ rằng tiếng bản ngữ là một nguồn chất liệu để thay thế. Xu hướng sử dụng chất liệu đó một cách triệt để và sáng tạo có ý nghĩa và tác dụng quan trọng trong sự chuẩn mực hoá tiếng bản ngữ. Việc mượn từ nước ngoài tới khi thay thế được từ mượn bằng tiếng bản ngữ là quá trình lâu dài do nội dung từ mượn đã đi sâu vào đời sống và để tìm ra được từ bản ngữ thay thế là hết sức khó khăn. Một điều rất dễ thấy là trong tiếng Việt, có những bộ phận của cái xe đạp hay xe máy đã được gọi bằng từ sẵn có, hoặc từ đặt ra để thay thế từ mượn, hoặc từ mượn đồng hoá, nhưng rõ ràng là còn có những bộ phận phải tiếp tục gọi bằng từ mượn. Đó là những sự vật cụ thể. Khi là những khái niệm, những tư tưởng thì sự thay thế lại càng không phải đơn giản.

Cho nên, trong hành động mượn từ, và thái độ tiếp tục dùng từ mượn, còn phải thấy rằng có trường hợp, thực sự xuất phát từ nhu cầu.

2.3.2. Sáng tạo từ mới

Ngoài việc vay mượn trực tiếp những từ từ nước ngoài rồi chuyển hoá theo cách hiểu và cách dùng của người Việt thì còn có việc sáng tạo các từ mới. Theo Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến trong Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, [3] các từ ngữ mới thường xuất hiện để bù đắp những thiếu hụt, khi không thoả mãn với nhu cầu định danh các sự vật, hiện tượng trong đời sống và trong thế giới của con người. Trong cách định danh, người ta muốn dành cho sự vật một tên gọi mới hơn dù nó đã có tên gọi rồi. Con đường cơ bản làm xuất hiện một từ ngữ mới là dùng những yếu tố, những chất liệu và quy tắc sẵn có trong ngôn ngữ dân tộc "của mình" để cấu tạo từ mới. Ví dụ, tiếng Việt vay mượn từ bidon và cresson của tiếng Pháp nhưng rồi đã tân trang cấu trúc của chúng theo mẫu của một dãy từ mà người Việt tưởng rằng chúng thuộc cùng một dãy cấu tạo như nhau: Bidon - bình tông (cùng dãy sau bình tích, bình trà...) hay

49

cresson- cải xoong (cùng dãy sau cải xanh, cải bẹ...). Tiếng Anh đã cấu tạo motoway (xa lộ) theo railway; và laundromat (hiệu giặt là tự động) theo auto mat.

Ngoài ra còn có cách hòa trộn hai từ có sẵn tạo thành từ mới. Ví dụ: Tiếng Anh: smog(khói) = smoke + fog, brunch = breakfast(bữa sáng) + lunch(bữa trưa), motel = motor + hotel. Tiếng Nga: рабкор = рабоуий + корреспондент, зарплатa = заработная + плата

Rút ngắn một cụm từ, hoặc từ dài hơn, tạo thành một từ mới. Ví dụ: Tiếng Việt: khiếu nại + tố cáo  khiếu tố, giao thông + liên lạc  giao liên. Tiếng Anh: public house  pub (quán rượu, quán ăn), perambulator  pram(xe nôi), omnibus  bus (xe buýt)

Còn có cách hình thành từ mới do cách ghép các con chữ (âm) ở đầu hoặc cuối từ trong một nhóm từ với nhau. Ví dụ: Ở tiếng Anh, RADAR, AIDS, LASER... và một số tên gọi của các tổ chức như FAO, UNICEF, UNESCO... đều đã hình thành bằng con đường như vậy.

Và cách hình thành từ mới bằng sự chuyển đổi từ loại của từ có sẵn. Ví dụ: Tiếng Anh: garage → to garage (cho ô tô ra vào), do one's hair → hair-do (kiểu tóc; việc làm đầu)

Trong trường hợp vay mượn từ nước ngoài: Trong vốn từ có nguồn gốc nước ngoài trong tiếng Việt, chúng ta có thể chia làm hai loại lớn là: từ ngữ vay mượn và từ ngữ nước ngoài. Trong đó, từ ngữ vay mượn bao gồm một bộ phận từ có cách đọc Hán Việt, các từ ngữ dịch và một bộ phận của các từ ngữ phiên chuyển. Còn các từ ngữ nước ngoài bao gồm bộ phận còn lại của các từ có cách đọc Hán Việt, các từ ngữ nguyên dạng, các từ ngữ chuyển tự, và phần còn lại của các từ ngữ phiên chuyển.

Thực chất, trong tiếng Anh, những từ ngữ được thêm nghĩa mới, phản ánh những khái niệm mới. Nguyên tắc chọn lựa từ ngữ của nó là mối liên hệ gần gũi về một khía cạnh nào đó. Ví dụ như giữa con chuột máy

50

tính là một thiết bị trỏ với con chuột là một động vật gặm nhấm có sự giống nhau về hình thức bên ngoài… Và khi những khái niệm này đi vào tiếng Việt thì người Việt cũng cung cấp nghĩa mới (là nội hàm của khái niệm) cho những từ tương đương sẵn có cũng với cũng một phương thức như vậy. Song, không phải thuật ngữ nào, khái niệm nào cũng có thể sử dụng những từ sẵn có như vậy được. Nếu như vậy sẽ xảy ra hiện tượng đồng âm ở mức không thể kiểm soát. Và phương thức ghép là một giải pháp.

Cấu tạo từ/cụm từ mới dựa trên sự liên tưởng về khái niệm. Ví dụ: server = người phục vụ → server = máy chủ; client = khách hàng → client = máy khách; path = đường đi → path = đường dẫn (Ghi chú: phần in nghiêng là các thuật ngữ)

Có thể thấy, ngay trong ngôn ngữ gốc đã có một sự liên tưởng giữa khái niệm mới và khái niệm cũ do từ đó biểu đạt, nghĩa là đã có một lần khúc xạ. Đến khi dịch sang tiếng Việt thì lại có một sự liên tưởng nữa. Như vậy là có tới hai lần khúc xạ trong cách dịch này. Như thế, sẽ rất khó cho người học trong việc nhớ từ.

Cấu tạo từ/cụm từ mới dựa trên sự tương ứng 1–1 về thành phần cấu tạo từ/ cụm từ. Ví dụ: (data = dữ liệu) + (base = cơ sở) → data base = cơ sở dữ liệu; (command = lệnh) + (line = dòng)→ commandline= dòng lệnh; (down = xuống) + (load = tải) → download = tải xuốn...

Ngoài ra còn có một số thuật ngữ được dịch theo phương thức có cả yếu tố tương đương (cách 1) lẫn một chút yếu tố liên tưởng (cách 2), khó phân định: field = trường; command = câu lệnh;.. Nhưng phức tạp hơn là cách dịch kết hợp cách 2 và cách 3: hacker = tin tặc; clipboard = bộ nhớ đệm… Tuy nhiên cả hai trường hợp này đều không nhiều.

2.3.3. Ứng xử với từ vay mượn

Đối với các từ ngữ vay mượn, mỗi ngôn ngữ đều có cách xử lí khác nhau bên cạnh đường nét chung. Người Việt khi vay mượn từ ngữ và đưa

51

vào sử dụng trong ngôn ngữ của mình, thường có những điều chỉnh như sau:

Cải tổ cấu trúc ngữ âm của từ cho phù hợp với ngữ âm tiếng Việt và đồng thời có thể rút ngắn từ lại. Nói chung, từ nào có dị biệt với ngữ âm tiếng Việt cũng được cải tạo ít nhiều. Ví dụ: beton – bê tông; garde – gác; boulon – bu lông, bù loong; essence – xăng; enveloppe – lốp... meeting – mít tinh; cowboy – cao bồi; tennis – ten nít... thục địa – thục (củ thục); tiểu tiện – tiểu (đi tiểu);tri huyện – huyện (ông huyện)...

Cải tổ nghĩa của từ. Vay mượn từ nhưng lại cấp cho nó một nghĩa khác với nghĩa vốn có của nó. Ví dụ: tử tế là từ gốc Hán vốn có nghĩa là cặn kẽ, chu đáo, nhưng vào tiếng Việt, nó được cấp cho nghĩa tốt bụng. Tương tự như vậy, các nghĩa: lên mặt, hợm hĩnh, tỏ thái độ kiêu ngạo đã được cấp cho hai từ hãnh diện, sĩ diện mà từng yếu tố một vốn có những ý nghĩa hoàn toàn khác: hãnh = may mắn; sĩ = học trò; kẻ có có học thức...

Vay mượn từ ngữ, nhưng không sử dụng tất cả các nghĩa của chúng mà chỉ dùng một số trong các nghĩa đó. Các từ: nhất, hạ, hủ hóa... của tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hán là những ví dụ chứng minh cho trường hợp này.

Tiếng Anh là một ngôn ngữ đang được sử dụng phổ biến ở các đô thị Việt Nam do đó việc du nhập vào ngôn ngữ bản địa là điều khó tránh khỏi. Một người dẫn chương trình hay một MC đều được chấp nhận. Nói thư điện tử hay một email đều có nghĩa như nhau.

Thái độ ứng xử quan trọng nhất là cần có một định hướng trong việc chuẩn mực hoá các loại từ vay mượn. Bằng cách này hay cách khác phải có một sự thống nhất chung để duy trì ngôn ngữ vay mượn trong sự chấp nhận của cả cộng đồng ngôn ngữ mà vẫn giữ được ý thức tự giác ngôn ngữ của người bản ngữ cũng như những giá trị thông tin văn hoá của những người sử dụng ngôn ngữ dân tộc. Có một thực tế đáng buồn đã và đang xảy ra ở

52

nhiều nước khi chính sách ngôn ngữ dùng tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh được khuyến khích thì dường như việc lạm dụng ngôn ngữ này đã gây ra một nghịch cảnh. Một lần nhóm sinh viên chúng tôi đến bờ biển Mỹ Khê, Đà Nẵng, chúng tôi đã gặp ba em nhỏ Việt Nam, theo gia đình cho biết các em đã học ở trường quốc tế sáu năm. Khi chúng tôi hỏi: “em có thích đi biển không?” “có thích chơi cát ở biển không?” Trong câu trả lời của các em vừa lồng tiếng Việt và tiếng Anh “Chúng em thích beach và chơi sand.” Chúng tôi hỏi em “cát màu gì?”, em hoàn toàn không hiểu

“cát” là gì, và khi chỉ cho em thấy thì em mới nói “ah sand”. Trong khi đó, chúng tôi, những sinh viên nước ngoài đến Việt Nam để học tiếng Việt phải cố gắng nói và giao tiếp bằng tiếng Việt.

Cố Chủ ti ̣ch Hồ Chí Minh ngay từ thời kỳ trước Cách ma ̣ng (1945) và trong thời kỳ Kháng chiến chống Pháp (1946-1954) cũng nhiều lần nói đến vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ; Người thường nhấn ma ̣nh đến việc dùng từ phải "chính xác ", không la ̣m du ̣ng từ ngữ nước ngoài , phải dựa vào tiếng Việt " mà phát triển nó là chính, vay mượn là phu ̣"...

53

Tiểu kết chƣơng 2

Trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ, Việt Nam chịu ảnh hưởng rõ nét nhất của tiếng Hán (Hán Việt), sau đó là tiếng Pháp. Việt Nam tiếp xúc với tiếng Anh bằng con đường thông qua các nước châu Âu, Mĩ, Trung Quốc và Nhật Bản.

Đối với Việt Nam việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chính sách ngôn ngữ của nhà nước, nó mang tính chất bắt buộc chung chứ chưa phải là nhu cầu thực tế của mỗi cá nhân. Phần lớn người dân Việt Nam cho rằng việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài chỉ là điều kiện cần để đối phó với công tác tuyển dụng lao động (nếu có yêu cầu). Còn các đơn vị tuyển dụng lao động cũng chưa thật sự quan tâm đến chất lượng hay mức độ sử dụng ngoại ngữ của người lao động mà cũng chỉ xem đó là điều kiện cần có để xem xét và tuyển dụng. Bên cạnh đó Việt Nam đã trải qua một thời kỳ đóng cửa khá dài nên mọi động lực thúc đẩy sự phát triển được xem như là bị ngưng lại, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn… nên nhu cầu sử dụng ngoại ngữ nước ngoài ở Việt Nam thấp hơn ở Hàn Quốc đều là phù hợp với quy luật phát triển kinh tế xã hội.

Ở Việt Nam không tồn tại sự khác biệt giữa các thế hệ về việc sử dụng các từ vay mượn từ tiếng Anh.

Trong thời đại hiện nay do sự phát triển không ngừng về các mặt như chính trị, kinh tế, văn hoá, và nhất là khoa học kỹ thuật thì ngoại ngữ, vốn mang tính công cụ để hội nhập, đã thực sự trở thành chìa khoá giúp con người mở kho tàng trí tuệ của nhân loại. Chính sách ngôn ngữ về vấn đề ngoại ngữ hiện nay ở Việt Nam quy định phạm vi sử dụng ngoại ngữ trên hầu hết mọi lịnh vực: Giáo dục, nghiên cứu khoa học, giao tiếp, giao dịch làm ăn buôn bán, tuyển dụng lao động, các phương tiện thông tin đại chúng… vì thế vai trò của ngoại ngữ ngày được nâng cao bắt buộc mọi

54

tầng lớp phải học ngoại ngữ bằng mọi cách để đáp ứng được nhu cầu công việc hiện tại cũng như thăng tiến trong công việc.

Việt Nam là nước có nền kinh tế năng động và đang phát triển, đang thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, các chương trình hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng trên mọi lĩnh vực. Vì thế để có thể thích ứng với cuộc sống luôn biến đổi, tiến lên như vũ bảo hiện nay đồi hỏi mọi người dân Việt Nam nhanh chóng tiếp cận mọi lĩnh vực để hòa vào cuộc sống chung của cộng đồng nhân loại, trong đó ngoại ngữ là điều kiện tiên quyết. Trong bối cảnh đó vấn đề giao tiếp, giao dịch làm ăn buôn bán không chỉ thu gọn với người dân bản địa mà dần được mở rộng với mọi đối tượng nước ngoài như khách du lịch, thương gia, các đối tác nước ngoài… vì thế học ngoại ngữ là điều kiện để tồn tại và phát triển. Ý thức sử dụng ngoại ngữ là một điều kiện tiên quyết để tồn tại trong quá trình hội nhập ở Việt Nam.

Việt Nam đang trên đà phát triển nên chịu nhiều sự tác động và ảnh hưởng rất lớn của các nước phát triển về mọi mặt. Năm 1972, trong bài nói chuyện với cán bộ và sinh viên Trường Đại học Sư Phạm Ngoại ngữ Hà Nội, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Vị trí quốc tế của nước ta đòi hỏi chúng ta phải có rất nhiều người thực sự giỏi tiếng nước ngoài. Hơn nữa, nước ta phải phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ về mọi mặt, mà chủ yếu là về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, cho nên tiếng nước ngoài là một công cụ không thể thiếu trong quá trình phát triển và tiến bộ của nước ta.” Nhận định đó vô cùng chính xác và quý báu đối với sách lược và chiến lược đào tạo ngoại ngữ ở Việt Nam đặt biệt là giai đoạn hiện nay.

55

CHƢƠNG III : ẢNH HƢỞNG CỦA CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ ĐỐI VỚI VIỆC TIẾP THU VÀ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ NƢỚC NGOÀI Ở HÀN QUỐC HIỆN NAY

3.1. Thực trạng của việc tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ nƣớc ngoài ở Hàn Quốc Hàn Quốc

3.1.1. Nhu cầu tiếp thu ngôn ngữ nước ngoài ở Hàn Quốc

Để tìm hiểu nhu cầu ho ̣c ti ếng nước ngoài ở Hàn Quốc, chúng tôi khảo sát bằng phiếu hỏi đối với 1427 sống ta ̣i thành thi ̣, nông thôn và miền núi Hàn Quốc. Kết qủa thu được như sau:

Một phần của tài liệu Tài liệu Ảnh hưởng của chính sách ngôn ngữ đối với việc tiếp thu (Trang 48 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)