NĂNG LƯỢNG GIÓ NGOÀI KHƠ

Một phần của tài liệu SO43-NLS-TRANG-DOI-20200520154021256 (Trang 28)

Bảng 1. Top 10 quốc gia về tiềm năng lượng gió ngoài khơi (0-1000 m)

Quốc gia Công suất (GW) 1 Nga 7268.3 2 Úc 5448.6 3 Ca na đa 4884.4 4 Na Uy 3634.8 5 Niu Di Lân 3422.7 6 Ac hen ti na 3010.8 7 Bra xin 2968.9 8 Anh 2473.0 9 Nhật Bản 2459.5 10 Trung Quốc 2199.8 I. Sự phát triển năng lượng gió biển ngoài khơi trên thế giới

1.1. Công suất lặp đặt NLG

Châu Âu là khu vực đi đầu trong ngành công nghiệp NLG ngoài khơi, trang trại gió (wind farm – nhà máy điện gió) ngoài khơi đầu tiên được lắp đặt vào năm 1991 tại Vindeby ở miền Đông Đan Mạch, tổng công suất gần 5 MW. Nhà máy điện gió Vindeby gồm 11 tuabin trên bờ, mỗi tuabin tạo ra 450 kW. Được tháo dỡ vào năm 2017, Vindeby đã mở đường cho các trang trại gió ngoài khơi trên khắp châu Âu.

Những khu vực có tốc độ gió trung bình trên 7 m/s và độ sâu nước tương đối nông, dưới 50 m là điều kiện lý tưởng cho phát triển NLG gió ngoài khơi. Năm 2016, Vương quốc Anh là nơi có ngành công nghiệp NLG gió ngoài khơi lớn nhất thế giới, với công suất tích lũy 8,5 GW và chi phí thấp nhất thế giới.

Ngoài ra, Trung Quốc đã liên tục phát triển ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi, thêm 1.6 GW vào năm 2018. Tính đến tháng 9 năm 2019, công suất gió ngoài khơi toàn cầu đạt khoảng 25 GW, tương đương với khoảng 26 tỷ đô la đầu tư hàng năm. Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế (IRENA) lưu ý rằng gió ngoài khơi sẽ cần tăng gấp 10 lần vào năm 2030 (lên 228 GW)

để hỗ trợ chuyển đổi ngành điện cần thiết để đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Biến Đổi khí hậu toàn cầu năm 2015 được ký kết tại Pari, Pháp.

Hình 1. Các quốc gia có tỷ lệ tham gia của NLG ngoài khơi cao nhất

Hình 2. Xu hướng của LCOE ở các quốc gia có tỷ lệ tham gia của NLG ngoài khơi cao nhất

1.2. Chi phí đầu tư

Cho đến gần đây, chi phí vẫn là rào cản chính đối với sự tăng trưởng của NLG gió ngoài khơi. Năm 2015, chi phí sản xuất điện quy dẫn (LCOE) cho các dự án điện gió ngoài khơi dao động từ 150 - 200 USD/MWh, gấp khoảng ba đến bốn lần so với điện gió trên bờ. Tình hình đã thay đổi đáng kể giữa năm 2016 và 2017 khi một loạt các cuộc đấu thầu cạnh tranh ở châu Âu đưa ra mức giá dưới 100 USD/MWh, đỉnh điểm là các dự án đấu thầu vào thị trường thương

mại mà không có bất kỳ hình thức trợ cấp nào, bắt đầu từ Hà Lan.

Trong năm 2017, giá thầu tại Hoa Kỳ cho trang trại gió ngoài khơi 30 MW giảm xuống mức thấp nhất là 65 USD/MWh. Vào cuối tháng 9 năm 2019, ở Vương quốc Anh đã đưa ra mức giá thấp nhất trong lịch sử 39,65 bảng/MWh (49,6 USD/MWh) giảm 30% so với phiên đấu giá trước đó được tổ chức vào năm 2017. Hình 2 minh họa xu hướng giảm chi phí cho các dự án NLG ngoài khơi mới có thời gian vận hành đến năm 2025. Với những sự sụt giảm này của LCOE, NLG gió ngoài khơi nằm trong phạm vi cạnh tranh của than mới (60-143 USD/MWh), hạt nhân (112-183 USD/MWh) và các dự án điện khí chu trình hỗn hợp (42-78 USD/MWh).

Một phần của tài liệu SO43-NLS-TRANG-DOI-20200520154021256 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)