TÌNH HÌNH MIỀN NAM SAU HIỆP ĐỊNH GENÈVE (20-7-1954)

Một phần của tài liệu se1baa5m-kc3bd-vc3a0-ve1baadn-me1bb87nh-c491e1baa5t-nc6b0e1bb9bc-vie1bb87t-nam (Trang 25 - 30)

- Huỳnh Phú Sổ – sáng lập Phật giáo Hoà Hảo và chủ tịch Việt Nam Dân Xã đảng.

TÌNH HÌNH MIỀN NAM SAU HIỆP ĐỊNH GENÈVE (20-7-1954)

Sau thế chiến thứ hai, chủ nghĩa thực dân bắt đầu cáo chung. Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời năm 1948 bảo đảm quyền con người và và Liên Hiệp Quốc chủ trương giải thể chếđộ thực dân và bảo đảm quyền tự quyết dân tộc.

Kế hoạch tái lập chếđộ thuộc địa của Pháp bị trở ngại vì trật tự thế giới mới ra đời sau thế chiến thứ hai và chếđộ thực dân trên toàn thế giới trên đường cáo chung. Trong khi đó, Pháp bị kiệt quệ vì thế chiến thứ hai và đối thủ của Pháp ở Việt Nam ngày nay không còn là một Việt Nam hèn kém ở thế kỷ 19, mà là Việt Nam được trang bị bởi lòng yêu nước cao độ với những ngưòi cộng sản được Stalin huấn luyện từ những năm 1930. Thêm vào đó, tình hình chiến sự tại Việt Nam thay đổi sau khi Mao Trạch Đông chiếm xong lục địa năm 1949. Từđó trởđi, các lực lượng Việt Minh được huấn luyện quân sựở Trung Quốc trước khi trở về Việt Nam và được tăng cường võ trang với cố vấn quân sự Trung quốc trực tiếp tham gia chiến trường. Do đó, sau khi bị sa lầy ởĐiện Biên Phủ năm 1954 Pháp phải quyết định chấm dứt giấc mơ thuộc địa ởĐông Dương.

Với Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới trở thành cộng sản, cuộc chiến tranh lạnh trở thành gay gắt và Hoa Kỳ quyết định ngăn cản bước tiến của cộng sản xuống Đông nam Á. Do đó, khi Pháp rút chân ra khỏi Đông Dương, Hoa Kỳ nhảy vào cuộc để chận đứng phong trào cộng sản quốc tế.

Thủ tướng Ngô Đình Diệm chấp chánh Quốc Gia Việt Nam năm 1954 trong bối cảnh thế giới chuyển đổi từđối kháng giữa chếđộ thuộc địa và phong trào độc lập sang đối kháng giữa tự do và Cộng Sản.

Diệm ổn định được chiến tranh đảng phái ở miền Nam. Đồng thời sau hiệp định Genève, quân đội Pháp cũng rút khỏi Đông Dương và miền Nam hoàn toàn được độc lập.

Nền độc lập của miền Nam là một bất ngờ lịch sử. Một nền độc lập do vận động quốc tế trong bối cảnh biến đổi của thế giới sau thế chiến thứ hai. Một nền độc lập không đổ máu trao quyền lực cho lực lượng Quốc Gia thân Pháp để lãnh đạo miền Nam Việt Nam.

Sau cuộc trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại năm 1955, Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập nền Cộng hòa và trở thành tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hoà.

Với sự viện trợ dồi dào của Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hoà đang vươn mình lên để phát triển. Về kinh tế, thập 1950-1960, VNCH là quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu trên thế giới, có lợi tức GDP cao hơn nhiều nước Á châu trong vùng (Theo UN Statiscal Year Book for Asia 1969, năm 1957 GNP per capita của VNCH là USD$ 158 trong khi South Korea là USD$ 46.12).

Những ổn định và thành tựu của miền Nam bắt đầu bị lung lay bởi guồng máy chiến tranh ở Hà Nội và được điều khiển từ xa bởi Moscow và Bắc Kinh. Những cán bộ cao cấp của CS bắt đầu xâm nhập miền Nam, đứng ra chỉđạo công cuộc gây rối chính trịở miền nam.

Mặc khác tổng thống Ngô Đình Diệm, dù là một người yêu nước, vẫn thiếu bề dày cách mạng đểđối phó với Hồ Chí Minh và cán bộ Cộng sản được huấn luyện làm cách mạng chuyên nghiệp với sự yểm trợ tài chánh dồi dào của Matcơva để phục vụ cho phong trào cộng sản quốc tế từ năm 1925. Mặc dầu TT Ngô Đình Diệm cố gắng xây dựng nền dân chủ, ông vẫn còn thiếu kinh nghiệm làm việc với đối lập. Cái chết của nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam, một người được toàn dân yêu mến vì những hy sinh và đóng góp to lớn của ông cho văn hoá dân tộc và công cuộc chống Pháp, đã làm cho giá trị tinh thần của chính quyền suy sập. Từ năm 1960 tình hình chiến sự gia tăng khi Hà Nội thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam và xã hội miền Nam bắt đầu bị xáo trộn về vấn đề tôn giáo. Vụ tự thiêu của hoà thượng Thích Quảng Đức đã làm cho Tổng thống Diệm mất sựủng hộ của Phật giáo, chiếm đa số quân chúng. Tranh chấp tôn giáo tạo ra một khoảng chân không chính trị dễ dàng bị cộng sản lợi dụng, để xâm nhập vào hàng ngũ lãnh đạo Phật Giáo.

Cuộc chính biến 1-11-1963 chấm dứt chính quyền Ngô Đình Diệm. Sau cuộc đảo chánh, miền Nam hoàn toàn rơi vào xáo trộn chính trị do các tướng lãnh thay nhau tranh giành quyền lực. Sau đó guồng máy chính quyền miền Nam đã được quân sự hoá, đểđối phó với chiến tranh đang càng ngày càng leo thang.

Sau năm 1963, các đảng phái chính trị quốc gia chống Pháp nhưĐại Việt, Việt Nam Quốc Dân đảng được phép hoạt động trở lại ở miền Nam, nhưng đến lúc đó chính quyền đã bị quân sự hoá đểđối phó với chiến tranh. Vai trò của quân đội trở nên trọng yếu làm giảm đi vai trò của các đảng phái chính trị.

Còn tiếp

(Đón đọc phần 2 ngày 30/4/2011) © Nguyễn Xuân Phước

© Đàn Chim Việt —————————————————————— Ghi chú: [1] http://www.ari.nus.edu.sg/docs/wps/wps03_011.pdf [2] http://www.husc.edu.vn/viewpage.php?page_id=17 [3] http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_%C4%90%C3%B4ng_D%C6%B0% C6%A1ng [4] http://www.un.org/Depts/dpi/decolonization/trust.htm [5] http://www.un.org/Depts/dpi/decolonization/trust.htm [6] http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3o_%C4%90%E1%BA%A1i THEO DÒNG SỰ KIỆN:

Trịnh Công Sơn: Thư tình gửi một người

“Hành Trình Hồi Hương” của cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ. “Việc bôi trơn như là một thủ tục hành chính”

Cương lĩnh chính trị của Phan Châu Trinh

Sự minh bạch trong hệ thống hành chính và thư lại

Hoàng Trúc Ly: Hành trình đơn độc của một thiên tài thi ca suốt đời phiêu bạt

Thưa bạn ,

Đây là lần thứ hai nhận được âm vang từ bài viết bạn vưà poste lên diễn đàn , nên mình có đôi dòng , để gọi là giải thích một phần về ý cuả riêng mình khi đưa ra loạt bài về bói toán , Lời xưa nói người đừng bên ngoại cuộc , thường sáng nước hơn kẻ đang chơi cờ . Theo thiễn ý cuả mình , chính vì người đứng ngoài cuộc với cái nhìn khách quan tất nhiên sẻ hiểu được những biến chuyển xảy ra . Loạt bài nói về bói toán , thực ra đó chưa phải là điểm chính mà mình muốn trình bày , sau đó từ từ

mình poste lên loạt bài sấm ký . từ từ sẻđi vào ý chính mà mình muốn trình bày . *

Quả nhiên mình nhận thấy tác giả Xuân Phước muốn nói đến điều gì ; Những giai

đọan đã qua trong lịch sữ , trong quý vị hẳn có nhiều vịđã nghe , đã thấy , và đã xem qua nhiều tài liệu được phơi bày trên báo chí , trên các tài liệu được phổ biến rộng rãi trong dân gian . Trong những năm tháng đã trôi qua , khi lớn lên , bản thân mình đã trưởng thành trong chiến tranh , bị cuốn hút vào lịch sữ , " Như nhà văn Nguyễn Mạnh Côn viết qua tác phẩm Lạc Đượng Vào Lịch Sữ .'

Lịch sữđất nước và cuả dân tộc VN , có chiều dài khoãn 4000 năm ; khi thăng khi trầm , Trong một nhạc phẩm vìết về quê hương có tên TÔI YÊU TIẾNG NUỚC TÔI ( chúng ta không xét xem tác giả là ai , củng không cần biết ngưòi nầy có tư

cách hay đã và đang làm những sự nghịch lý ) : mình chỉ muốn nhắc đến câu hát : Bốn ngàn năm , ròng rã buồn vui , Khóc cười theo mệnh nước nỗi trôi .... Tiếng ... nước .. Tôi .

Tôi nghỉ rằng , tâm sự cuả Nguyễn Xuân Phước , củng là tâm sự cuả chung các tầng lớp thanh niên VN tuổi vưà mới lớn , Đàng sau lưng là quá khứ mơ hồ , trước mắt là tương lai mờ mịt , hiện tại thì chưa biết sẻđi vềđâu ??

thử hỏi , người thanh niên ấy nghỉ gì làm gì , có thái độ nào trong cuộc sống , khi mà chúng ta phải sống , nhưng không có quyền chọn lựa , nếu chúng ta không có phương tiệnvà có điều kiện để chọn lưạ hướng đi .

Những năm tháng dài trong đời quân ngũ , ngoài những lúc theo chân đơn vị tham dự vào các cuộc hành quân , thi hành những công tác bí mật .. những lúc tạm ổn trong khi dừng quân ở một vị trí nào đó , nằn dài trên bải cỏ , nơi rừng núí ngút ngàn cuả miền Trung ; đôi lúc củng suy nghỉ vẩn vơ , về thân phần cuả bản thân , cuả các đồng đội , thân phận cuả các tầng lớp thanh niên ở phiá bên kia chuyến tuyến . Những dòng chửđược viết ra , được trình bày , không nói về chính trị , mà chỉ muốn nói về tâm trạng cuả ngưòi thanh niên trong đời lính ,

đa số thanh niên thời đó , hầu nhưđều không có lối thoát , khi mà lòng yêu nước , dù ở thời kỳ nào , không ai trong chúng ta lại thiếu lòng yêu nước , nhưng ... yêu nước là một chuyện ... còn chuyện phục vụ ai đó , họ có xứng đáng đểđược hưởng những sự phục vụ hay không lại là chuyện khác .

Lịch sữ cuả dân tộc Việt nam rôi loạn từĐơi Hậu Lê , kéo dài cho đến mải hôm nay , khoảng 500 năm , Trong bài hát do Lê Thương sáng tác : Bài Hòn Vọng Phu I , Hòn Vọng Phu I I , Và Hòn Vọng Phu I I I . có cầu : Một ngàn năm nay đả thoát qua , tại sao ngàn năm , Câu nầy có phải là dự báo đất nước sắp sưả qua hết tai nạn . rồi thêm câu : Có .. Con Chim Nhỏ Bé , Dám Ca Câu Sấm Truyền , Cuối Thu Năm Mậu Tý , Tướng Quân Đem Kiêm về . Đây có phải là Dự Ngôn hay là Dự báo ,

Trong thời quá khứ , sau ngày miền nam hoàn toàn mất chũ quyền , ( ngày đứt phim 30 / 04 / 1975 ) , anh em thường hay tụ họp tại nhà cuả người bạn , trong lúc trà dư tưũ hậu , mình vui miệng nói về lịch sử , sự kiện người Pháp có mặt tại VN , khi hải quân Pháp Tấn công vào cảng Vũng Tàu 1864 , đến 1884 ; giưả hai nước ký Hoà Ước ô nhục , Triều đình Huê, nhường 3 tỉnh ở miền Nam cho Pháp , Sau đó Pháp nuốt luôn cả 6 tỉnh , người Pháp thiêt lập chếđộ hành chính , và từđó đến ngày Pháp thua trận Điện Biên Phủ ký hoà ước tại Genève ngày 20 / 07 / 1954 .

điều nầy là gì ??? Hảy để qua một bên nổi nhục mất nước , mà chúng ta hảy nhìn thật kỹ vào lịch sữ và các biến chuyển , Ý nghiả cuả nó là gì ??? ý nghiảđích thực . tại sao Pháp vào Năm 1864 , và rút hết quân đội vào năm 1954 , theo phương thức phân chia lịch số , cổ nhân đã sắp xếp theo Tam Nguyên Cưũ Vận . tam nguyên là : thượng nguyên , Trung nguyên , hạ nguyên , Đây củng chính là một công thức dùng trong khoa Kỳ Môn Độn Giáp .

Hiện chúng ta đang đi vào thời chính nguyền thứ 11 , ( từ ngày VN lập quốc , ) chính quyên thứ 11 có 180 năm . Chia làm Tam Nguyên ( ba nguyên ) và Cưũ vận ( Cưũ là Chín ) Chín vận , mổi vận là 20 năm , 20 năm X 9 vận = 180 năm .

Xin lập lại , hiện nay chúng ta đang ở chính nguyên thứ 11 , Bắt đầu từ năm Giáp Tý 1864 , đến 2O43 : tất cả là 180 năm . Năm Tân Mão 2011 thuộc Tuần Giáp thân , tuần Giáp Thân bắt đâu từ Năm 2004 đến năm Qúy Tỵ 2013 ; tuần Giáp thân là năm đâu tiên cuả Vận 8 , thuộc hạ nguyên ( tiếng Nam gọi là Hạ Ngươn ) Nói tóm lại , thiển ý cuả hàn Sinh muốn trình bày về một điều gọi là :

CƠ TRỜI VÀ VẬN MỆNH DÂN TỘC VIỆT NAM . Cơ : guồng máy . Trời không có nghiã là Thượng Đế . mà trời ởđây có nghiã là không gian và thời gian là vũ trụ , nói tóm lại , cơ trời chính là sự vận hành cuả

muôn vật trong trời đất , là những hiện tượng đã và đang , củng như sắp sưã xảy ra trên mặt đất , hay trong bầu trời .

Khi nhìn ra được thực trạng cuảđất nước Việt Nam , cả ba miền Bắc , Trung , Nam . Khi nhận ra được , và nất là suy xét tận gốc rể cuả vấn đề , chúng ta cần

phải có cái nhìn sâu sắc , với cái nhìn cuả một chuyên viên , hơn là với cái nhìn và quan đìẻm xuất phát từ cảm tình , Những nghi vấn ??? trong lịch sữ , Tại Sao ?? do

đâu , bởi ai . và rồi đi đến kết luận , ta phải làm gì ??? thái độ cuả ta là gì ?? như thế

nào đểđáp ứng , để mà cùng

viết nên trang sữ mới . đôi khi , trên đường tha phương , có lúc dừng lại , gặp bạn bè , mình có vui miệng nói ; chuyện cuả các anh làm qua phong trào tranh đâu , đó là việc làm có tính cách lịch sữ , một anh bạn ( cưụ quân nhân năm xưa ) anh ta có vẻ sợ hãi , vội chối bay chối biến , rằng tôi không có làm lịch sữ ??? Tại sao anh bạn ta lại có thái độ kỳ lạ như thế . không một ai trong chúng ta cam đãm nhìn vào thực trạng , để rồi căn bệnh cuảĐất Nước Việt Nam lại Trầm Kha , gần như bất trị

. Trị bệng phải trị tận gốc , nếu chỉ trịđàng ngọn thì làm sao dứt bệnh .

lời xưa nói thuốc đắng đã tật , Lời thật mất lòng . Trung ngôn thi nghịch nhĩ . Nay có đôi dòng cùng người bạn , để gọi là cùng đàm đạo ( không phải là tranh luận , hay tranh cải ) để thể hiện tinh thần ' Dân chủ và Bình Đẵng trong tư tưởng ' được thể hiện với hoà khí . chửđàm đạo hay lắm , Hảy thử tưởng tượng ra hình ảnh , ngày trước , lúc còn ở trong quân ngũ , khi hành quân và đóng quân trên cao độ hơn 500 M , Sáng sớm thức giấc , cùng ngồi nhâm nhi bên tách cà phê nhà binh , nhìn dưới chân mình toàn là mây trắng , thực là thần tiên ; cùng trò chuyện với những người bạn đồng đội , khi bạn cùng có ý tưởng như mình , thì tôi nghỉ câu chuyện trao đổi sẻ miên man bất tận . Như lời xưa nói : Viễn Xứ Tha phương Ngộ Cố Tri , Tữu Phùng Tri Kỹ Thiên Bôi Thiễu , Thoại Bất Đồng tâm Bán Cú Đa .

Paris , Một ngày vào hạ Tân Mão 2011 Hàn Sinh

ĐEM TÂM TÌNH VIẾT LỊCH SỮ Lê Lam Sơn

Bài viết nầy hầu như củng giống các bài viết khác liên quan đến trang sữ cận đại cuả dân tộc Việt Nam , ngoài ý tưỡng cuả người viết , khi người viết như mọi người có tấm lồng đối với quê hương và dân tộc , Người viết chưa đưa ra được câu trả lời , mà tựa đề cuả bài viết , chính là câu hỏi , một câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta đã đưa ra . Khi chúng ta nhìn cục diện nuớc Việt Nam , thường thường thì chúng ta chỉ nhìn theo khiá cạnh hạn hẹp , chỉ riêng vể thời kỳ gần đây .

Nhưng lịch sữ cuả dân tộc , không chỉđóng khung từ ngày Đức Quốc Trưỡng Bão

Đại về nước chấp chính năm 1947 , lịch sữ cuả dân tộc Việt nam Kéo dài từ ngày lập quốc cho đến nay hơn ngàn năm , Quan điểm cuả người viết , hảy nhìn vào hiện tại sẻ hiểu đưọc quá khứ , và có nhìn vào hiện tại ta sẻ dự liệu được tương lai , Vì tam thế thời gian bất khả phân ly , quá khư , hiện tại , vị lai đều liền lạc ,

Nếu chỉ nhìn cục diện chuyện đang xảy ra , thì chúng ta không hiẻu được mọi thứ ,

Một phần của tài liệu se1baa5m-kc3bd-vc3a0-ve1baadn-me1bb87nh-c491e1baa5t-nc6b0e1bb9bc-vie1bb87t-nam (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)