II. DANH SÁCH CÁC SỐ LIỆU
MỘT SỐ ĐẶC SẮC CỦA GIÁO PHẬN 1 – NHÀ THỜ CHÍNH TÒA KONTUM
1 – NHÀ THỜ CHÍNH TÒA KONTUM
Cha Giuse Décrouille Đệ xây dựng Nhà thờ địa sở Kontum khởi công năm 1913 và hoàn thành năm 1918. Người khởi công trực tiếp xây dựng nhà thờ địa sở (Tơring) Kontum còn tồn tại đến nay, chính là Cha Joseph Décrouille Đệ.
1.1- Chuẩn bị công trình.
Công trình xây dựng nhà thờ phải mất 3 năm để chuẩn bị: thuê thợ giỏi đốn những cây gỗ thích hợp, được sức voi kéo từ rừng về cho tập kết những nơi thuận tiện thi công, về Trung Châu thuê thợ mộc và những nghệ nhân điêu khắc, chạm trổ giỏi về tiến hành thi
công: các tay thợ được phân công theo từng bộ phận một: xẻ gỗ, cưa ván, đục mộng, xây lò nung gạch ngói… theo nhu cầu thiết kế công trình xây dựng.
Bản tường trình vào năm 1913 của Đức cha Grangeon Giám mục Đại diện Tông toà Đông Đàng Trong gửi về trụ sở Hội Thừa sai Paris (MEP) có đoạn viết như sau:
“Nhà thờ Kontum hai lần bị hoả hoạn thiêu rụi trong khoảng thời gian năm với tất cả đồ đạc trong nhà, đã được xây dựng lại, nhờ lòng hảo tâm của một vị ân nhân hào phóng đặc biệt. Không thể dùng đá cũng như gạch để xây dựng, nhưng chỉ có dùng gỗ mới xây dựng với chất lượng cao và kiến trúc sư biết cho ngôi nhà thờ trên xứ Bahnar có dáng dấp ngôi thánh đường chính toà”.
2.2- Vai trò cha Bề Trên Kemlin Văn.
a. Trong lần dựng nhà thờ vào trung tuần tháng 3-1913, Cha Kemlin, lúc bấy giờ làm Bề trên Vùng Truyền giáo Kontum, thay Cha Guerlach qua đời vào ngày 29-1-1912 đã vắng mặt vì bệnh.
Sau 6 tháng nghỉ ngơi ở Béthania, Cha Kemlin đảm trách lại sứ vụ, lần đầu tiên tháp tùng Đức cha Jeanningros đi kinh lý mục vụ ở Miền Thượng.
b. Vào năm 1914, Cha Kemlin đưa ra ý hướng cần tiếp tục việc xây dựng ngôi nhà thờ Kontum hoàn chỉnh, đáp ứng số giáo dân ngày càng gia tăng, nhưng ít lâu sau, chiến tranh bùng nổ, việc tổng động viên đã lấy đi nhiều nhiệm sở của ngài. Vì chiến tranh thế giới 1914-1917 xảy ra, tiến trình thi công ngôi Thánh đường Kontum chậm lại và cũng có lúc bị trì trệ nhiều tháng, nhưng cuối cùng công trình xây dựng ngôi Thánh đường Kontum bằng gỗ đã hoàn thành vào đầu năm 1918 nhờ Cha Bề trên Kemlin cùng với Cha Joseph Décrouille điều khiển toán thợ cách khôn khéo và tế nhị. Tạ ơn Chúa, trong trình xây dựng lâu dài và nguy hiểm, không xảy ra sự cố trầm trọng gây thiệt hại tính mạng.
2.3- Lễ khánh thánh Nhà thờ Kontum.
a. Năm 1918, tỉnh Kontum khi đó gồm có 5 quận thị, 38 phường xã, 1 phó tỉnh trưởng, 978 làng Thượng, 210.000 dân cư, trong đó khoảng 15.000 người Công giáo, 153 cộng đoàn Kitô hữu được phân thành 19 địa sở, 1 trường đào tạo giáo phu, 1 dòng nữ với 11 tu sĩ, 1 nhà in và một ngôi thánh đường mới xây dựng xứng tầm với phát triển xã hội và số giáo dân ngày càng gia tăng, đó là ngôi Thánh đường Kontum có ngọn tháp cao 24m.
b. Tường trình của Đức cha Phụ tá Jeanningros gởi về Hội Thừa sai Paris năm 1918 có đoạn:
“Quan cảnh ngày lễ Ba Vua càng trọng đại tại Kontum bởi nghi thức làm phép ngôi thánh đường mới đưa vào phụng tự. Đây là một toà nhà rộng rãi và quý giá, được
xây dựng bằng danh mộc do Cha Bề trên Kemlin hướng dẫn, và nhờ lòng thiệt thành và rộng rãi tài trợ của bá tước De Kergolay; chúng tôi biết ơn cách sâu xa ông bá tước đã thay thế nhà thờ bằng tranh nứa xưa đã bị hoả hoạn cách 7 năm về trước bằng ngôi thánh đường đẹp này”.
“Ngày 06/01/1918, Đức cha JEANNINGROS làm phép long trọng ngôi thánh đường này, đã trở thành Nhà thờ Chính toà Giáo phận Kontum hiện nay. Trong 10 năm với giao tiếp rất khéo léo tế nhị và điềm đạm trong lời nói, Cha Joseph Décrouille điều hành trực tiếp các công việc tâm linh đạo đức và vật chất; ngài đã được lòng hết mọi người”.
2.4- Cha Phước với tài năng khéo léo hướng dẫn trang trí nội thất ngôi Thánh Dường.
Có 3 cung mặt trước bàn thờ, Cha Phước cho chạm trổ tinh vi, hình phù điêu “Bữa Tiệc Ly” và trọn vẹn “Kinh Lạy Cha” bằng tiếng Latinh cũng như sơn nhà tạm màu đỏ, có tháp vươn cao, trang trí bằng các hoa văn rất đẹp với đường nét sắc sảo.
Mặt tiền nhà thờ giữ được màu gỗ, gồm 4 cột chính, với hai cột phụ nằm trong, nối kết thành những vòng tròn, màu nhạt hơn, nâng toàn khối lên càng nhỏ dần, gồm 4 tầng, cao đến 24 mét. Lưng chừng tháp, một ô cửa sổ vòng tròn nhiều thanh gỗ cong đồng tâm, tạo nên cửa sổ kính màu tuyệt đẹp và trên đỉnh tháp có thánh giá gỗ quý cao chót vót.
Cha Benjamin Louison thuộc Hội Thừa sai Paris chính xứ rất nhiệt tình hăng say của Địa sở Kontum, một Trung tâm Truyền giáo Người dân tộc Bahnar tại Việt Nam, có viết như sau:
“Địa sở Kontum cả lớn nhỏ gồm 1.500 tín hữu, một nửa là người dân tộc Bahnar, một nửa là người kinh. Tôi rất hài lòng khen ngợi con cái của tôi, chỉ tính nội trong một năm từ tháng 7/1926 đến tháng 7/1927 có 34.000 lượt người rước lễ.
Phía người dân tộc Bahnar có 3 chủng sinh đang theo học Đại Chủng viện Pinăng và 5 tiểu chủng sinh; có 3 đệ tử là những bông hoa tốt đẹp của núi rừng vào dòng để tô đẹp vườn hoa của Chúa.
Phía người Việt, linh mục đầu tiên của địa sở, là học trò cũ của tôi cử hành Thánh lễ mở tay tuần vừa qua. 3 thanh niên đã gia nhập hội dòng và 6 thiếu nữ tận hiến để phục vụ cho Vị Thầy nhân hậu chí ái.
Về phần nhà thờ, là một công trình xây dựng lớn đã hoàn thành, mặt tiền của nó trang trí rất đẹp, nhưng thiếu nước sơn bền chắc để chống chọi với nước trong mùa mưa gió. Bên trong nhà thờ phần nội thất sẽ bố trí dần dần. Nhà thờ Kontum có một tượng ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM được đặt ở trên bàn thờ chính; còn các tượng khác đặt trên bệ gỗ ở các bàn thờ phụ: như tượng Thánh Tâm, Thánh Cả Giuse và Thánh nữ Jeanne d’Arc.
Tượng Thánh Isodore và những chiếc chuông sẽ đến sau. Nhưng khi nào? Khi các cha có tài chính để đặt hàng và trả tiền chuyên chở”.
Sau 83 năm sau, Nhà thờ Chính toà Kontum mới được tu sửa lớn và nới rộng (năm 1995-1996) dưới thời Đức cha Alexis PHẠM VĂN LỘC. Ngày 14/11/1995, sau lễ Thánh Giám mục Stêphanô Cuênot Thể, Bổn mạng Bôl Yao Phu, Đức cha Alexis cho khởi công tu sửa tháp Nhà thờ Chính toà Kontum. Ngài chứng kiến quan cảnh khởi công và ngài hài lòng đã tiến hành khởi đầu tốt.
Sau khi lên kế vị Giám mục tiền nhiệm, Đức cha PHÊRÔ TRẦN THANH CHUNG và Cha Giuse Nguyễn Thanh Liên, Chính xứ Giáo xứ Chính toà, tiếp tục công trình tu sửa các cơ sở như đã vạch định dưới thời Đức cha Alexis, trong đó có Nhà thờ Chính toà, cần bảo tồn phần chính nhà thờ nguyên thuỷ như cũ từ kết cấu và loại vật tư bằng gỗ.