Chiến lược Marketing của thương hiệu Dior Ưu điểm

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ CHIẾN lược đề tài trình bày chiến lược kinh doanh của dior (Trang 28 - 29)

Dior Ưu điểm

Những chiến lược kinh doanh nói trên giúp Dior nâng cao quy mô doanh nghiệp, nâng cao vị thế trong thị trường trong nước và quốc tế. Dior sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều khách hàng hơn từ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Đồng thời việc áp dụng những chiến lược này sẽ giúp Dior đa dạng hóa thị trường của mình, nâng cao độ phủ sóng và nhận thức của người dân về thương hiệu. Hơn thế nữa, Dior có thể được hưởng lợi từ việc sẽ thu hút được các nhân tài có thể có ích cho công ty, tận dụng công nghệ được chuyển giao từ những thương hiệu khác mà LVMH sở hữu như: Céline, Givenchy…

LVMH có thể tiết kiệm chi phí quảng cáo trong việc bán sản phẩm, ngành hàng mới nhờ tận dụng mạng lưới kinh doanh hiện có của mình. LVMH thường sử dụng một địa điểm kinh doanh để đặt cửa hàng cho nhiều thương hiệu mà LVMH sở hữu.

Nhược điểm

Bên cạnh với lợi ích là việc tiếp cận với khách hàng tiềm năng nhiều hơn thì khác biệt về văn hoá sẽ là một rào cản lớn cho doanh nghiệp. Sự khác biệt về ngôn ngữ có thể làm lệch đi thông điệp muốn truyền tải tới khách hàng tiềm năng. Điển hình có thể kể đến là trường hợp của Pepsi, khi hãng này tấn công vào thị trường Trung Quốc, hãng đã giữ nguyên slogan: “Pepsi brings you back to life”. Nhưng người Trung Quốc đã hiểu slogan đầy sức sống này là “Pepsi brings your ancestors back from graves” (Pepsi đưa tổ tiên của bạn trở lại từ cõi chết). Chưa dừng lại ở đó Dior có thể vấp phải những rủi ro về các yếu tố kinh tế, chính trị, thuế. Việc LVMH sáp nhập nhiều nhãn hàng sẽ khiến văn hóa doanh nghiệp bị pha trộn và dẫn đến sự bất đồng giữa các cổ đông. Những chiến lược kinh doanh này đòi hỏi một trình độ quản lý rất cao, LVMH cần sử dụng một hệ thống quản lý chặt chẽ để quản lý rất nhiều thương hiệu đình đám đang sở hữu ở thời điểm hiện tại.

2.5.2. Chiến lược Marketing của thương hiệu Dior Ưu điểm Dior Ưu điểm

Những chiến lược marketing ở trên đã giúp Dior trở thành một thương hiệu cao cấp và có một lực lượng khách hàng trung thành nhất định. Chiến lược đào tạo và nhân viên phục vụ 1-1 tại cửa hàng được đào tạo chuyên nghiệp đem lại cảm giác hài lòng,

25

chuyên nghiệp đối với khách hàng. Dior chọn theo con đường phát huy và làm mới những giá trị cốt lõi tạo nên phong cách và đẳng cấp riêng của Dior.

Nhược điểm

Dior có chiến lược giá cao và ít khi có giảm giá nên những khách hàng tầm trung dù thích Dior nhưng sở hữu các sản phẩm đến từ thương hiệu này.

Để có thể thực hiện những chiến lược marketing, Dior đã phải chi ra rất nhiều tiền. Bên cạnh những phản ứng tích cực thì đôi khi các chiến dịch để triển khai chiến lược marketing của Dior cũng gây ra những phản ứng tiêu cực cho khách hàng.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ CHIẾN lược đề tài trình bày chiến lược kinh doanh của dior (Trang 28 - 29)