Giảm mức hình phạt đã tuyên

Một phần của tài liệu BÀI tập NHÓM môn PHÁP LUẬT đại CƯƠNG đề tài QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT về HÌNH PHẠT và các BIỆN PHÁP tư PHÁP (Trang 33 - 34)

V. Các quy định liên quan đến chấp hành hình phạt 1 Cơ sở pháp lý

c. Giảm mức hình phạt đã tuyên

Theo Điều 63, Bộ luật Hình sự 2015:

Người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

Cụ thể:

(1) Điều kiện để được xét giảm là:

- Có nhiều tiến bộ trong quá trình chấp hành hình phạt. - Đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự.

- Đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù có thời hạn, 12 năm đối với tù chung thân.

- Có đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.

(2) Mức giảm:

- Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên.

- Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống 30 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành là 20 năm.

- Trường hợp người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu xuống 30 năm tù sau khi đã

29

chấp hành được 15 năm tù và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành là 25 năm,…

Ví dụ: Nguyễn Văn A bị kết án 5 năm tù, A đã chấp hành được 4 năm 10 tháng tù và có đủ các điều kiện để được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Trong trường hợp này, A có thể được giảm phần hình phạt tù còn lại (2 tháng).

Ví dụ: Nguyễn Văn B bị kết án 3 tháng tù, B đã chấp hành được một phần ba hình phạt (1 tháng tù) và có đủ các điều kiện khác để được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Trong trường hợp này, B chỉ có thể được giảm đến 1 tháng 15 ngày vì theo quy định tại Khoản 3 Điều 58 của BLHS thì B phải đảm bảo chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên (tức là 1 tháng 15 ngày tù).

d. Án treo

Theo Bộ luật Hình sự Việt Nam, án treo không phải là hình phạt mà được coi là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.

Theo Điều 65, Bộ luật Hình sự 2015, điều kiện để được hưởng án treo là: - Án đã tuyên không quá ba năm tù.

- Nhân thân người bị kết án tương đối tốt. - Có nhiều tình tiết giảm nhẹ.

- Xét thấy không cần thiết phải chấp hành hình phạt tù.

Người được hưởng án treo không cần phải chấp hành hình phạt tù mà phải chịu một thời gian thử thách từ một năm đến năm năm, do Tòa án quyết định nhưng không thấp hơn hình phạt tù. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người bị kết án cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục.

Ví dụ: A bị xử phạt tù 03 năm, xét có đủ điều kiện để được hưởng án treo và đã bị tạm giam 01 năm, thì mức hình phạt tù còn lại A phải chấp hành là 02 năm và thời gian thử thách là 04 năm.

Một phần của tài liệu BÀI tập NHÓM môn PHÁP LUẬT đại CƯƠNG đề tài QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT về HÌNH PHẠT và các BIỆN PHÁP tư PHÁP (Trang 33 - 34)