Các tập lệnh PLC dùng trong chương trình

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) NGHIÊN cứu, CHẾ tạo mô HÌNH hệ THỐNG CHIẾT rót và ĐÓNG nắp CHAI tự ĐỘNG (Trang 61 - 64)

Hình 4.12: Tiếp điểm NO, NC Tập lệnh tiếp điểm

Tiếp điểm thường hở (NO), tiếp điểm thường đóng (NC), tiếp điểm thường mở đóng vào khi bit được gán cho nó có mức loigc 1 và ngược lại, tiếp điểm thường đóng đóng vào khi bit được gán cho nó có mức logic 0 và ngược lại.

Hình 4.13: Lệnh đầu ra Lệnh đầu ra

Lệnh này bạn có thể xem mẫu ở ví dụ ở dưới được gắn với tag là Q0.0. Tác dụng của lệnh sẽ sẽ là tác động trực tiếp giá trị liên tục lên ngõ ra dựa vào chu kỳ quét trên PLC.

Có nghĩa là cứ mỗi vòng quét plc thì chương trình sẽ đọc giá trị tiếp điểm phía trước để ghi nhận giá trị cho tiếp điểm được OUT giá trị. Nếu tiếp điểm phía trước đóng để nối OUT tới nguồn thì tiếp điểm sẽ ở trạng thái là 1 và ngược lại là 0.

Lưu ý trên 1 chương trình nếu dùng 2 câu lệnh OUT cho 1 tiếp điểm thì chỉ có câu lệnh ở dưới cùng của chương trình có tác dụng.

Hình 4.14: Lệnh Set và Reset Lệnh set và lệnh reset đầu ra

Lệnh Set có tác dụng bật bit đầu ra lên bằng 1 và giữ nguyên trạng thái. Lệnh Reset có tác dụng tắt bit đầu ra về bằng 0.

Lệnh đọc sườn cạnh lên cạnh xuống

Lệnh đọc sườn hay cạnh lên cạnh xuống thường được sử dụng để phát hiện sự thay đổi trạng thái của bit được gán ở ngõ vào. Sau đó thực hiện các lệnh phía sau 1 lần trong chu kỳ quét.

Ví dụ như trên hình lệnh số 1 là lệnh bắt sườn cạnh lên được gán với BIT M0.0, bit 100.0 là bit ghi nhận trạng thái của lệnh. Khi bit M0.0 chuyển từ 0=> thì lệnh SET được thực hiện Q0.0=1, M100.0= 1, khi BIT M0.0 chuyển từ 1=>0 thì M100.0=0 không tác động vào ngõ ra.

Còn ở ví dụ hình 2 thì ngược lại, khi bit M0.1 chuyển từ 1=>0 thì M100.2=1 và thực hiện lện ở ngõ ra, còn nếu M0.1 chuyển từ 0=>1 thì M100.2=0 không thực hiện ngõ ra.

Hình 4.16: Lệnh timer TON Lệnh timer TON

Khi tín hiệu đầu vào IN bằng True thì Timer TON bắt đầu tính thời gian được lưu vào ET. Khi giá trị ET đạt giá trị bằng PT thì đầu ra Q của khối TON bằng True, khi tín hiệu đầu vào IN bằng False thì đầu ra Q trả về bằng False và giá trị ET trả về bằng 0ms.

Lệnh đếm lên CTU

CU là ngõ vào của bộ đếm có thể là dữ liệu dạng bit bất kỳ, counter sẽ đếm lên khi tín hiệu ngõ vào chuyển từ 0=>1, R là ngõ vào để reset bộ đếm, PV là giá trị cài đặt của bộ đếm, Q là tín hiệu ngõ ra của bộ đếm khi đếm lên tới giá trị PV thì ngõ ra này sẽ kích hoạt lên 1, CV là giá trị hiện tại của bộ đếm.

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) NGHIÊN cứu, CHẾ tạo mô HÌNH hệ THỐNG CHIẾT rót và ĐÓNG nắp CHAI tự ĐỘNG (Trang 61 - 64)