Ngôn ngữ lập trình (LAD)

Một phần của tài liệu THIẾT kế mô HÌNH hệ THỐNG điều KHIỂN và GIÁM sát mức CHẤT LỎNG TRONG bể CHỨA (Trang 38 - 39)

Xác định yêu cầu Thiết kế giải thuật Soạn thảo chương trình Nạp chương trình vào bộ nhớ

Chương trình LAD bao gồm cột dọc biểu diễn nguồn điện logic cùng với các ký hiệu công tắc logic tạo thành một nhánh mạch điện logic nằm ngang. Logic điều khiển được biểu diễn bằng hai công tắc thường hở, một công tắc thường đóng và một ngõ ra relay logic.

Các kí hiệu công tắc trên được dùng để xây dựng nên bất kì mạch logic nào: sự kết hợp nhiều mạch logic có thể biểu diễn mạch điều khiển cho một ứng dụng có logic điều khiển phức tạp. Điều cần thiết cho công việc thiết kế chương trình ladder là lập tài liệu về hệ thống và mô tả hoạt động của chúng để người sử dụng hiểu được mạch ladder một cách nhanh chóng và chính xác.

Các quy ước của ngôn ngữ lập trình LAD:

 Các đường dọc trên sơ đồ biểu diễn đường công suất, các mạch được nối kết với đường này.

 Mỗi nấc thang (thanh ngang) xác định một hoạt động trong quá trình điều khiển.  Sơ đồ thang được đọc từ trái sang phải và từ trên xuống. Nấc ở đỉnh thang được đọc từ trái sang phải, nấc thứ hai tính từ trên xuống cũng đọc tương tự… Khi ở chế độ hoạt động, PLC sẽ đi từ đầu đến cuối chương trình thang sau đó lặp đi lặp lại nhiều lần. Quá trình lần lượt đi qua tất cả các nấc thang gọi là chu kỳ quét.

 Mỗi nấc thang bắt đầu với một hoặc nhiều ngõ vào và kết thúc với ít nhất một ngõ ra.

 Các thiết bị điện được trình bày ở điều kiện chuẩn của chúng. Vì vậy, công tắc thường hở được trình bày ở sơ đồ thang ở trạng thái hở. Công tắc thường đóng được trình bày ở trạng thái đóng.

 Thiết bị bất kỳ có thể xuất hiện trên nhiều nấc thang. Có thể có một rơle đóng một hoặc nhiều thiết bị.

 Các ngõ vào và ra được nhận biết theo địa chỉ của chúng, kí hiệu tùy theo nhà sản xuất quy định.

Một phần của tài liệu THIẾT kế mô HÌNH hệ THỐNG điều KHIỂN và GIÁM sát mức CHẤT LỎNG TRONG bể CHỨA (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w