Lịch sử phát triển của PLC

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) NGHIÊN cứu, CHẾ tạo và lập TRÌNH điều KHIỂN mô HÌNH PHÂN LOẠI và ĐÓNG gói sản PHẨM (Trang 26 - 29)

Trƣớc khi có PLC thì việc điều khiển các cơ cấu máy móc thực hiện theo logic thì chỉ có thể sử dụng các Role trung gian, Timer, Counter…và cùng với đó, hệ thống càng phức tạp, càng nhiều quy trình thì có càng nhiều khí cụ điện nhƣ trên đƣợc dùng. Việc đó gây ra nhiều vấn đề trong quá trình lắp đặt, sử dụng và bảo trì, vì thế PLC đƣợc phát minh và là bƣớc tiến lớn trong hoạt động sản xuất thời bấy giờ.

Năm 1968, Bộ điều khiển lập trình đầu tiên (Programmable Logic Controller) hay còn có tên gọi là Modicon đã đƣợc Dick Morley và những kỹ sƣ của Công ty General Motor – Hoa Kỳ sáng chế.

- Cấu trúc dạng Module mở rộng, dễ bảo trì và sửa chữa. - Đảm bảo độ tin cậy trong môi trƣờng sản xuất.

Hình 3.2: Bộ PLC đầu tiên của Mỹ

Tuy nhiên vì là bộ vi điều khiển với thế hệ đầu tiên cùng với những hạn chế về công nghệ những năm 70, bộ điều khiển lập trình còn khá đơn điệu và đặc biệt cồng kềnh, do đó khiến ngƣời vận hành và các kỹ sƣ gặp khó khăn trong việc vận chuyển, lắp đặt, vận hành và lập trình trên bộ điều khiển lập trình. Vì vậy các nhà thiết kế - chế tạo từng bƣớc một cải tiến hệ thống trở gọn nhẹ, dễ vận hành cũng nhƣ ƣu việt hơn về nhiều mặt.

Dần theo dòng thời gian và sự phát triển ở những phiên bản đầu tiên, hệ thống điều khiển lập trình cầm tay hay đƣợc gọi là PCH (Programmable Controller Handle) đƣợc ra mắt đầu tiên vào năm 1969 với mục đích nhằm đơn giản hóa việc lập trình. Sự phát triển này này đã tạo ra sự thuận lợi và phát triển thật sự cho kỹ thuật lập trình điều khiển thời bấy giờ.

Trong giai đoạn những phiên bản đầu tiên ra đời, các hệ thống điều khiển lập trình chỉ nhằm thay thế hệ thống Relay và dây nối trong hệ thống điều khiển của một hệ thống ở những thời kỳ đầu. Qua quá trình vận hành, các nhà thiết kế và sáng chế đã ghi nhận và rút ra đƣợc những ƣu điểm, những thiếu sót và từng bƣớc tạo ra đƣợc một tiêu chuẩn mới cho hệ thống, và đó là tiêu chuẩn: Dạng lập trình dùng giản đồ hình thang.

Đầu năm 1970, sự vƣơn lên của công nghệ cũng nhƣ sự phát triển của hệ thống phần cứng kéo theo sự đổi mới và phát triển của PLC với nhiều các chức năng mở rộng:

- Số lƣợng Input và Output nhiều hơn và có khả năng điều khiển các đầu vào, đầu ra từ xa bằng kỹ thuật truyền thông.

- Bộ lƣu trữ dữ liệu không còn hạn chế và đƣợc nhiều hơn.

- Nhiều loại Module chuyên dùng hơn với từng yêu cầu kĩ thuật khác nhau. Cùng với sự phát triển của phần cứng, sự phát triển của công nghệ phần mềm cũng đƣợc đẩy lên một bậc mới, bộ lập trình điều khiển PLC không chỉ thực hiện các lệnh Logic đơn giản mà còn có thêm các lệnh đếm sự kiện xảy ra, xử lý toán học, xử lý xung, thời gian thực…và dần trở thành một thiết bị rất quan trọng trong công nghiệp sản xuất thời nay.

Hình 3.4: Bộ Module PLC năm 1970

Ngày nay, khi mà khoa học công nghệ của loài ngƣời đã phát triển, vi mạch điện tử và công nghệ thông tin phát triển vƣợt bậc, PLC không chỉ đƣợc thiết ngày càng nhỏ gọn từ những cỗ máy cồng kềnh và khó vận hành, cùng với đó chức năng cũng đƣợc bổ sung khá nhiều. So sánh với những PLC đời đầu đƣợc sáng chế và phát minh những năm 1970, PLC thời nay đã có thêm các chức năng nâng cao hơn nhƣ truyền

khiển và giám sát thông qua Webserver, cùng nhiều chức năng khác. Cấu hình đƣợc nâng cao và phát triển nhƣ có mở rộng nhiều module hơn, tốc độ xử lý tăng lên phù hợp với những yêu cầu lập trình khác nhau.

Hình 3.5: Các loại PLC phổ biến hiện nay

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) NGHIÊN cứu, CHẾ tạo và lập TRÌNH điều KHIỂN mô HÌNH PHÂN LOẠI và ĐÓNG gói sản PHẨM (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)