a) Hệ thống trong các nhà máy chế dầu
Hình 1.10: Mô hình hệ thống điều khiển phân tán.[8]
Hệ thống điều khiển phân tán thường sử dụng giám sát, điều khiển áp dụng các cơ sở công nghiệp lớn có quy trình sản xuất phức tạp như ngành dầu khí, hóa chất, nước, xi măng….
b) Giám sát kho, bể chứa dầu
Có thể thấy rõ ràng rằng quá trình lọc dầu là quá trình biến những phân tử phức hợp thành những chất có cấu trúc hóa học đơn giản hơn là một quá trình cực kỳ phức
tạp, mà một trong những nguyên nhân đó là quá trình này yêu cầu rất nhiều quá trình khác nhau để tinh chế những vật-chất-cuối. Hệ thống điều khiển phân tán là hệ thống điều khiển chính được sử dụng trong quá trình tinh chế này, nó có chức năng quản lý đầu ra và hiệu suất của nhà máy tinh chế. Hệ thống điều khiển phân tán là thành phần sống còn trong cấu trúc của nhà máy, và do đó hệ thống này không thể bị ngắt đột ngột trong quá trình hoạt động. Có thể kể ra một vài “đối tượng” mà một hệ thống điều khiển phân tán có thể quản lý như nồi đun, bộ phận tạo nhiệt và hơi nước, và hệ thống dẫn thoát nước. Toàn bộ quy trình sản xuất không thể bị gián đoạn và yêu cầu một sự vận hành cực kỳ ổn định trong suốt 24 giờ một ngày và 7 ngày trong một tuần.
c) Hệ thống điều khiển cấu trúc theo dạng bus có dự phòng của hệ thống khí đốt
Dầu thô và khí đốt tự nhiên được truyền xuôi xuống để lưu trữ hoặc đến những trạm xử lý tiếp theo. Dầu thô thường được lưu trữ trong những thùng chứa ở khu vực cảng hoặc dưới mặt đất; khí đốt tự nhiên hoặc sẽ được hóa lỏng để lưu trữ hoặc vận chuyển tới những nhà máy/trạm trung gian phía sau. Những cơ sở lưu trữ này và những đường ống vận chuyển cần được giám sát thận trọng để tránh rò rỉ và xem áp suất tại những bể chứa khí đốt có quá cao hay không, cả hai hiện tượng trên đều có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của cơ sở lưu trữ hay nhà máy.
Dữ liệu bao gồm thể tích chất lỏng, áp suất đường ống và nhiệt độ đều là những thông tin sống còn. Những thùng chứa, hệ thống van và bơm áp suất tại những cơ sở lưu trữ thường được kết nối và giám sát thông qua hệ quang sợi hoặc những chuyển mạch Ethernet đến hệ thống quản lý trung tâm.
Hình 1.11: Giám sát những thùng chứa dầu.[9]
d) Hệ thống đo trong ngành khí đốt
Dự phòng về đường truyền gồm 02 đường cáp đồng trục (hoặc cáp sợi quang chạy song song) và kết nối với 2 cổng truyền thông (1 cổng dự phòng) trong mỗi bộ điều kiển PLC của từng công đoạn (02 mô đun Ethernet hoặc CPU với 02 cổng Ethernet).
Hình 1.12: Hệ thống điều khiển nhà máy xi măng theo cấu trúc Bus có dự phòng.[10]
ư
Tại CCR cần thiết bố trí 02 máy tính chủ (server) cấu hình như nhau và cài đặt phần mềm hệ thống để đảm bảo hoạt động song song trong chế độ vận hành bình thường. Khi có sự cố một máy tính chủ sẽ thay thế toàn bộ công việc của máy tính chủ bị lỗi trong khi toàn bộ hệ thống vẫn hoạt động bình thường.