PLC có thể thực hiện những tác vụ khác như định thì, đếm, …. Làm tăng khả năng điều khiển dành cho các hoạt động phức tạp.
Hoạt động của PLC là kiểm tra tất cả những trạng thái tín hiệu ngõ vào, được đưa về từ quá trình điều khiển, thực hiện logic được tập trung trong chương trình và xuất ra tín hiệu để điều khiển cho thiết bị bên ngoài. Với các mạch giao tiếp chuẩn ở khối đầu vào và khối đầu ra của PLC cho phép nó kết nối trực tiếp đến những cơ cấu tác động (actuators) có công suất nhỏ ở ngõ ra, và những mạch chuyển đổi tín hiệu (transducers) ở ngõ vào, mà không cần có các mạch giao tiếp hay rơ le trung gian. Tuy nhiên, ta cần phải có mạch trung gian điện tử công suất khi điều khiển những thiết bị có công suất lớn.
Việc sử dụng PLC cho phép chúng ta hiệu chỉnh hệ thống mà không cần có sự thay đổi về mặt kết nối dây, sự thay đổi chỉ là thay đổi chương trình điều khiển trong bộ nhớ thông qua thiết bị lập trình chuyên dùng. Hơn nữa, chúng còn có ưu điểm là thời gian lắp đặt và đưa vào hoạt động nhanh hơn so với những hệ thống các thiết bị rời.
Về phần cứng PLC giống như máy tính truyền thống, và có các đặc điểm thích hợp cho mục đích điều khiển trong công nghiệp:
- Khả năng kháng nhiễu tốt.
- Ngôn ngữ lập trình chuyên dùng: Ladder, TTL…. dễ hiểu và dễ sử dụng. - Thay đổi chương trình dễ dàng.
Những đặc điểm trên làm cho PLC được sử dụng nhiều trong công nghiệp. Một số ứng dụng được điều khiển bằng PLC thông dụng:
Hình 2.2. Điều khiển động cơ bằng PLC.
Hình 2.3. Mô hình bồn trộn hóa chất điều khiển bằng PLC.
Mỗi phần tử, hoặc thiết bị của một hệ thống điều khiển công nghiệp bất chấp kích thước của nó là nhỏ hay lớn đều có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình điều khiển. Chẳng hạn như, nếu không có thiết bị cảm biến, bộ PLC sẽ không biết chính xác cái gì đang xảy ra trong quá trình.
Nếu muốn các điều khiển các hoạt động phức tạp hơn, thì ta phải cần nhiều bộ PLC hơn kết nối với máy tính trung tâm.
Hình 2.4. Sơ đồ mạng lưới điều khiển công nghiệp dùng PLC [2]