KHÔNG THỂ QUÊN!
BẢO NGỌC
Đã nhiều năm trôi qua, kể từ ngày bà con làng Vân hay còn gọi là làng Phong theo tên gọi ngày xưa được di dời vào nội thành sinh sống. Thoát khỏi ốc đảo heo hút nơi chân đèo Hải Vân, để vào bờ đón nhận cuộc sống tốt đẹp hơn. Vậy cuộc sống của họ giờ đã ra sao.
Ngôi làng này có tên Vân hay Hòa Vân, thuộc phường Hòa Hiệp Nam, thành phố Đà Nẵng. Còn đây là những người dân họ là những người không may mắc bệnh phong (cùi, hủi) trú chân sau những chặng đường chạy trốn mỏi mệt tha phương để tránh sự hắt hủi, kỳ thị của chính gia đình, đồng bào.
Và sau bao nhiêu năm khốn khổ, họ mới thực sự có nơi để được sống như một con người, được yêu thương và nhận lại yêu thương, được thực hiện ước mơ chăm lo vun vén gây dựng gia đình.
Cuộc sống bình yên trôi qua với những hoạt động tự cung tự cấp: chài lưới, bẫy chim, làm ruộng, chăn bò… Nhưng thực sự, khi đã khỏi bệnh, khát khao được hòa nhập cộng đồng, được thăm lại thân nhân bản quán, con em được đi học cao hơn luôn cháy bỏng trong lòng họ.
Vậy nên, khi TP. Đà Nẵng có chủ trương thu hồi đất, người làng Vân dù rất bịn rịn với mảnh đất cưu mang, dù nỗi sợ hãi bị kỳ thị vẫn còn ám ảnh vẫn đồng thuận di dời vào đất liền,
ảnh 1 : Cuộc sống mới khang trang hơn
bỏ hoang nhà cửa, ruộng vườn. Tháng 8-2012, cả làng thu vén toàn bộ đồ đạc, đánh cược số phận, mang đi một trời thương nhớ sang bên này vịnh Nam Chơn định cư.
Ông Nguyễn Hà năm nay đã 89 tuổi xúc động kể với phóng viên: “trước đây có rất nhiều người thấy mình họ sợ, nhưng dần rồi trở nên bình thường bên cạnh đó gia đình được sự quan tâm giúp đỡ của của chính quyền địa phương, sự quan tâm của Đảng và nhà nước nên cuộc sống dần đi vào ổn định”.
Hậu di dời và tái định cư, hiện người làng Vân đã tương đối hòa nhập và ổn định sinh sống tại nơi ở mới. Đến nay, hơn 5 năm ở khu phố mới Hòa Hiệp Nam, cuộc sống của người làng Vân dần thay đổi, cuộc sống đã cởi mở hơn với cộng đồng xung quanh. Họ thích nghi và hòa nhập với môi trường mới. Không còn cảnh biệt lập, heo hút của ốc đảo ngoài chân đèo Hải Vân, vào bờ, cuộc sống nhiều thuận lợi hơn, điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Được sự quan tâm của chính quyền và cộng đồng, tạo điều kiện tốt nhất cho họ an cư và lập nghiệp.
Mặc dù vậy, trong mỗi nếp nhà, mỗi thửa ruộng, mỗi mảnh vườn… dưới chân đèo Hải Vân vẫn thấp thoáng bóng dáng của từng người làng Vân, và người làng Vân vẫn chưa nguôi nhớ thương chốn nương náu cũ mà trở về. Nhưng có lẽ, vài năm nữa thôi, khi làng Vân bị hắt hủi năm xưa trở thành tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp như dự án khủng đã được thành phố cấp phép thì đàn bò cũng phải lùa đi nơi khác, vịnh Nam Chơn cũng phải vắng bóng người quen. Và khi ấy, làng Vân sẽ thực sự bị xóa sổ, những người hai quê đâu còn cơ hội để trở về!
SỢ VÀ
KHÔNG SỢ
(viết trong đợt cả nước chống giặc vô hình Covid-19)
NGUYỄN XUÂN KHOÁTĐại học Huế Đại học Huế
Ra trận không sợ chết Vấp ngã chẳng sợ đau Việc làm không sợ mệt Sợ rỗng không trong đầu… Xa nhau không sợ nhớ Vắng nhau chẳng sợ buồn Cuộc đời không sợ khổ Sợ nỗi lòng cô đơn… Lên rừng không sợ độc Xuống biển chẳng sợ say Bạc tiền không sợ mất Sợ niềm tin tan bay… Tình yêu không sợ tắt Khát vọng chẳng sợ mòn Ước mơ không sợ lạc Sợ trái tim vô hồn… Ôi bao điều nói sợ Và bao điều nói không Nói không và nói sợ Tự lòng người kiên trung… ảnh 2 : Ông Nguyễn Hà cùng người vợ.