Bên cạnh những kết quả mà Công ty đã đạt được trong năm 2009 vẫn còn một số tồn tại mà Công ty chưa giải quyết được. Nếu có biện pháp khắc phục kịp thời những tồn tại này thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ thực hện tốt hơn.
• Vấn đề quản lý và sử dụng vốn
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, vấn đề đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp là phải có vốn. Vốn sản xuất kinh doanh là một nhân tố quan trọng mang tính chất quyết định tới mọi khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Thực chất của việc nâng cao lợi nhuận là phải quản lý và sử dụng tốt các loại vốn sản xuất kinh doanh, tăng khối lượng hàng luân chuyển, tăng doanh số tiêu thụ sẽ góp phần tăng lợi nhuận.
Trong năm 2009 tổng vốn sản xuất bình quân của Công ty đã tăng rất lớn so với năm 2008. Năm 2008 số vốn sản xuất là 15.995.201 nghìn đồng thì đến năm 2009 số vốn sản xuất đã lên tới 19.698.325 nghìn đồng, tăng 23,15% so với năm2008. Số vốn sản xuất này tăng là do tăng vốn cố định và tăng vốn lưu động. Nhưng xem xét hiệu quả sử dụng vốn ta lại thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty giảm đi, cụ thể:
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2009 so với năm 2008 lại giảm đi, số tương đối là 13,03%. Số liệu trên chứng tỏ Công ty đã biểu hiên những hạn chế trong việc khai thác năng lực máy móc thiết bị, chưa tăng được năng suất máy. Số vốn Công ty đầu tư thêm vào TSCĐ chưa tạo được mức tăng doanh thu tương ứng.
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua các năm cũng giảm đi. Năm 2009 giảm di 19.45% so với năm2008. Nguyên nhân của tình trạng này là do Công ty vẫn còn tồn đọng khoản phải thu của khách hàng lớn, tính đến năm 2009 khoản phải thu của khách hàng là :23.112.050 nghìn đồng. Nếu công ty thu hồi được số tiền này sẽ có cơ hội mở rộng sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Qua phân tích ở trên thấy rằng việc sử dụng vốn của Công ty còn nhiều hạn chế. Việc quản lý và sử dụng vốn của Công ty cần xem xét lại để làm sao một đồng vốn bỏ ra đem lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên không phải ngày một, ngày hai mà Công ty có thể khắc phục được, cần phải có thời gian và phương hướng biện pháp cụ thể
• Vấn đề thu hồi công nợ
Đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty năm vừa qua, vấn đề cần giải quyết trong năm tới đó là công tác thu hồi công nợ từ phía khách
hàng. Thực tế đã xuất hiện một số công trình sau khi thi công hoàn thành và hoàn tất việc nghiệm thu nhưng vẫn chưa được thanh toán. Nguyên nhân có thể do việc hoàn tất các thủ tục thanh toán của Công ty còn chậm, hoặc cũng có thể các chủ đầu tư chưa có khả năng thanh toán cho Công ty. Trong khi đó, Công ty vẫn phải trả lãi vay ngân hàng cho một số vốn vay đã ứng ra thi công, làm tăng chi phí quản lí doanh nghiệp. Do đó nhiều công trình thực tế thi công có lãi nhưng sau khi phải phân bổ số chi phí quản lý doanh nghiệp lớn thì số lãi còn lại không đáng kể, cũng có khi còn lỗ, ảnh hưởng không nhỏ tới việc giảm sút lợi nhuận của Công ty. Vậy để tăng lợi nhuận trong thời gian tới.Công ty cân có biện pháp để thực hiện tốt công tác thu hồi công nợ, bên cạnh đó cần kết hợp chặt chẽ việc huy động vốn từ khách hàng, bởi đây là hai công tác có quan hệ hết sức mật thiết với nhau.
Ngoài ra về năng lực của Công ty nhiều mặt còn rất hạn chế, thể hiện trong -Về thiết bị: còn ít và cũ, hiệu suất công tác của thiết bị thấp, đặc biệt thiếu nghiêm trọng thiết bị máy móc chuyên dùng hiện đại.
Về chất lượng lao động: Công ty thiếu công nhân kỹ thuật giao thông, thuỷ lợi cũng như thiếu cán bộ quản lý có trình độ và kinh nghiệm của 2 ngành nghề trên.
Những khó khăn nêu trên đã ảnh hưởng lớn trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh của Công ty, đòi hỏi toàn bộ cán bộ công nhân viên phải đoàn kết, phát huy dân chủ, sức mạnh tập thể và vai trò chức năng của các cá nhân, từng bước tháo gỡ khó khăn, phát huy nội lực bản thân.
* HOẠT ĐỘNG MAKETTING
Hoạt động tiếp thị Marketing của Công ty phải nói là rất mờ nhạt. Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác Marketing hầu như không có, mặt khác chưa phát huy được năng lực, không đáp ứng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chính sách giá cả và chính sách giao tiếp khuyếch trương chưa được thực hiện một cách có hiệu quả. Công ty chưa có kế hoạch thâm nhập thị trường thực tế,
tiếp cận với các công trình xây dựng để tìm kiếm nguồn vốn và tăng khối lượng công việc. Đây là một điểm yếu của công ty trong khi cơ chế thị trường rộng mở, các thành phần kinh tế tự do kinh doanh, cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt thì công ty lại chưa hoàn chỉnh được một hệ thống Marketing có đủ trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Công ty chưa chủ động tìm kiếm các chủ đầu tư để giới thiệu và báo giá về dịch vụ của Công ty mình. Do vậy số lượng tìm kiếm các hợp đồng kinh tế còn thấp.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH TM XÂY DỰNG HOÀNG ĐÔNG