Các giải pháp hoàn thiện kếtoán bán hàng dây cáp điện tại công ty cổ

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng dây cáp điện tại công ty cổ phần đầu tư 2t (Trang 25 - 35)

phần đầu tư 2T.

Qua những gì được tìm hiểu trong thời gian thực tập tại công ty, với những kiến thức tiếp cận từ thực tế kết hợp với việc nghiên cứu chế độ kế toán doanh nghiệp em nhận thấy công tác kế toán doanh nghiệp nói chung và công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng nói riêng bên cạnh những ưu điểm, làm theo quy định trong chuẩn mực, quyết định vẫn còn một số những hạn chế. Em xin đưa ra một số giải pháp giải quyết các hạn chế cho công ty như sau:

Thứ nhất: Hoàn thiện sổ sách kế toán.

- Công ty nên mở sổ chi tiết TK 5111 để phản ánh riêng từng mặt cũng như phản ánh riêng cho mặt hàng dây cáp điện. Căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh các chứng từ sẽ được phân loại theo từng mặt hàng và ghi vào sổ chi tiết cho từng mặt hàng đó. Việc ghi chi tiết ấy vừa thuận lợi cho việc theo dõi doanh thu của từng mặt hàng từ đó xác

định được những mặt hàng chiếm ưu thế và cho doanh thu lợi nhuận cao nhằm đưa ra quyết định mua bán hàng hóa và kinh doanh hợp lý, nhanh chóng, hiệu quả. Mẫu sổ (phụ lục 3.17).

- Công ty cũng nên mở thêm các sổ nhật ký như sổ nhật ký thu tiền, sổ nhật ký bán hàng vì các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến việc mua bán chịu là khá nhiều. mẫu sổ (phụ lục 3.18a, 3.18b).

Thứ 2: hoàn thiện hệ thống tài khoản và vận dụng tài khoản:

Công ty mới chỉ chi tiết TK 511 “Doanh thu bán hàng” thành tài khoản cấp 2 mà chưa chi tiết cho từng nhóm hàng nên khó theo dõi được doanh thu của từng mặt hàng. Vì vậy công ty nên mở chi tiết tài khoản cấp 3 như sau:

- TK 5111: Doanh thu bán hàng dây cáp điện AsV25/4.2 - TK 5112: Doanh thu bán phích cắm điện….

Thứ 3: thiết lập dự phòng phải thu khó đòi.

Trong thực tế hoạt động SXKD, có những khoản thu mà người nợ khó trả trước hoặc không trả nợ. Các khoản nợ này gọi là nợ phải thu khó đòi. Doanh nghiệp dự kiến khoản phải thu khó đòi tính trước vào chi phí gọi là khoản dự phòng phải thu khó đòi.

Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần gía trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.

Khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của DN. Giúp cho DN có nguồn Tài chính để bù đắp tổn thất có thể xẩy ra trong năm kế hoạch, nhằm báo đảm vốn kinh doanh. Đảm bảo cho các DN phản ánh giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán (hoặc giữa niên đô kế toán)

- Điều kiện lập dự phòng phải thu khó đòi .

Doanh nghiệp phải dự kiến số nợ phải thu khó đòi trên cơ sở có bằng chứng tin cậy để tính trước vào chi phí KD. Căn cứ lập dự phòng là:

+ Phải có bằng chứng đáng tin cậy

+ Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của đối tượng về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: hợp đồng kinh tế, giấy vay nợ, bản thanh lý hợp đồng…

Dự phòng nợ phải thu khó đòi phải lập chi tiết cho từng đối tượng, từng nội dung, từng khoản nợ, từng loại nợ. Đối với những khoản thật sự không thu được thì có thể xoá những khoản nợ này trên sổ kế toán và chuyển ra theo dõi chi tiết trên TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (ghi Nợ). Nếu sau đó lại thu được thì ghivào phần thu nhập khác trong kỳ, và ghi nhận bên Có của TK 004.

- Phương pháp lập:

Nợ qúa hạn: DN phải dự kiến mức tổn thất có thể xẩy ra cho từng khoản nợ khó đòi, các chứng từ liên quan. Đối với nợ đã đến hạn thanh toán thì tiến hành trích lập dự phòng, nếu chưa đến hạn thanh toán nhưng khó thu hồi thì trích lập theo mức dự kiến không thu hồi được .

+ Trích lập 30% giá trị đối với nợ quá hạn 3 tháng đến 1 năm + Trích lập 50% giá trị đối với nợ quá hạn 1 năm đến dưới 2 năm + Trích lập 70% giá trị đối với nợ quá hạn 2 năm đến dưới 3 năm

* Nợ chưa đến hạn: Nếu do các cá nhân, DN đã rơi vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, vi phạm pháp luật…. Thì dự kiến mức không thu hồi được để lập dự phòng .

Khi có nợ khó đòi thì DN trích lập dự phòng, hạch toán vào TK 139 . Phương pháp kế toán được tiến hành theo trình tự sau:

Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số nợ khó đòi để xác định mức trích lập dự phòng tính vào chi phí. Kế toán so sánh giữa số dự phòng cần trích lập với số dự phòng đã lập của năm trước:

Nếu số dư phòng phải trích lập cuối niên độ bằng số dư dự phòng năm trước còn lại chưa sử dụng thì DN không phải trích lập.

Nếu có số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải trích lập bổ sung, kế toán bổ sung vào chi phí quản lý DN của năm kế toán đồng thời ghi tăng số dự phòng nợ phảI thu khó đòi để kế toán làm căn cứ lập BCTC theo định khoản: Ghi Nợ TK 642 và ghi Có TK 139; Ngược lại, nếu số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm trước thì số chênh lệch kế toán hoàn nhập ghi giảm chi phí quản lý DN trong kỳ theo định khoản ngược lại: Nợ TK 139 và ghi Có TK 642.

Thứ 4: thiết lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự kiến các khoản thiệt hại sẽ bị mất khi hàng tồn kho trong doanh nghiệp bị giảm giá.

- Khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản là: Chỉ được trích lập đối với nhưng hàng tồn kho thực sự bị giảm giá, khi trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải trích lập riêng cho từng loại hàng hoá bị giảm giá: chỉ được trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho một lần vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo kế toán.

Mức lập dự phòng =

Số lượng hàng tồn kho bị giảm giá x

Giá của hàng tồn kho trên sổ kếtoán -

Giá trị thuần có thể thực hiện được + Giá trị thuần có thể thực hiện được: là giá trị có thể thu được từ giao dịch bán hàng sau khi loại trừ các chi phí phát sinh liên quan đến việc giao dịch.

Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện vào cuối niên độ kế toán trước khi doanh nghiệp lập báo cáo tài chính. Cơ sở để trích lập dự phòng là căn cứ vào:

- Hoá đơn chứng từ phản ánh giá gốc của hàng tồn kho được lập dự phòng. - Biên bản kiểm kê số lượng hàng tồn kho tại thời điểm lập dự phòng. - Bảng tổng hợp mức lập dự phòng

- Các bằng chứng tin cậy về giá bán ước tính hàng tồn kho được lập dự phòng.

Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho sử dụng tài khoản 159-Dự phòng giảm giá hàng tồn kho để phản ánh việc trích lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Phương pháp kế toán được tiến hành theo trình tự sau:

- Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số lượng vật tư, hàng hoá và khả năng giảm giá của từng thứ vật tư, hàng hoá để xác định mức trích lập dự phòng tính vào chi phí. Kế toán so sánh giữa số dự phòng cần trích lập với số dự phòng đã lập của năm trước.

Nếu số dư phòng phải trích lập cuối niên độ bằng số dư dự phòng năm trước còn lại chưa sử dụng thì DN không phải trích lập.

Nếu có số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải trích lập bổ sung, kế toán bổ sung vào chi phí giá vốn hàng bán của năm kế toán đồng thời ghi tăng số dự phòng giảm giá hàng tồn kho để kế toán làm căn cứ lập BCTC về giá trị thuần của hàng tồn kho theo định khoản: Ghi Nợ TK 632 và ghi Có TK 159;

Ngược lại, nếu số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm trước thì số chênh lệch kế toán hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ theo định khoản ngược lại: Nợ TK 159 và ghi Có TK 632

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN BÁN HÀNG

TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ... 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1

1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài ... 1

1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: ... 2

1.4. Phạm vi nghiên cứu ... 2

1.5. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại ... 2

1.5.1. Kế toán bán hàng quy định trong chuẩn mực kế toán Việt Nam ... 2

1.5.1.1 Nội dung VAS 02- “hàng tồn kho” ... 2

1.5.1.2 Nội dung VAS 14- “Doanh thu và thu nhập khác” ... 4

1.5.1.3 Trong chuẩn mực kế toán VAS21 về trình bày báo cáo tài chính quy định khi lập bảng cân đối kế toán phải phân biệt tài sản (hoặc nợ phải trả) ngắn hạn, dài hạn. ... 6

1.5.2. Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại theo chế độ kế toán hiện hành áp dụng quyết định 48/2006/BTC. ... 7

1.5.2.1. Một số khái niệm liên quan tới kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại. ... 7

1.5.2.2. Phương pháp kế toán: ... 8

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀO THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG DÂY CÁP ĐIỆN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ 2T ... 14

2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu về kế toán bán hàng dây cáp điện ... 14

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ... 14

2.1.2 phương pháp phân tích dữ liệu ... 14

2.2 Đánh giá tổng quan về tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến vấn đề kế toán bán hàng. ... 15

2.2.1 Tổng quan về công ty ... 15

2.2.2 Sự ảnh hưởng của nhân tố môi trường. ... 15

2.2.2.1 Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô ... 15

2.2.2.2 Ảnh hưởng của môi trường vi mô: ... 15

2.3 Thực trạng kế toán bán hàng dây cáp điện tại công ty cổ phần đầu tư 2T ... 16

2.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty: ... 16

2.3.2 Chính sách kế toán của công ty: ... 17

2.3.2 Chính sách kế toán của công ty: ... 17

2.3.3 Thực trạng kế toán bán hàng dây cáp điện tại công ty. ... 17

2.3.3.1 Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng tại công ty ... 17

2.3.3.2 Kế toán bán hàng tại công ty: ... 18

Chương 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG DÂY CÁP ĐIỆN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ 2T ... 23

3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu ... 23

3.1.1 Đánh giá việc vận dụng chuẩn mực kế toán: ... 23

3.1.2 Đánh giá việc tuân thủ chế độ kế toán hiện hành. ... 24

3.2 Các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng dây cáp điện tại công ty cổ phần đầu tư 2T. ... 25

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

WTO Tổ chức thương mại thế giới TNHH Trách nhiệm hữu hạn

DT Doanh thu CP Cổ phần KH Khách hàng

CKTM Chiết khấu thương mại BTC Bộ tài chính

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp một cách thuận lợi nhất, trước hết em xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu Trường ĐH Thương Mại, khoa Kế toán kiểm toán đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập và làm chuyên đề tốt nghiệp. Đặc biệt là em chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Nguyễn Thị Hà đã tận tình hướng dẫn chi tiết, sửa chữa và bổ xung cho em những sai sót trong đề tài; giúp em hoàn thành tốt nhất chuyên đề tốt nghiệp này.

Em cũng xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên của phòng tài chính kế toán đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong công việc thực tập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kế toán DNTM – Đại học Thương mại 2. Chuẩn mực kế toán Việt Nam

3. Chế độ kế toán DNVVN (10/2006) 4. Thông tư số 30/2008/TT – BTC 5. Các bài luận văn khóa trước 6. Website: tapchiketoan.com

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng dây cáp điện tại công ty cổ phần đầu tư 2t (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)