Kiểm tra góc quay bánh xe

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG LÁI TRÊN XE TOYOTA VIOS 2015 (Trang 57 - 72)

Hình 3.6 Kiểm tra góc quay bánh xe.

- Quay vô lăng hoàn toàn sang trái và phải, và đo góc quay. - Góc quay bánh xe: + Bánh Bên Trong 41°01’ +/- 2° + Bánh xe bên ngoài 35°21’

- Nếu các góc bánh xe phía trong bên phải và bên trái khác với giá trị tiêu chuẩn, phải kiểm tra chiều dài đầu thanh răng bên trái và bên phải.

Hình 3.7 Kiểm tra góc camber, caster và góc kingpin.

- Để bánh trước trên tâm của dụng cụ đo góc gắn nó vào tâm của moayơ cầu xe hoặc bán trục.

Bảng 3.1 Góc camber, caster và góc kingpin

Kích Thước Lốp Camber Caster Góc King Pin (Tham khảo) 175/65R14 -0°08' +/- 0°45' (-0.13° +/- 0.75°) 4°41' +/- 0°45' (4.68° +/- 0.75°) 11°14' (11.23°) 185/60R15 -0°08' +/- 0°45' (-0.13° +/- 0.75°) 4°41' +/- 0°45' (4.68° +/- 0.75°) 11°13' (11.21°)

- Tiến hành kiểm tra trong khi xe trống (không có lốp dự phòng hay dụng cụ trên xe).

- Dung sai cho sự chênh lệch giữa bánh xe trái và phải là 0 độ 30 phút hay nhỏ hơn cho cả hai góc camber và caster.

- Tháo đồng hồ đo các góc camber-caster và kingpin và miếng gá.

3.3.1. Kiểm tra, điều chỉnh độ chụm

Hình 3.8 Kiểm tra độ chụm.

Kiểm tra độ chụm tiêu chuẩn theo bảng 3.2.8. Nếu độ chụm không như tiêu chuẩn, phải điều chỉnh các đầu thanh nối.

Bảng 3.2 Độ chụm tiêu chuẩn Kích Thước Lốp A+B (Tham khảo) C-D 175/65R14 0°10' (0.17°) 1.5 +/- 2.0 mm (0.05 +/- 0.08 in.) 185/60R15 0°4' (0.07°) 1.6 +/- 2.0 mm (0.06 +/- 0.08 in.)

Hình 3.9 Điều chỉnh độ chụm.

- Đo các độ dài ren của các đầu thanh răng bên phải và bên trái. Tiêu chuẩn chiều dài ren chênh lệch 1.5 mm hay nhỏ hơn.

- Tháo các kẹp bắt cao su chắn bụi thước lái. - Nới lỏng các đai ốc hãm đầu thanh nối.

- Điều chỉnh các đầu thanh răng nếu sự chênh lệch về chiều dài ren giữa các đầu thanh răng bên phải và bên trái không nằm trong phạm vi tiêu chuẩn.

- Kéo dài đầu thanh răng ngắn hơn nếu độ chụm đo được lệch về hướng ra ngoài.

- Thu ngắn đầu thanh răng dài hơn nếu độ chụm đo được hướng vào trong. - Vặn các đầu thanh răng bên phải và bên trái một lượng bằng nhau để điều chỉnh độ chụm.

- Phải đảm bảo rằng chiều dài của đầu nối thanh răng trái và phải là giống nhau.

- Xiết chặt đai ốc hãm đầu thanh nối đến mômen xiết tiêu chuẩn: 75 Nm.

3.3.2. Bảo dưỡng bộ phận trợ lực lái

a. Kiểm tra điều chỉnh độ võng dây đai của bơm dầu trợ lực lái.

Kiểm tra bằng cách dùng một ngón tay ấn một lực từ 3÷3.5 KG vào dây đai (khoảng cách độ võng phải đạt tới 8÷13 mm). Nếu không đúng điều chỉnh lại bằng cách thay đổi vị trí bơm hoặc vành căng dây đai.

b. Kiểm tra dầu trợ lực

Để nâng cao độ tin cậy của hệ thống lái, trong quá trình sử dụng phải thường xuyên kiểm tra mức dầu trong bình dầu một cách định kỳ theo chỉ dẫn. Việc kiểm tra thường xuyên đảm bảo hệ thống trợ lực làm việc tốt.

* Các bước tiến hành: - Đỗ xe ở nơi bằng phẳng.

- Tắt máy kiểm tra mức dầu trong bình chứa.

- Kiểm tra mức dầu nằm trong vùng HOT LEVEL trên vỏ bình chứa. Nếu dầu nguội thì kiểm tra mức dầu nằm trong vùng COLD LEVEL.

- Khởi động động cơ và để động cơ chạy không tải.

- Đánh tay lái hết cỡ từ bên này sang bên kia để làm nóng dầu. Nhiệt độ dầu 75÷800 C.

- Để động cơ chạy không tải, đo mức dầu trong bình chứa. - Tắt máy, chờ vài phút và đo mức dầu trong bình chứa.

- Khi động cơ làm việc ở chế độ không tải mức dầu cần thấp hơn mặt trên của bầu dầu 5 mm.

- Nếu cần thiết thì bổ xung dầu dầu đúng chủng loại ATF DEXRON© I hoặc II

c. Thay dầu trợ lực lái

Tiến hành thay dầu trợ lực lái: việc thay dầu trợ lực lái có thể tiến hành 2 lần 1 năm nếu xe hoạt động liên tục.

* Các bước tiến hành:

- Khi thay dầu phải kích bánh trước của xe lên và đỡ bằng giá để xe không chạm đất.

- Tháo ống dầu hồi ra khỏi bình chứa rồi xả dầu vào khay.

- Cho động cơ chạy không tải, đánh lái hết cỡ sang hai bên trong khi đang xả dầu.

- Tắt máy, đổ dầu sạch vào bình (dầu ATF DEXRON© I hoặc II). - Nổ máy và chạy ở 1000 v/p. Sau 1÷2 (s) thì tắt máy.

- Lắp ống dầu hồi vào bình dầu. - Xả khí khỏi hệ thống trợ lực lái. d. Kiểm tra áp suất dầu trợ lực lái

- Tháo ống cấp dầu cao áp ra khỏi hộp cơ cấu lái. - Xả khí hệ thống trợ lực lái.

- Khởi động động cơ và để hệ thống chạy không tải.

- Đánh tay lái hết cỡ từ bên này sang bên kia vài lần để làm nóng dầu. - Áp suất dầu nhỏ nhất: 60 kgf/cm2.

f. Kiểm tra lực lái

- Để vô lăng ở vị trí trung tâm. - Tháo cụm nút nhấn còi.

- Khởi động động cơ và để động cơ chạy không tải. - Đo lực lái ở cả hai phía.

- Lực lái: 60 kgf.cm hay nhỏ hơn. g. Kiểm tra sự làm việc của bơm

Để kiểm tra cần tháo bơm ra khỏi xe, xả dầu, làm sạch bên ngoài. Bơm làm việc tốt khi áp suất lớn hơn 60 KG/cm2 ở số vòng quay 800 ÷ 1000 v/p.

- Tiến hành kiểm tra bơm trên giá thử động cơ có dẫn động băng dây đai, có bộ phận trợ lực đồng hồ áp lực van bi để đóng tức thời đường nén của bơm, khi đóng hoàn toàn van bi nếu bơm làm việc tốt phải đạt 65 KG/cm2.

- Nhiệt độ dầu khi thử nghiệm nếu hệ thống trợ lực làm việc tốt thì nhiệt độ trong khoảng 75÷800 C.

- Dùng pan me đo chiều cao độ dày và chiều dài cánh gạt + Độ dày nhỏ nhất: 1,77 mm.

+ Độ cao nhỏ nhất: 8,00 mm. + Độ dài nhỏ nhất: 14,97 mm.

- Dùng thước lá đo khe hở giữa mặt bên của rãnh rôto và cánh gạt của bơm.

+ Khe hở lớn nhất: 0,03 mm.

i. Kiểm tra van điều khiển lưu lượng

- Bôi dầu trợ lực lên van điều khiển lưu lượng và kiểm tra rằng nó rơi vào lỗ lắp van một cách êm dịu bằng chính trọng lượng của nó.

- Kiểm tra rò rỉ của van bằng cách bịt 1 trong các lỗ và cấp khí nén khoảng 4÷5 kgf/cm vào lỗ phía đối diện và chắc chắn rằng khí không lọt ra khỏi các lỗ ở đầu van.

- Kiểm tra lò xo nén của van diều khiển lưu lượng: dùng thước cặp đo chiều dài tự do của lò xo nén van điều khiển lưu lượng, chiều dài tự do nhỏ nhất: 35,8 mm.

j. Đo khe hở gữa trục và bạc của bơm

- Dùng panme và đồng hồ đo lỗ, đo khe hở đầu giữa trục và bạc. + Khe hở tiêu chuẩn: 0,01÷ 0,03 mm.

+ Khe hở cực đại: 0,07 mm.

4.5. Tháo lắp cơ cấu lái * Dụng cụ cần thiết: - Kìm tháo phanh. - Đế từ của đồng hồ đo. - Panme ngoài 25 – 50 mm. - Đồng hồ đo đường kính xi lanh. - Bộ dụng cụ tháo vít.

* Dụng cụ đo:

- Cờ lê lực 200 kgf.cm (20 Nm).

- Cờ kê lực loại nhỏ 8 – 13 kgf.cm (0,8 – 1,3 Nm).

* Bôi trơn và keo làm kín - Dầu trợ lực lái, keo có mã số 08833 – 00080, THREE BOND 1344, LOCTITE 242 hay loại tương đương.

Bảng 3.3 Tháo cơ cấu lái

STT CÔNG VIỆC HÌNH VẼ

1

2

Tháo van điều khiển khí.

Tháo ống dầu cao áp để quay trái và quay phải.

3

Tháo thanh lái.

- Nới lỏng đai ốc hãm rồi đánh dấu lên thanh lái và đầu thanh răng.

- Tháo thanh lái và đai ốc hãm.

4

Tháo cao su che bụi thanh răng. - Dùng tô vít tháo các kẹp. - Tháo cao su che bụi thanh răng.

5

Tháo đầu thanh răng và đệm răng.

- Cậy phần bị đánh gập của thanh răng ra.

6

- Dùng dụng cụ tháo đầu thanh răng.

- Đánh dấu ghi nhớ đầu thanh răng trái và phải.

7

Tháo đai ốc hãm nắp lò xo dẫn hướng.

- Dùng dụng cụ tháo đai ốc hãm nắp lò xo dẫn hướng thanh răng.

8

Tháo nắp lò xo dẫn hướng thanh răng.

9

Tháo nắp vỏ thanh răng.

10

Tháo đai ốc tự hãm và ổ bi dưới. - Dùng dụng cụ giữ van điều. khiển, tháo đai ốc tự hãm.

- Tháo ổ bi dưới và đệm cách.

11

Tháo van điều khiển. - Tháo nắp che bụi.

- Dùng kìm tháo phanh, tháo phanh hãm.

12

- Tháo van điều khiển cùng với ổ bi trên và phớt dầu.

13

Tháo ống chặn đầu xylanh. - Dùng kìm tháo phanh, tháo phanh hãm.

- Tháo ống chặn đầu xylanh và đệm cách.

14

Tháo thanh răng cùng với phớt dầu.

- Gõ nhẹ đầu thanh răng bằng thanh đồng thau và búa. Gõ thanh răng ra ngoài.

15

Tháo phớt dầu xilanh và đệm cách.

Bảng 3.4 Lắp cơ cấu lái

STT CÔNG VIỆC HÌNH VẼ

1

Bôi dầu trợ lực hoặc mỡ lên các chi tiết cần thiết.

- Lắp phớt dầu vỏ xilanh và đệm cách.

- Dùng búa nhựa lắp cả cụm vào xilanh.

2

Lắp thanh răng.

- Lắp dụng cụ vào thanh răng. - Bôi dầu trợ lực lên dụng cụ. - Lắp thanh răng vào xilanh. - Tháo dụng cụ.

3

Lắp ống chặn đầu xilanh, phớt dầu và đệm cách.

- Lắp dụng cụ vào đầu kia của thanh răng.

- Bôi dầu trợ lực lên dụng cụ. - Lắp phớt dầu mới lên thanh răng - Tháo dụng cụ. - Dùng dụng cụ, lắp phớt dầu, đệm cách và ống chặn đầu xilanh vào xilanh. - Dùng kìm tháo phanh, lắp phanh hãm.

4

Kiểm tra kín khít.

- Lắp dụng cụ vào cút nối của vỏ xi lanh.

- Tạo độ chân không 400 mmHg trong khoảng 30 giây.

- Kiểm tra rằng không có sự thay đổi độ chân không.

5

Lắp van điều khiển vào vỏ. - Lắp ổ bi trên. - Dùng dụng cụ và máy ép lắp ổ bi trên. 6 Lắp phớt dầu và phanh hãm. - Dùng dụng cụ lắp phớt dầu mới. - Dùng kìm tháo phanh, lắp phanh hãm.

KẾT LUẬN

Sau thời gian làm đồ án với về tài “Nghiên cứu hệ thống lái trên xe Toyota Vios 2015 đến nay đồ án của em đã hoàn thành với các mục:

Chương 1:Tổng quan hệ thống lái trên ô tô

Chương 2: Tổng quan về hệ thống lái trợ lực điện trên xe Vios 2015 Chương 3: Những hư hỏng thường gặp đối với hệ thống lái, nguyên nhân và khắc phục

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu để thực hiện đồ án, kiến thức thực tế cũng như kiến thức căn bản của em đã được nâng cao hơn. Em đã hiểu hơn về hệ thống lái nói chung và hệ thống lái trợ lực điện trên xe Toyota Vios 2015 nói riêng. Biết được các kết cấu mới và nhiều điểm mới mẻ từ thực tế.Em cũng học được nhiều kinh nghiệm trong công tác bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái nói chung, hệ thống lái trợ lực điện trên xe Toyota Vios 2015 nói riêng, khái quát được các kiến thức chuyên ngành.

Để hoàn thành được đồ án này, em xin chân thành cảm ơn toàn các thầy trong khoa Công nghệ kỹ thuật Ô tô trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã hướng dẫn, chỉ bảo em từ kiến thức cơ sở tới kiến thức chuyên ngành. Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Anh Ngọc đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án này. Do thời gian có hạn, kiến thức và tài liệu tham khảo còn nhiều hạn chế cũng như thiếu những kinh nghiệm thực tiễn nên đồ án không tránh khỏi sai sót. Em rất mong các thầy góp ý để đồ án em được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Văn Anh- “Giáo trình bảo dưỡng và sữa chữa ô tô” Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội.

[2] Lê Hồng Quân- “Thí nghiệm gầm ô tô” Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội.

[3] Nguyễn Tiến Hán- “Thực hành kỹ thụật gầm ô tô” Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội.

[4] Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh, Phạm Minh Thái, Nguyễn Văn Tài, Lê Thị Vàng. Giáo trình “Lý thuyết Ô tô – Máy kéo”. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội

[5] Ngô Hắc Hùng. Giáo trình “Kết cấu và tính toán ô tô” Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

[6] Nguyễn Khắc Trai, Nguyễn Trọng Hoan, Hồ Hữu Hải, Phạm Huy Hường, Nguyễn Văn Chưởng, Trịnh Minh Hoàng. Giáo trình “Kết cấu ô tô” Nhà xuất bản Bách khoa Hà nội 2010.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG LÁI TRÊN XE TOYOTA VIOS 2015 (Trang 57 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)