II. Thị trường chứng khoán ở Việt
1. Sự cần thiết của việc phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam
3.1 Những thuận lợi
Việc đưa thị trường chứng khoán vào hoạt động sẽ tạo ra một động lực mới cho nền kinh tế, tạo ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp cổ phần trong việc huy động vốn đầu tư và thúc đẩy quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước nhanh chóng hơn. Thị trường chứng khoán hoạt động sẽ là một thành viên tích cực, năng động trong thị trường tiền tệ.
- Thuận lợi cơ bản đầu tiên là chúng ta có một hệ thống chính trị ổn định. Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta đang phát triển với một tốc độ khá cao, lạm phát được khống chế. Đây là môi trường kinh tế vĩ mô hết sức thuận lợi cho việc phát triển thị trường chứng khoán.
- Chính sách đa dạng hóa các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước đang giải phóng mọi năng lực sản xuất, kinh doanh, huy động mọi nguồn vốn cho phát triển sản xuất, tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường chứng khoán.
- Quá trình cải cách đã cho ra đời và phát triển hàng loạt các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính, tín dụng, các tổ chức bảo hiểm. Đây là các tác nhân quan trọng cho sự phát triển thị trường vốn và là tiền đề cho sự phát triển thị
____________________________________________________________________________ Nguyễn Minh Đức - KT&QLC46 27
trường chứng khoán tại Việt Nam. Nhu cầu về vốn của nước ta trong thời kỳ tới rất cao, để đạt được mục tiêu tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người thì nhu cầu vốn của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ 2000-2010 là 543,5 tỷ USD.
- Nền kinh tế đã thay đổi sắc thái, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phát triển khá nhanh. Kinh tế hộ gia đình phát triển mạnh ở các nông thôn và thành thị. Kinh tế tư nhân phát triển nhanh trong lĩnh vực dịch vụ và có xu thế phát triển rộng ra các ngành sản xuất. Số doanh nghiệp liên doanh và cổ phần đã thu hút vốn của nhiều hình thức sở hữu trong nước và nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều. Sự ra đời của các tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu do một số công ty, doanh nghiệp Nhà nước phát hành là những dấu hiệu đầu tiên manh nha cho sự xuất hiện của các công cụ tài chính trên thị trường chứng khoán. Nền kinh tế thị trường cũng đang làm thay đổi dần thói quen và nếp sống, nếp nghĩ của dân chúng trong việc sử dụng và tích luỹ của mình.
- Đảng, Nhà nước quyết tâm cao trong việc tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán, đó là phát hành công trái để xây dựng tổ quốc, tín phiếu kho bạc, thực hiện cổ phần hoá cho các doanh nghiệp Nhà nước, tăng chứng khoán có uy tín trên thị trường.
- Chúng ta đang tiến hành cải cách đổi mới nền hành chính quốc gia, tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức đủ “tâm” đủ “tầm” hoàn thành tốt nhiệm vụ. Do vậy hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước ngày càng có hiệu quả cao. Chúng ta đã có nhiều bộ luật mới sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật hiện hành. Đây là môi trường pháp luật thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán.
____________________________________________________________________________ Nguyễn Minh Đức - KT&QLC46 28
- Hệ thống tin học phát triển nhanh phục vụ giao dịch chứng khoán tự động, hiện đại. Hệ thống kiểm toán xử lý thông tin kết quả kiểm tra đang phát triển từng bước phục vụ cho thị trường chứng khoán.
- Chế độ kế toán doanh nghiệp mới sửa đổi và ban hành được áp dụng thực hiện trên thực tế đã gần gũi hơn với những chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó hệ thống kiểm toán, kể cả kiểm toán Nhà nước và phi Nhà nước, kiểm toán nước ngoài đang được hình thành và phát triển. Đây cũng chính là một trong những mắt xích và đầu mối quan trọng không thể thiếu được trong quá trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán.
- Con người Việt Nam rất có ý chí kinh doanh, sẵn sang chấp nhận rủi ro, mạo hiểm trên thương trường. Đảng và Chính phủ đang rất quan tâm đến đào tạo đội ngũ nhân lực cho thị trường chứng khoán. Chính sách mở cửa kinh tế, hội nhập với bên ngoài vừa qua đã thu được kết quả khả quan tạo thế thuận lợi cho thị trường chứng khoán nước ta.
- Một yếu tố thuận lợi nữa đó là Việt Nam là nước phát triển sau nên có thể tranh thủ học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước. Nhờ chính sách kinh tế mở cửa hội nhập với bên ngoài, làm cho kinh tế trong nước cũng như kinh tế đối ngoại ngày càng thu được những thành quả rất đáng chú ý. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ nhiệt tình và hiệu quả của các Quốc gia, các tổ chức quốc tế. Yếu tố này đã có những tác động tích cực đến việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở nước ta.