Đại sư Thiện Đạo, 3. Thừa Viễn, 4. Pháp Chiếu, 5. Thiếu Khang, 6. Vĩnh Minh Diên Thọ, 7. Tỉnh Thường, 8. Liên Trì Châu Hoằng, 9. Ngẫu Ích Trí Húc, 10. Hành Sách, 11. Tĩnh Am, 12. Tế Tỉnh, 13. Ấn Quang.
điểm đặc sắc, như có rất nhiều điều trong Di-đà yếu giải đánh động lòng người, khải phát cho chúng ta, nhưng Đại sư Ngẫu Ích chẳng y cứ vào giáo lý tông Tịnh Độ của Đại sư Thiện Đạo. Vì sao? Vì ngài chưa từng thấy qua, không có cơ hội tham khảo. Vì thế từ đời Tống đến đời Thanh, hơn một nghìn năm, các sách của các vị Tổ hoằng dương Tịnh Độ đều không có dẫn dụng các trứ tác của Đại sư Thiện Đạo, Vãng sanh luận chú của Đại sư Đàm Loan, An lạc tập của Đại sư Đạo Xước. Như thế thì đâu có thể gọi là tông Tịnh Độ thuần chánh được.
Huống chi, trong mười ba vị Tổ ấy, có vị xuất thân từ tông Thiên Thai, có vị xuất thân từ tông Hoa Nghiêm, có vị xuất thân từ Thiền tông như Đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ là Tổ sư Thiền tông, ngài lại hoằng dương Tịnh Độ. Các vị Tổ ấy cũng không có tư tưởng phái mang tính hệ thống của tông Tịnh Độ.
Vì thế, tông Tịnh Độ được nói đến ở đây, chẳng phải nói chung đến mười ba vị Tổ, vì giữa các ngài, pháp mạch truyền thừa không rõ ràng,
TÔ NG CHỈ TÔ NG TỊNH ĐỘ —— 35
Chỉ đề cập đến tư tưởng Tịnh Độ của Đại sư Thiện Đạo
đều là dùng tư tưởng của các tông, các phái để giải thích Tịnh Độ.
Tông Tịnh Độ được nói ở đây, chỉ đề cập tư tưởng Tịnh Độ của Đại sư Thiện Đạo. Đây là hệ thống pháp mạch truyền thừa rõ ràng từ Đức Phật Thích-ca xuống Bồ-tát Long Thọ, Bồ-tát Thiên Thân, qua Bồ-đề Lưu-chi, Lưu-chi từ Ấn Độ sang Trung Quốc truyền cho Đàm Loan, Đàm Loan truyền cho Đạo Xước, Đạo Xước truyền cho Đại sư Thiện Đạo. Trên mặt tư tưởng, một mạch truyền thừa, không có sai lệch, đều là nhất trí, một mạch quán thông, đều đứng trên lập trường bản nguyện của Phật A-di-đà để giải thích, đây đều là nhất thể, đây chính là pháp môn Tịnh Độ thuần chánh.
Tông Tịnh Độ lấy tư tưởng Tịnh Độ của Đại sư Thiện Đạo làm tiêu chuẩn, ‘khải định cổ kim’ tức là tiêu chuẩn. Hễ giáo nghĩa nào phù hợp với tư tưởng của Đại sư Thiện Đạo thì tiếp nhận, nếu không phù hợp thì gác qua một bên. Chúng ta chuyên tu Tịnh Độ thì chúng ta phải y cứ vào tư tưởng Tịnh Độ của Đại sư Thiện Đạo.