Trách nhiệm của chế độc ộng sản trong việc nhập cả ng lý thuy ế t

Một phần của tài liệu Tu_do_ngon_luan_so_24-2 (Trang 27 - 28)

Mác–Lê, đưa đến việc canh tân sai lầm, canh tân ảo tưởng, chia rẽ

dân tộc, phá hoại quốc gia.

Chúng ta phải khách quan công nhận rằng Hồ Chí Minh và những người cộng sản lúc ban đầu là cũng có ý định canh tân. Tuy nhiên lỗi lầm lớn nhất của HCM và những người cộng sản là đã nhập cảng lý thuyết Mác-Lê chủ trương bạo động lịch sử, đấu tranh giai cấp, làm chia rẽ dân tộc, phá hoại quốc gia, hoàn toàn sai lạc trong việc canh tân, đưa đến tình trạng VN ngày hôm nay là một trong những nước nghèo đói nhất thế giới. Giới lãnh đạo cộng sản hiện nay cũng bưng tai, bịt mắt, hủ lậu, chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân, đảng đoàn, bè phái, như thời VN cách đây cả thế kỷ. Thật ra đây không phải là chỉ riêng lỗi lầm của Hồ Chí Minh, mà là lỗi lầm của cả Lénine và Mao Trạch Đông, khi nhập cảng lý thuyết Marx vào quốc gia của mình, nghĩ rằng đó là thần dược, không dè là độc dược. Họ cho rằng đất nước của mình chỉ thua các nước tây phương về khoa học, kỹ thuật, nay theo lý thuyết Marx, được mệnh danh là khoa học, thì sẽ theo kịp các nước tây phương về phương diện này, rồi vượt họ. Ở đây tôi không đi sâu vào việc phê bình Marx, xin Quí vị coi những bài về vấn đề này của tôi trên các báo hải ngoại, tôi chỉ xin nói qua. Lý thuyết Marx chẳng những không khoa học mà còn phản kinh tế và phát triển. Phản khoa học ở chỗ Marx bảo rằng phương pháp của ông là phương pháp thực nghiệm, đi từ cụ thể đến trừu tượng ; nhưng trên thực tế, ông đi từ trừu tượng đến cụ thể ; ông đi từ một lời tiên tri, tiên tri rằng nhân loại sẽ đi đến cộng sản, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu, nên ông cố bẻ cong tất cả những suy nghĩ, nghiên cứu của ông để cho đúng với lời tiên tri của mình. Phản kinh tế ở chỗ Marx chủ trương bãi bỏ quyền tư hữu, một động lực khiến con người làm việc, đưa kinh tế đến chỗ «Cha chung không ai khóc. Ruộng chung không ai cày». Đây là một trong những nguyên nhân chính của sự sụp đổ chế độ cộng sản tại Liên Sô và Đông Âu.

Sự lầm lẫn của Marx và Lénine, chính Boris Eltsine, cựu Ủy viên Bộ Chính trị đảng CS, cựu Tổng thống Nga, một trong những nhân vật chính trong tiến trình dân chủ Liên Sô, là người thấu hiểu nhất. Ông viết : «Vào đầu thế kỷ 20, nước Nga đang ở trên chung một đoàn tàu với thế giới. Nước Nga không phải là đầu tàu, nhưng cũng ở trên một trong những toa hạng nhất. Thế rồi nước Nga tự tách khỏi đoàn tàu, nghĩ rằng mình có thể tìm ra một đường lối phát triển riêng biệt ; không dè chẳng phát triển, mà còn dẫm chân tại chỗ ; trong khi

đoàn tàu thế giới vẫn đi. Nước Nga hiện giờ so với những nước phát triển trên thế giới bị chậm tiến cả nửa thế kỷ, nếu không muốn nói là cả thế kỷ». Sự sụp đổ của những chế độ cộng sản tại Liên Sô và các nước Đông Âu, cái nôi của chủ nghĩa cộng sản, chứng tỏ chủ thuyết Marx hoàn toàn thất bại trong việc thực hiện. Thế mà đảng cộng sản Việt Nam cho tới ngày hôm nay vẫn bám vào lý thuyết này, dựng lên một nhà nước độc tài để tham quyền cố vị, Hiến pháp Việt Nam vẫn cho rằng lý thuyết Mác-Lê là ánh sáng soi đường cho chế độ.

III) Chế độ cộng sản ngày hôm nay chỉ còn là một nhóm người đặt

Một phần của tài liệu Tu_do_ngon_luan_so_24-2 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)