1. Hệ thống quản lý chất lượng
a. Thông báo kế hoạch hàng về
– Phòng Vật tư thông báo thông tin về lô hàng về cho cán bộ phụ trách bộ phận vật tư của dự án, kỹ sư phụ trách trực tiếp, gồm các thông tin sau:
– Danh sách và số lượng vật tư, ngày giao hàng, thời điểm (ngày, đêm ) nhận hàng, phương tiện vận chuyển.
b. Kiểm tra chất lượng vật tư trước khi chuyển về công trình
– Phòng vật tư phối hợp cùng Cán bộ phụ trách bộ phận vật tư của dự án, kỹ sư phụ trách trực tiếp kiểm tra chất lượng vật tư trước khi vận chuyển vật tư về công trường theo quy
– Trường hợp vật tư không đạt chất lượng sẽ không cho vận chuyển vật tư về công trường, yêu cầu nhà cung cấp đổi vật tư.
c. Thủ kho chuẩn bị nhân lực, kho bãi, phương tiện tiếp nhận vật tư đảm bảo chất lượng, chuẩn bị các thủ tục nghiệm thu vật tư
– Chuẩn bị nhân lực, kho bãi, phương tiện tiếp nhận đảm bảo chất lượng vật tư, cụ thể:
– Kho được xây dựng chắc chắn kín đáo và tránh những chỗ có thể sinh ra nguồn nước.
– Nắm rõ được đặc tính hóa, lý của từng loại vật tư thiết bị để bố trí cho phù hợp, không làm suy giảm hoặc mất vật tư.
– Bố trí các vật dụng bảo vệ hay che chắn trong trường hợp trời có mưa.
– Đối với những vật tư, thiết bị có kích thước lớn như: Máy biến áp, tủ điện, cáp điện… Khi nhập hàng được căn cứ vào tiến độ thi công để tránh trường hợp để lưu kho trong thời gian quá lâu. Khi đã có mặt bằng lắp đặt, thì vận chuyển đến vị trí quy định và có phương án bảo vệ để sau đó tiến hành lắp đặt ngay.
– Cán bộ phụ trách bộ phận vật tư của dự án chuẩn bị các điều kiện để nghiệm thu vật tư, hoàn thiện thủ tục để chuyển vật tư vào công trường.
2. Quản lý chất lượng vật tư thiết bị
a. Nghiệm thu vật tư, đảm bảo chất lượng vật tư khi nhập vật tư về công trường – Quy định bốc xếp, vận chuyển vật tư nhập về công trường nhằm đảm bảo chất lượng vật tư:
– Sắp xếp mặt bằng sạch sẽ và ngăn nắp gọn gàng.
– Bảo đảm các công cụ và cách thức xếp dỡ được sử dụng là phù hợp và không làm tổn hại đến sản phẩm được xếp dỡ.
– Hàng hoá trong quá trình xếp dỡ, di chuyển phải nhẹ nhành tránh va chạm, đổ vỡ. – Không xếp hàng hóa quá cao.
– Các khu vực dễ có nước mưa hắt khi mưa lớn phải để hàng hoá trên giá/kệ và sử dụng các vật dụng che chắn.
– Khi vật tư đã vận chuyển về kho thì tổ chức nghiệm thu để đưa vào sử dụng trong công trình
– Lưu ý : đối với vật tư của chủ đầu tư cấp thì mọi công việc thực hiện như với hàng hóa do nhà thầu cấp, tuy nhiên phải có sự bàn giao của các bên có liên quan và thống nhất cách thức giao nhận cụ thể trước khi đưa vào kho của nhà thầu.
b. Biện pháp quản lý chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị khi đưa về công trường – Sau khi kiểm tra bàn giao vật tư, nếu đạt thì Kế toán công trình lập Phiếu nhập kho. – Thủ kho có trách nhiệm bảo quản vật tư trong kho nhằm đảm bảo chất lượng vật tư trong quá trình lưu kho theo quy định sau:
– Mặt bằng kho bãi của dự án rất là hạn chế nên nhà thầu sắp sếp theo trình tự theo các vật tư, thiết bị ưu tiên của các hạng mục điện.
– Bố trí giá, kệ chỗ để khô ráo cho những vật tư có giá trị lớn, không để chồng lên nhau, không để vật tư gần chỗ có nguy cơ bị hỏng hoặc mất.
– Thủ kho phải nắm rõ được đặc tính hóa, lý của từng loại vật tư thiết bị để bố trí cho phù hợp, đảm bảo chất lượng trong thời gian lưu kho.
– Xắp xếp vật tư khoa học, dễ lấy, dễ bảo quản. Những vật liệu nào nặng và thường xuyên sử dụng sẽ được bố trí gần vị trí cửa ra vào.
– Đảm bảo đủ ánh sáng trong kho, khi có sự cố mất điện phải có nguồn dự phòng trong trường hợp cẩn thiết.
– Thủ kho thường xuyên kiểm tra theo dõi vật tư, thiết bị trong kho, khi có phát hiện những hỏng hóc phải báo cáo với Ban chỉ huy công trường .
– Bố trí các bình bột, khí, tiêu lệnh theo tiêu chuẩn chữa cháy trong phạm vi kho đảm bảo an toàn khi có sự cố xảy ra.
c. Bảo quản đảm bảo chất lượng vật tư trong quá trình thi công; sau khi thi công đến khi khi bàn giao đưa vào sử dụng
– Quy định bảo quản đảm bảo chất lượng vật tư trong quá trình thi công
– Vận chuyển vật tư lên vị trí thi công phải an toàn, tránh va đập, trầy xước, rơi vỡ. – Đặt vật tư vào vị trí an toàn trong quá trình thi công.
– Đối với những thiết bị lớn như Máy biến áp, tủ điện,… phải có phương án bảo quản tốt. Những thiết bị này có thể vận chuyển trực tiếp tới vị trí cần lắp đặt hoặc tới vị trí cần xe nâng vận chuyển lên vị trí lắp đặt.
– Quy định bảo quản đảm bảo chất lượng vật tư sau khi thi công đến khi khi bàn giao đưa vào sử dụng:
– Thực hiện che đậy, bảo vệ cho từng loại vật tư, thiết bị.
– Những khu vực đã thi công và được nghiệm thu thì sẽ bàn giao cho các đơn vị khác quản lý.
– Thường xuyên kiểm tra và có bộ phận bảo vệ vật tư, thiết bị khi chưa được bàn giao cho chủ đầu tư. Trong trường hợp bảo vệ của chủ đầu tư thì sau khi lắp đặt xong phải có sự giao nhận hàng ngày.
– Kết hợp với nhà cung cấp để vận hành, chạy thử theo đúng quy định.