Một số giải pháp cụ thể cho các ngành hàng chủ lực

Một phần của tài liệu Tóm tắt tiếng việt: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Liên minh kinh tế ÁÂu. (Trang 25 - 27)

3.2.3.1. Đối với xuất khẩu nông sản

Thứ nhất, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên bang Nga cần nâng cao chất lượng hàng nông sản.

Thứ hai, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam cần tích cực, chủ động tìm hiểu thông tin và đối tác tại thị trường Liên bang Nga.

Thứ ba, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam cần chủ động tìm hiểu và khai thác tối đa lợi thế dành cho mặt hàng nông sản từ các quy định trong FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu.

Thứ tư, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam cần nâng cao tính cộng đồng giữa các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nông sản trong nước.

Thứ năm, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần tích cực xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga.

3.2.3.2. Đối với xuất khẩu thủy sản

Thứ nhất, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần từng bước gia nhập kênh phân phối trên thị trường Liên bang Nga.

Thứ hai, doanh nghiệp cần nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc tham gia các hội chợ, triển lãm chuyên ngành thuỷ sản tại Liên bang Nga.

Thứ ba, doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản trong nước với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài để mở rộng thị trường.

Thứ tư, doanh nghiệp xuất khẩu cần nâng cao chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu sang Liên bang Nga.

Thứ năm, doanh nghiệp cần đa dạng hoá hàng thuỷ sản phù hợp với thị hiếu, sở thích người tiêu dùng Liên bang Nga.

23

Thứ sáu, doanh nghiệp xuất khẩu cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu sang Liên bang Nga.

3.2.3.3. Đối với xuất khẩu dệt may

Thứ nhất, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may cần tăng cường công tác liên doanh, liên kết nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng dệt may.

Thứ hai, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may xuất khẩu vào thị trường Liên bang Nga.

Thứ ba, doanh nghiệp xuất khẩu dệt may cần đẩy mạnh hoạt động marketing, thực hiện nhiều hình thức xúc tiến thương mại tại thị trường Liên bang Nga.

Thứ tư, doanh nghiệp xuất khẩu dệt may cần tạo lập thương hiệu và khẳng định uy tín hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Liên bang Nga.

Thứ năm, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may cần chú trọng việc nhập khẩu máy móc, công nghệ hiện đại.

KẾT LUẬN

Về tổng quan nghiên cứu, luận án đã trình bày một cách có hệ thống các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến tác động của FTA đến hoạt động xuất khẩu, tình hình hội nhập và hợp tác kinh tế Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu và xuất khẩu hàng hóa sang Liên bang Nga. Từ đó, tác giả chỉ ra mặc dù đã có một số nghiên cứu về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga, tuy nhiên, có khá ít nghiên cứu về xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu. Các nghiên cứu cũng chỉ xem xét trên phạm vi một mặt hàng hoặc nhóm mặt hàng xuất khẩu. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải có một nghiên cứu ở giác độ vĩ mô một cách đầy đủ, toàn diện về xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Liên bang Nga đặt trong một khung lý thuyết về tác động của FTA để từ đó đề xuất các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu.

Về mặt lý thuyết, nghiên cứu đã đề cập tới các khái niệm về xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu, các tiêu chí đánh giá hoạt động xuất khẩu và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Luận án cũng hệ thống các lý thuyết về ảnh hưởng của Hiệp định thương mại tự do đến hoạt động xuất khẩu theo hướng tạo lập và chuyển hướng thương mại. Luận án cũng phân tích những nội dung và tác động của FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á- Âu đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga.

24

Về phương pháp nghiên cứu, khi tiến hành nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu như: phân tích tổng hợp, thống kê, mô tả, so sánh để phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa sang Liên bang Nga, từ đó có những nhận định, đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu cũng như các tác động của FTA Việt Nam- Liên minh kinh tế Á Âu đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Liên bang Nga.

Về kết quả nghiên cứu: dựa trên phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2016 (trước khi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực) và giai đoạn 2017 – 2020 (sau khi FTA có hiệu lực), tác giả đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để làm căn cứ đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Liên bang Nga trong bối cảnh FTA này.

Về vấn đề nhóm giải pháp: tác giả tập trung đưa ra các giải pháp và kiến nghị thiết thực đối với Nhà nước, doanh nghiệp trong đẩy mạnh xuất khẩu Việt Nam sang Liên bang Nga trong thời gian tới. Luận án tập trung vào 03 nhóm giải pháp sau: Các giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga; các giải pháp nâng cao thị phần hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tại thị trường Liên bang Nga và các giải pháp chuyển dịch cơ cấu hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga. Cuối cùng, Luận án đưa ra một số giải pháp cho 1 số ngành trọng điểm: nông sản, thủy sản và dệt may.

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu đã được trình bày ở phần mở đầu của luận án, có thể thấy các kết quả nghiên cứu đã giải quyết được các vấn đề đề ra và đảm bảo được mục tiêu nghiên cứu của tác giả. Tuy nhiên, các kết quả này vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: Thứ nhất, xuất khẩu vào Liên bang Nga trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO vẫn theo mô hình nhỏ lẻ chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường. Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa vào Nga còn thiếu đầu tư nhiều thời gian, nguồn lực cả về vốn, thời gian và nhân sự trong việc tìm hiểu và mở rộng thị trường.

Một phần của tài liệu Tóm tắt tiếng việt: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Liên minh kinh tế ÁÂu. (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)