3.2.1.1. Tham gia lớp tập huấn trồng chè và kỹ thuật chăm sóc chè. a. Công tác chỉ đạo của xã
- Về mục đích: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức kỹ thuật để người dân chủ động tham gia trồng trọt nhằm phát triển kinh tế ổn định cuộc sống
+ Củng cố thêm kiến thức cho người dân để người dân biết được cách thức trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại.
- Về yêu cầu: Cán bộ, người tham gia tập huấn phải có kiến thức đầy đủ nói được, làm được gây sức hấp dẫn, thuyết phục được nhân dân.
+ Cán bộ tập huấn hướng dẫn và trực tiếp tham gia làm cùng với người dân. + Tập huấn đầy đủ cho người dân về các cách trồng và chăm sóc chè. + Người dân tham gia lớp tập huấn phải chú ý lắng nghe những kinh nghiệm, chia sẻ của cán bộ tập huấn, tham gia thực hành cùng người hướng dẫn.
- Về địa điểm, số lượng, đối tượng, thời gian tập huấn + Địa điểm: Tại xóm Minh Hợp
+ Số lượng: Mở 1 lớp gồm tất cả những người trong thôn trực tiếp tham gia học hỏi trồng chè và kỹ thuật chăm sóc chè.
+ Đối tượng: Người dân tham gia tại 6 xóm + Thời gian tập huấn: 1 ngày
b. Nội dung tập huấn
Tập huấn cho người dân trong xã về cách chọn thời điểm trồng, cách chọn địa hình đất đai, cách thức trồng, chăm sóc và phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh của cây chè.
- Thời vụ: Trồng chè từ tháng 8 đến tháng 10, tốt nhất là nên trồng vào tháng 9.
- Chọn đất, mật độ gieo trồng:
16000 cây đến 18000 cây/ha ( đất tốt ) 25000 cây/ha (đất xấu, dốc)
Khoảng cách:
1,2m x 0,4m x1 cây (đất trung bình, dốc dưới 100) 1,5m x 0,4m x1 cây (đất tốt)
- Cách trồng, chăm sóc và phòng trừ cỏ dại:
Cách trồng: Trước khi cuốc hố cần định trước khoảng cách cây và cây, nên dùng dây thiết kế theo hàng, cắm tiêu. Cuốc ngay tâm tiêu với kích thước hố 30x30x30cm và cuốc theo hàng đã được thiết kế, sâu 25-30cm để trồng.
Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn: Cây con đạt 8-10 tháng tuổi; có 6-8 lá thật trở lên, chiều cao cây tính từ mặt bầu 25cm thân mọc thẳng; đường kính thân 2,5mm có 1/3 thân đã hóa gỗ; cây không bị sâu, bệnh dị hình, không biểu hiện sâu bệnh.
Kỹ thuật trồng: Rải phân chuồng + lân chia đều các hố, mỗi hố rải 1 cây. Dùng cuốc trộn đất và phân, dao rạch bỏ túi nilon, tránh bị đứt rễ, không làm bầu vỡ cây chè dễ bị chết. Đặt cây thẳng hàng theo chiều gió rồi lấp đất chặt xung quanh hố. Trồng mặt bầu thấp hơn mặt đất 2-3cm, nếu trồng sâu sẽ bị mối ăn hoặc quá cạn bị gió lay làm chết cây. Trồng xong rải hoặc phun thuốc trừ mối vào gốc bằng Vibasu 10H, Diaphos10H, Vibam từ 25-30kg/ha.
Cách chăm sóc:
- Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
- Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình: Đốn tạo hình:
Lần 1: Khi chè 2 tuổi, đốn thân chính cách mặt đất 12 - 15 cm, đốn cành cách mặt đất 30 - 35 cm.
Lần 2: Khi chè 3 tuổi đốn cành chính cách mặt đất 30 –35 cm, đốn cành tán cách mặt đất 40 –45 cm.
Đốn phớt: Hai năm đầu mỗi năm đốn trên vết đốn cũ 5 cm. Sau đó mỗi năm đốn cao thêm 3 cm, khi vết đốn dưới cùng cao 70cm so với mặt đất thì hàng năm chỉ đốn cao thêm 1cm so với vết đốn cũ. Tuyệt đối không cắt tỉa cành la, đảm bảo độ che phủ, khép tán trên nương. Đối với nương chè sinh trưởng yếu, tán lá thưa mỏng, có thể áp dụng chu kỳ đốn cách năm: Một năm đốn phớt như trên, một năm đốn sửa bằng tán chỉ cắt phần cành xanh.
Đốn lửng: Những đồi chè đã được đốn phớt nhiều năm, vết đốn cao quá 90cm so với mặt đất, nhiều cành tăm hương, u bướu, búp nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng cách mặt đất 60 -65cm; hoặc chè năng suất khá nhưng cây cao quá cũng đốn lửng cách mặt đất 70 – 75 cm. Đốn đau: Những đồi chè được đốn lửng nhiều năm, cành nhiều mấu, cây sinh trưởng kém năng suất giảm rõ rệt thì đốn đau cách mặt đất 40 – 45cm. 4.5.5.
Đốn trẻ lại: Những nương chè già, cằn cỗi đã được đốn đau nhiều lần, năng suất giảm nghiêm trọng thì đốn trẻ lại cách mặt đất 10 – 25 cm. Thời vụ đốn: Từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1.
- Nơi thường bị sương muối đốn muộn hơn, đốn sau đợt sương muối nặng. - Đốn đau trước, đốn phớt sau.
- Đốn tạo hình, chè con trước, đốn chè trưởng thành sau. Đối với vùng đảm bảo độ ẩm, hoặc có điều kiện chủ động tưới chè có thể đốn một phần diện tích vào tháng 4-5 sau đợt chè xuân góp phần rải vụ thu hoạch chè.
+ Kỹ thậu bón phân cho cây chè: Bón lót phân hữu cơ:
20 – 30 tấn phân hữu cơ + 500kg supe lân cho 1 ha hoặc có thể bón: 20 tấn phân hữu cơ + 300kg hữu cơ Neem cake + 150kg NPK tan chậm, được chộn đều bón dưới hàng và phủ 1 lớp đất.
Bảng 3.4 Lượng phân bón và phương pháp bón trên 1ha.
Loại chè Loại phân Lượng phân (kg/ha) Số lần bón Thời gian bón ( vào tháng ) Phương pháp bón
Chè 1 tuổi Hữu cơ Ure Super lân Clorua kali 10.000 87 167 46 1 2 1 1 5-6 2- 3 và 6- 7 2- 3 2- 3 Trộn đều, bón sâu 6 - 8cm, cách gốc 25 – 30cm, lấp kín Chè 2 tuổi Hữu cơ
Ure Super lân Clorua kali 10.000 130 167 62 1 2 1 1 5-6 2- 3 và 6- 7 2- 3 2- 3 Trộn đều, bón sâu 6 - 8cm, cách gốc 25 – 30cm, lấp kín Đốn tạo hình lần 1 (chè 2tuổi) Hữu cơ Super lân 15 – 20tấn 550 1 1 11 – 12 11 - 12 Trộn đều, rạch sâu 15 - 20cm, cách gốc 30 – 40cm, lấp kín Chè 3 tuổi Ure Super lân Clorua kali 174 222 92 2 1 1 2- 3 và 6- 7 2- 3 2- 3 và 6- 7 Trộn đều, bón sâu 6 – 8cm, cách gốc 30 – 40cm, lấp kín
Cách phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ sâu, bệnh hại chè bằng biện pháp tổng hợp đảm bảo hợp lý về kinh tế và bền vững dựa trên sự phối hợp biện pháp trồng trọt, sinh học, di truyền chọn giống và hoá học, nhằm đạt sản lượng cao nhất với tác hại ít nhất trong môi trường. Phải kiểm tra thường xuyên, phát hiện sớm để tập trung phòng trừ.
Các biện pháp phòng trừ cụ thể:
- Biện pháp canh tác: Cày bừa diệt cỏ, vệ sinh nương đồi, lấp đất diệt nhộng, diệt mầm bệnh, bón phân hợp lý, thay đổi thời kỳ đốn, hái chạy non để loại bỏ trứng sâu, mầm bệnh.
- Biện pháp sinh học sinh thái: Trồng cây bóng mát với loại thích hợp và có mật độ đảm bảo độ ẩm trên nương chè. Hạn chế đến mức thấp nhất thuốc hoá học để đảm bảo duy trì tập đoàn thiên địch có ích, cân bằng sinh thái nương chè.
- Biện pháp hoá học: Không phun thuốc theo định kỳ. Phun thuốc theo dự tính, dự báo khi có sâu non hoặc khi chè mới bị bệnh. Dùng thuốc đúng chỉ dẫn về loại, liều lượng dùng đối với các đối tượng sâu, bệnh hại. Thời gian cách ly đảm bảo ít nhất 10 – 15 ngày mới được thu hái đọt chè.
c. Kết quả tập huấn
Qua buổi ngày tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và địa hình ở xã chúng tôi đã tiến hành và vận động được 63 hộ tham gia trồng.
Lớp tập huấn được mở trong 1 ngày với số lượng 50 người/lớp.
Cuộc tập huấn và vận động người dân tại xã trồng chè và kỹ năng chăm sóc chè hầu hết được bà con hưởng ứng và tham hưởng ứng.
d. Bài học kinh nghiệm sau lớp tập huấn
Qua lớp tập huấn tôi đã có thêm nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè và điều đặc biệt ở đây là tôi đã tự tin hơn và học hỏi thêm được nhiều điều hơn khi tham gia trực tiếp làm việc và trao đổi cùng bà con nhân dân.
3.2.1.2 Tham gian hội nghị “ Tập huấn và ra quân thực hiện tiêu chí môi trường”.
Công việc cụ thể: Công việc cụ thể là: lắng nghe giới thiệu chung về chương trình làm việc; đi dọn dẹp vệ sinh tại các xóm trên địa bàn xã; sau đó về hội trường trung tâm trạm Khuyến Nông để nghe các cán bộ khuyến nông giới thiệu về các loại phân bón và cách sử dụng các loại thuốc trừ sâu và diệt cỏ sao cho hợp lý mà hạn chế ảnh hưởng tới môi trường; Cán bộ khuyến nông còn giới thiệu và hướng dẫn người dân ủ phân vi sinh.
Bài học kinh nghiệm: được lắng nghe và học tập được nhiều kinh nghiệm quý báu về cách sử dụng các loại thuốc trừ sâu, cách ủ phân vi sinh sao cho hạn chế ảnh hưởng tới môi trường. Được học cách làm việc cùng người dân trong công việc chung của xã.
3.2.1.3 Tham gia công tác tiêm phòng và cấp phát thuốc để tiêm phòng cho gia cầm, gia súc đợt I năm 2018
UBND xã Tức Tranh đã triển khai kế hoạch tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đàn, lợn.
Thực hiện: cán bộ khuyến nông cùng cán bộ thú y xã cùng các trưởng xóm đi đến các hộ dân để tổ chức tiêm phòng.
Cán bộ nông nghiệp lên kế hoạch triển khai cấp và phát thuốc xuống cho các trưởng xóm, để các trưởng xóm thông báo cho các hộ dân chăn nuôi nắm được thông tin và thời gian tiêm phòng để phối hợp thực hiện.
Qua đây ta thấy được công tác tiêm phòng chống dịch bệnh xã đã chấp hành nghiêm chỉnh và đảm bảo để đàn gia súc khỏe mạnh không bị mắc bệnh, đạt hiệu quả kinh tế cao không gây tổn thất cho nhân dân.
3.2.1.4 Cùng cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật cải tạo ao đầm và thả cá giống.
a. Chuẩn bị ao nuôi
- Ao nuôi có diện tích từ 500m2 trở lên, tốt nhất từ 1000-5000 m2
- Gần nguồn nước ra vào,thường xuyên giữ được mực nước từ 1,2-1,5m - Ao nuôi cần có cống cấp và thoát nước đặt so le, để thuận tiện cho việc cấp và thoát nước.
- Bờ ao chắc chắn, không dò rỉ, thoáng đãng không cớm rợp.
b. Cải tạo ao
- Tát cạn ao diệt hết cá tạp, vệ sinh xung quanh ao, tu sửa bờ ao đảm bảo chắc chắn
- Vét lớp bùn thối dưới đáy ao chỉ để lại lượng bùn 15-20cm
- Dùng vôi bột lượng 7-10 kg/100m2 rắc đều đáy và xung quanh bờ ao,ao lâu năm cần tăng lượng vôi 10-15kg/100m2
-Ao có bùn đen, thối cần tăng lượng vôi sau đó dùng cào,trang đảo bùn.Nếu có điều kiện thì phơi đáy ao 2-3ngày
- Bón lót 20-30 kg phân chuồng (đã được ủ với vôi bột 2-5%)/100m2
- Lọc nước vào ao qua lưới potylen mắt dầy, mức nước đạt 1-1,5m sau 3-5 ngày nước ao có màu xanh lá chuối non hoặc vỏ đỗ thì tiến hành thả giống.
- Trước khi thả giống phải đảm bảo các yếu tố môi trường như. PH > 7
Nhiệt độ > 200C
c. Chọn giống
- Cá đảm bảo tiêu chuẩn là : Cá khỏe mạnh,đồng đều không dị hình ,không bệnh tật bơi lội nhanh nhẹn và được mua tại cơ sở sản xuất có uy tín và đã qua kiểm dịch. Trước khi thả cá nên tắm cho cá bằng nước muối 2% trong thời gian 5-10 phút để loại trừ ký sinh trùng
d. Thả giống
- Cá vận chuyển phải được cho vào túi ni lông có bơm ô xy, thời gian thả cá vào lúc trời mát sáng 7-8h, chiều 5-6h. Lưu ý không thả vào lúc nhiệt độ cao hay mưa rào. Khi vận chuyển cá từ xa về không thả cá ra ao ngay cá dễ bị sốc. Để tránh sốc cho cá phải ngâm túi chứa cá xuống ao thời gian 15-20 phút, khi nhiệt độ nước trong túi và ao cân bằng ta tháo túi và thả cá ra từ từ. Thả cá cách bờ 1-2m, xa cống cấp và thoát nước thao tác nhẹ nhàng tránh đứng trên bờ hất cá xuống ao.
- Mật độ thả, cỡ giống thả: Mật độ nuôi phụ thuộc vào điều kiện ao nuôi, kích cỡ dự kiến thu và năng suất nuôi.
-Thả cá truyền thống mật độ 2-3con/m2,cỡ giống 5-8cm hình thức nuôi đơn hoặc nuôi ghép .
- Nếu nuôi ghép thì có thể áp dụng công thức sau
* Lấy Trắm cỏ làm chính: áp dụng với những ao nước sạch ít màu mỡ.Mật độ nuôi 1,5-2con/m2.Trong đó Trắm cỏ 50%. Trôi 20%.Mè 10%.Chép 10%.Rô phi 10%.
* Lấy cá Trôi làm chính. áp dụng với những vùng có đáy bùn pha cát,nước màu mỡ. Mật độ thả 2-2,5 con/m2. Trong đó Trôi 50%. Trắm 10%. Mè 20%. Chép10%. Rô phi 10%.
* Lấy cá Mè làm chính. áp dụng những vùng màu mỡ ,bùn nhiều.Mật độ 2-3con/m2.Trong đó Mè trắng 40%.Trắm cỏ 10%. Trôi 25%. Chép 15%. Rô phi 10%.
*Lấy Rô Phi làm chính. áp dụng với những ao có đáy bùn pha cát hoặc đất thịt. Mật độ 2-4 con/m2. Trong đó Rô Phi 50%. Trôi 20%. Chép 10%. Trắm cỏ 10%. Mè 10%.
* Nuôi đơn: chỉ nên áp dụng với một số đối tượng như Rô phi đơn tính, Rô đồng đầu vuông . Hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh
- Cỡ giống 4-6cm mật độ thả: Rô phi đơn tính 2-4con/m2 Rô đầu vuông 15-20 con/m2
-Thức ăn chủ yếu dùng thức ăn công nghiệp hoặc kết hợp với thức ăn tự chế.
- Mùa vụ nuôi : từ tháng 2 trở đi khi nhiêt độ từ 20oC trở lên
Qua đây tôi nhận thấy thả cá đã không đơn giản rồi vậy nuôi cá chắc còn khó hơn nữa. Thả cá giống không đơn giản là chỉ mua con cá giống về quăng xuống ao là xong mà thả cá giống đó là 1 quy trình phức tạp đòi hỏi kỹ năng và chuyên môn cao.
3.2.1.5 Cùng cán bộ khuyến nông đi thăm các hộ sản xuất nông nghiệp.
Cán bộ khuyến nông xã phải thường xuyên đi thực tế tại các cơ sở xóm, nắm bắt kịp thời về tình hình sản xuất, dịch bệnh, để có giải pháp phù hợp nếu có sâu bệnh phá hoại mùa màng, trình báo lên phòng khuyến nông thành phố hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời giải quyết. Kiểm tra các công trình thủy lợi, đề xuất nâng cấp hoặc sửa chữa nếu xuống cấp hoặc hư hỏng, kiểm tra tính phù hợp của các mô hình để làm cơ sở cho việc khuyến khích lan rộng các mô hình...
Thường thì cán bộ phụ trách KN xã đi xem qua qua rồi về vì có bệnh hay dịch gì thì các hộ sản xuất cũng đã phát hiện ra trước rồi
3.2.1.6 Cùng cán bộ khuyến nông đi thăm HTX mô hình trang trại của thầy Trần Đình Quang trên địa bà xã.
HTX chăn nuôi động vật bản địa được đóng tại xóm Gốc Gạo, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Tổng diện tích tự nhiên 10 ha.
Vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu buôn bán giữa các địa phương với nhau, giữa người dân trong vùng, tạo tiền đề cho nghề chăn nuôi ngày càng phát triển nhanh chóng.
HTX nằm trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc nên có đặc điểm chung về thời tiết của khu vực. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô.
HTX có địa hình bằng phẳng, có dòng sông Cầu chảy qua, đất đai tương