Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã kim xuyên, huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 25)

2.2.1. Kinh nghiệm của các địa phương khác

Trong lịch sử phát triển của các nước trên thế giới, mỗi quốc gia khác nhau điều đó có nghĩa là đường lối và bước đi của quá trình công nghiệp hóa

– hiện đại hóa ở mỗi nước, mỗi khu vực không thể rập khuôn như nhau. Song sự giống nhau về các nhân tố đó là các nước quan tâm đến bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, điều đó có nghĩa là thực hiện thành công sự phát triển kinh tế – xã hội nhanh hay chậm ở mỗi nước. Do đó mỗi quốc gia phải có một chính sách về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng…Sử dụng đội ngũ cán bộ sao cho phù hợp tránh sự “Đào tạo xong để đó” trong khi các vùng núi, vùng sâu vùng xa, biên giới và hải đảo đang rất cần những người có trình độ khoa học kỹ thuật.

Mỹ: Là một nước có nền kinh tế – xã hội phát triển nhất hiện nay và tiến hành công nghiệp hóa từ một nền nông nghiệp (90% dân số làm nông nghiệp) trong thời gian 80 năm Mỹ đã tiếp thu được kinh nghiệm của quá trình công nghiệp hóa ở Châu Âu, đồng thời có những chính sách sử dụng thông qua đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, hợp lý phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, nhập khẩu các quy trình công nghệ nên đã hoàn thiện sự nghiệp CNH – HĐH tốt hơn.

Nhật bản: Là nước đầu tiên thực hiện công nghiệp hóa ở các vùng Châu Á, công nghiệp hóa ở Nhật Bản bắt đầu xuất hiện ở cuối thế kỷ XIX và phát triển ở thế kỷ XX. Tiến hành CNH – HĐH từ một nền nông nghiệp cổ truyền tự cung tự cấp sản xuất manh mún với những hộ nông dân quy mô nhỏ. Chính phủ Nhật đã quan tâm đến đội ngũ cán bộ KHKT. Họ có những chính sách sử dụng cán bộ và cơ cấu ngành nghề hợp lý, luôn quan tâm đến quá trình bồi dưỡng KHKT. Do đó Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành cường quốc thứ 2 về kinh tế trên thế giới công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, kinh tế giữa các thành thị và nông thôn đều phát triển, thành công của công nghiệp hóa nói chung và công nghiệp hóa ở Nhật Bản nói riêng đã áp dụng quá trình công nghiệp hóa hiện cổ điển mà các nước phương Tây đã trải qua nhưng có sáng tạo.

Nội dung phát triển kinh tế – xã hội của Nhật bao gồm nhiều mặt cùng ứng dụng những thành tựu KHKT tiến bộ như giống cây trồng, vật nuôi, hóa

chất phục vụ nông nghiệp, các công trình tiên tiến như thủy lợi hóa Nhật Bản đã nhanh chóng ứng dụng thiết bị và cơ giới hóa, họ tích cực du nhập máy móc nông nghiệp vào thử nghiệm rồi chế tạo máy móc vừa và nhỏ phù hợp với đặc điểm ngành nông nghiệp của Nhật Bản.

Thái lan: Thái Lan có điều kiện tự nhiên và khí hậu tương tự miền nam Việt Nam với nền nông nghiệp tiên tiến ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Khoảng 60% lực lượng lao động phục vụ cho ngành nông nghiệp. Lúa là cây trồng quan trọng nhất của Thái Lan. Là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, mang lại cho quốc gia này hàng tỷ USD/năm. Tốc độ tăng trưởng GDP 7,8% (2010) giúp Thái Lan trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất Châu Á.

Khuyến nông Thái Lan được chia làm 2 cấp: Quản lý Nhà nước cấp Trung ương, có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo, điều phối và hỗ trợ cho các đơn vị địa phương thực hiện các trương trình, dự án khuyến nông. Cấp quản lý hành chính cấp địa phương có nhiệm vụ xúc tiến, phát triển nông dân, tổ chức nông dân, doanh nghiệp cộng đồng trên địa bàn tỉnh quản lý, điều phối các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp.

Cấp khuyến nông Trung ương 16 phòng ban và 6 trung tâm khu vực vùng có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo, điều phối và hỗ trợ cho các đơn vị địa phương thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông.

-Một số kinh nghiệm về sử dụng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ KHKT phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội nông thôn ở một số nước Châu Á:

+ Cán bộ KHKT triển khai tập huấn các ứng dụng công nghệ cho sản xuất, phát triển ngành nghề khai thác tiềm năng sẵn có tại địa phương.

+ Quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở các nước thường xảy ra mất cân đối giữa các cán bộ KHKT ở nông thôn và trung tâm thành phố, thành thị nếu chúng ta không có chính sách đãi ngộ thích hợp thì chúng ta sẽ không thu hút được đội ngũ cán bộ KHKT đã qua đào tạo, đó là sự lãng phí lớn về vật chất và ngày càng tạo ra khoảng cách lớn giữa thành thị và nông thôn.

2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương

-Nhà nước cần quan tâm hơn vào kinh phí hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông và nông nghiệp.

-Cần phải có các tài liệu khuyến nông hỗ trợ cho quá trình sản xuất của người dân.

-Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho nông dân.

-Phối hợp thường xuyên trong các cuộc khảo sát học tập, nghiên cứu, phát triển các cách tiếp cận khuyến nông đối với các vùng miền khác nhau.

-Không chỉ khuyến nông xã có trách nhiệm và nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo, điều phối và hỗ trợ cho các đơn vị địa phương thực hiện các chương trình dự án khuyến nông mà phải có sự phối hợp cùng nhau thực hiện công việc hướng dẫn từ trung tâm khuyến nông quốc gia, khuyến nông huyện, tỉnh.

-Phải thường xuyên công tác kiểm tra sâu bệnh hại và tư vấn cho dân các loại thuốc bảo vệ thực vật. Phải thường xuyên họp và tổ chức giao ban tại các thôn bản vào hàng tuần.

-Phải thường xuyên thực hiện các trương trình xây dựng nông thôn, nông nghiệp, tổ chức các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi…cho các xóm của xã.

-Cần phải khắc phục những điểm yếu kém, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức xã nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, xây dựng nông thôn mới.

-Cần phải hoàn thiện các kỹ năng của cán bộ nông nghiệp, khuyến nông, thú y trong công tác chuyên môn.

-Cần phải có các công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nông nghiệp, khuyến nông, thú y cấp xã phải được quan tâm thường xuyên, đúng mực.

Phần 3

KẾT QUẢ THỰC TẬP 3.1. Khát quát về cơ sở thực tập

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của cơ sở thực tập

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

 Vị trí địa lý

Xã Kim Xuyên thuộc huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, có diện tích khoảng 8,93km², dân số 8.606 người, với mật độ dân số trung bình 964 người/km²; phía Tây giáp xã Tuấn Hưng; phía Đông và Đông Nam giáp xã Phúc Thành, Kim Anh; phía Nam giáp xã Ngũ Phúc; phía Bắc giáp xã Việt Hưng và sông Kinh Môn (tức sông Vận) là ranh giới tự nhiên với xã Thượng Quận bên kia sông thuộc huyện Kinh Môn; phía Nam giáp sông Rạng cũng là ranh giới tự nhiên với xã Thanh Lang huyện Thanh Hà. Xã có quốc lộ 5 và đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua dọc xã theo hướng Đông Tây dài khoảng 3,5km, chia xã thành hai nửa; nửa phía bắc có thôn Phương Duệ (còn gọi là Ròi), nửa phía nam có thôn Thiện Đáp (còn gọi là Giúp) và thôn Quỳnh Khê (còn gọi là Quỵnh) nằm ở hai bên. Ven đường cũng hình thành những khu dân cư mới.

 Địa hình

Kim Xuyên nằm trong khu vực đồng bằng, địa hình bằng phẳng, có diện tích canh tác là 362ha, trong đó 1/3 là đồng cao, 2/3 là bãi vừa và trũng. Trong xã, có hệ thống sông ngòi nội đồng, gồm sông Má Làm (thuộc thôn Quỳnh Khê), sông Cái Than (thuộc thôn Thiện Đáp) và sông Đìa (thuộc thôn Phương Duệ) nối với nhau, lưu thông dòng chảy ra hai sông lớn là sông Kinh Môn và sông Rạng, thuận tiện cho việc tưới tiêu, điều hòa nước sản xuất nông nghiệp và rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các huyện trong và ngoài khu vực.

 Thổ nhưỡng

Loại đất chủ yếu ở xã Kim Xuyên là đất Feralit vàng đỏ chiếm 65% diện tích đất. Đất phù xa được bồi hàng năm thích hợp với sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa.

 Khí hậu thủy văn - Khí hậu

Kim Xuyên thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có độ nóng và độ ẩm cao. Có 4 mùa rõ rệt: Xuân, hạ, thu, đông. Mùa hè thì nắng nóng còn vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt. Dó đó, ít nhiều ảnh hưởng tới đời sống của nông dân trong vùng.

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 22 – 23 °C, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 5°C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 27,7°C và trung bình tháng thấp nhất là 16°C.

+ Nắng: Số giờ nắng trong năm là 1.600 – 1.700 giờ. Tháng 5,6,7,8 có số giờ nắng cao nhất (170 – 200 giờ) và tháng 2,3 có số giờ nắng thấp nhất (40 – 50 giờ).

+ Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.453mm, tập chung chủ yếu vào tháng 6,7,8,9 (chiếm 85% lượng mưa cả năm).

+ Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hằng năm 85%. Độ ẩm có sự biến thiên theo mùa, độ ẩm cao nhất vào tháng 7,8 (86 – 87%) và độ ẩm thấp nhất vào tháng 3 (70%).

+ Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu là gió Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10) và gió Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Do nằm giáp Hải Phòng nên xã thường chịu ảnh hưởng của bão.

- Thủy văn

Là một xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, thủy lợi giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong sản xuất. Chế độ thủy văn của xã chịu ảnh hưởng chính của 3 con sông gồm sông Má Làm (thuộc thôn Quỳnh Khê),

sông Cái Than (thuộc thôn Thiện Đáp) và sông Đìa (thuộc thôn Phương Duệ) thuận tiện cho việc tưới tiêu, điều hòa nước sản xuất nông nghiệp.

 Tài nguyên nhân văn

Xã Kim Xuyên là một xã chủ yếu là dân tộc kinh sinh sống và làm việc, giàu truyền thống cách mạnh, yêu nước, cần cù chịu khó, đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ, năng động nhiệt tình là điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng xã Kim Xuyên trở nên giàu mạnh, văn minh.

 Đất đai

-Diện tích đất tự nhiên

Bảng 3.1 Diện tích đất tự nhiên của xã Kim Xuyên 2015 – 2017. STT Mục đích sử dụng Diện tích (ha)

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng diện tích đất tự nhiên 868,7 868,7 868,7

1 Đất nông nghiệp 450,26 447,97 447,01

Đất sản xuất lúa nước 326,44 324,79 323,5

Đất trồng cây hằng năm 74,98 74,32 75,86

Đất trồng cây lâu năm 21,78 21,64 20,02

Đất nuôi trồng thủy sản 26,95 27,12 27,36

Đất nông nghiệp khác 0,11 0,1 0,09

2 Đất phi nông nghiệp 417,23 419,38 421,49

Đất giao thông 101,25 102,03 102,11

Đất ở 76,13 76,19 76,25

Đất thủy lợi 12,08 12,08 12,08

Đất chuyên dùng khác 227,82 228,7 231,05

3 Đất chưa sử dụng 1,21 1,35 0,2

Bảng 3.2 Tốc độ tăng trưởng bình quân 2015 – 2017.

STT Mục đích sử dụng TĐTTBQ (%)

1 Đất nông nghiệp - 0,003

Đất sản xuất lúa nước - 0,004

Đất trồng cây hằng năm 0,005

Đất trồng cây lâu năm - 0,04

Đất nuôi trồng thủy sản 0,007

Đất nông nghiệp khác - 0,11

2 Đất phi nông nghiệp 0,005

Đất giao thông 0,004

Đất ở 0,0007

Đất thủy lợi 0

Đất chuyên dùng khác 0,007

3 Đất chưa sử dụng - 0,65

(Nguồn: Dựa vào số liệu bảng 3.1)

Nhận xét: Tốc độ TTBQ năm 2015 – 2017 thay đổi không đáng kể. + Trong đó:

Đất nông nghiệp giảm 0,003%. Đất phi nông nghiệp tăng 0,005%. Đất chưa sử dụng giảm 0,65%.

+ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp giảm là do giá cả nông sản giảm, điều kiện thời tiết không thuận lợi gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó trên địa bàn xã hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp và công ty, đa số những người trong độ tuổi lao động đều đi làm công nhân để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Vì vậy dẫn đến tình trạng ruộng đất bỏ hoang không sử dụng ngày càng nhiều, chủ yếu là đất sản xuất lúa nước

giảm 0,004%, đất trông cây lâu năm giảm 0,04% và đất nông nghiệp khác giảm 0,11%.

+ Đất phi nông nghiệp tăng là do xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, cụ thể là: đất giao thông tăng 0,004%, đất ở tăng 0,0007% và đất chuyên dùng khác tăng 0,007%.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội

Đặc điểm về tình hình kinh tế

Kim Xuyên là một xã thuần nông trong đó cây lúa là cây mũi nhọn để phát triển kinh tế của địa phương. Trong những năm qua dưới sự phấn đấu nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, xã Kim Xuyên đã đạt được nhiều thành tích quan trọng, đặc biệt là thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Sau nhiều năm phấn đấu, xã Kim Xuyên đã tổ chức lễ đón Bằng danh hiệu “Xã đạt chuẩn nông thôn mới” vào ngày 11 tháng 8 năm 2016. Trong đầu năm 2017 đến giờ xã đã đạt được những thành tích đáng kể thúc đẩy phát triển kinh tế.

- Về nông nghiệp

+ Cây lúa: Được sự chỉ đạo của Đảng ủy – HĐND xã, sự phối hợp với HTX dịch vụ nông nghiệp, thời tiết vụ chiêm xuân điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, nóng nhiều lượng mưa ít làm ảnh hưởng đến công tác sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất vụ lúa chiêm xuân, song cán bộ xã và nông dân đã cố gắng khắc phục cấy đảm bảo năng suất lúa.

Năng suất lúa cả năm đạt: 3.746,5 tấn

Năng suất trung bình đạt: 57,86 tạ/ha = 208 kg/sào Tổng sản lượng cả mầu quy thóc ước đạt: 4.100 tấn

+ Cây ngô: Tổng diện tích ngô vụ Xuân là 12,5 ha. Năng suất trung bình đạt 47 tạ/ha, tổng sản lượng ước đạt 58,75 tấn. Diện tích gieo trồng ngô vụ Mùa là 04 ha, năng suất trung bình ước đạt 45 tạ/ha, sản lượng ngô vụ mùa ước đạt 19 tấn. Tổng sản lượng ngô 2 vụ ước đạt 79.75 tấn.

+ Rau màu, đậu đỗ: Tổng diện tích 20 ha (trong đó : 12 ha trồng các loại rau: bắp cải, su hào, súp lơ,…; 6 ha trồng khoai lang, khoai tây; 02 trồng ha đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương).

+ Cây chất bột: Sắn dây: 12 ha.

+ Các khâu dịch vụ nông giang, điện nước, trông đồng, đánh bắt chuột, HTX dịch vụ nông nghiệp chỉ đạo phục vụ tốt.

+ UBND xã chỉ đạo HTX dịch vụ nông nghiệp cùng các thôn xóm chỉ đạo nhân dân làm thủy lợi hội đồng, nạo vét mương máng, đắp bờ vùng bờ thừa, phục vụ tốt cho công tác sản xuất nông nghiệp.

-Về chăn nuôi, thú y, phòng chống dịch bệnh

+ UBND xã triển khai công tác tiêm phòng, vệ sinh, phòng trừ dịch bệnh, từ đó làm giảm được các dịch bệnh, dịch cúm gia cầm. Tổ chức tiêm phòng vác xin cho đàn gia súc, gia cầm, tiêm phòng dại cho đàn chó. Từ đó làm giảm dịch bệnh tại địa phương.

+ Năm 2017 do ảnh hưởng giữa cung và cầu, giá cả bấp bênh, giá thức ăn, thuốc chữa bệnh đắt từ đó ảnh hưởng đến tốc độ chăn nuôi của nhân dân địa phương. Đặc biệt là giá thịt lợn giảm xuống dẫn đến các hộ chăn nuôi lợn chịu thua lỗ, đã ảnh hưởng lớn đến đàn gia súc, gia cầm.

Đàn lợn: 4100 con (So với năm 2016 giảm 900 con). Trong đó: Lợn thịt 3.646 con; lợn nái: 312 con. Đàn gia cầm: 31.500 con.

Tổng đàn trâu: 17 con.

Tổng đàn bò toàn xã: 41 con.

Diện tích đất nuôi trồng thủy sản: 27,36 ha, sản lượng cá đạt 204 tấn. Số trang trại hiện có 02 trang trại chăn nuôi.

+ Tổng số diện tích đã phun khử trùng tiêu độc là 50 lít (với diện tích 2.500 m²/lít); kết quả tiêm phòng đàn gia súc: Tụ huyết trùng trâu, bò: 42 con,

lở mồm long móng: 320 con, dịch tả lợn 410 con, tụ dấu lợn: 406 con, phòng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã kim xuyên, huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)