Phương pháp thay đổi từ thông Ф

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ điều khiển vị trí và tốc độ của DC Motor bằng Matlab Simulink (Trang 32 - 33)

- Nguyên lý điều khiển:

Giả thiết U = Uđm, Rư = const. Muốn thay đổi từ thông động cơ ta thay đổi dòng điện kích từ, thay đổi dòng điện trong mạch kích từ bằng cách nối nối tiếp biến trở vào mạch kích từ hay thay đổi điện áp cấp cho mạch kích từ. Bình thường khi động cơ làm việc ở chế độ định mức với kích thích tối đa (Ф = Фmax) mà phương pháp này chỉ cho phép tăng điện trở vào mạch kích từ nên chỉ có thể điều chỉnh theo hướng giảm từ thông tức là điều chỉnh tốc độ trong vùng trên tốc độ định mức. Nên khi giảm

Ф thì tốc độ không tải lý tưởng ω = 𝑈đ𝑚

𝑘Ф tăng, còn độ cứng đặc tính cơ giảm, ta thu được họ đặc tính cơ nằm trên đặc tính cơ tự nhiên.

Hình 3.5.Đặc tính cơ của động cơ khi giảm từ thông

Khi tăng tốc độ động cơ bằng cách giảm từ thông thì dòng điện tăng và tăng vượt quá mức giá trị cho phép nếu mômen không đổi. Vì vậy muốn giữ cho dòng điện không vượt quá giá trị cho phép đồng thời với việc giảm từ thông thì ta phải giảm Mt

theo cùng tỉ lệ.

- Đặc điểm của phương pháp:

+) Phương pháp này có thể thay đổi tốc độ về phía tăng.

+) Phương pháp này chỉ điều khiển ở vùng tải không quá lớn so với định mức, việc thay đổi từ thông không làm thay đổi dòng điện ngắn mạch.

19 +) Việc điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi từ thông là phương pháp điều khiển với công suất không đổi.

+) Phương pháp này được áp dụng tương đối phổ biến, có thể thay đổi liên tục và kinh tế (vì việc điều chỉnh tốc độ thực hiện ở mạch kích từ với dòng kích từ (1 ÷ 10)%Iđm của phần ứng nên tổn hao điều chỉnh thấp).

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ điều khiển vị trí và tốc độ của DC Motor bằng Matlab Simulink (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)