Hệ thống lái có trợ lực

Một phần của tài liệu Đồ án khoa cơ điện, điện tử, đại học lạc hồng (2) (Trang 33 - 36)

- Công dụng và sự cần thiết của hệ thống trợ lực lái

Trợ lực của hệ thống lái có tác dụng giảm nhẹ cường độ lao động của người lái. Trên xe có tốc độ cao, trợ lực lái còn nâng cao tính an toàn chuyển động khi xe có sự cố ở bánh xe và giảm va đập truyền từ bánh xe lên vành tay lái. Ngoài ra để cải thiện tính

êm dịu chuyển động, phần lớn các xe hiện đại đều dùng lốp bản rộng, áp suất thấp để tăng diện tích tiếp xúc với mặt đường. Kết quả là cần một lực lái lớn hơn.

Vì vậy để giữ cho hệ thống lái nhanh nhạy trong khi chỉ cần lực lái nhỏ, phải có một vài loại thiết bị trợ giúp hệ thống lái gọi là trợ lực lái.

- Phân loại hệ thống trợ lực lái

Dựa vào kết cấu và nguyên lý của van phân phối:  Hệ thống lái trợ lực kiểu van trụ tịnh tiến;  Hệ thống lái trợ lực kiểu van cánh.

Dựa vào vị trí của van phân phối và xy lanh lực:

 Hệ thống lái trợ lực kiểu van phân phối, xy lanh lực đặt chung trong cơ cấu lái;

 Hệ thống lái trợ lực kiểu van phân phối, xy lanh lực đặt riêng;

 Hệ thống lái trợ lực kiểu van phân phối, xy lanh lực kết hợp trong đòn kéo. Hiện nay dạng bố trí thông dụng nhất trên hệ thống lái của xe là van phân phối, xy lanh lực và cơ cấu lái đặt chung. Còn nguồn năng lượng là một bơm cánh gạt được dẫn động từ động cơ của xe nhờ dây đai.

- Nguyên lý trợ lực lái

Trợ lực lái là một thiết bị thủy lực sử dụng công xuất của động cơ để giảm nhẹ lực lái. Động cơ dẫn động bơm tạo ra dầu cao áp tác dụng lên piston nằm trong xy lanh lực. Piston trợ giúp cho việc chuyển động của thanh răng. Mức độ trợ giúp phụ thuộc vào độ lớn của áp suất dầu tác dụng lên piston. Vì vậy nếu cần trợ lực lớn hơn thì phải tăng áp suất dầu.

Hình 2. 20. Sơ đồ nguyên lý trợ lực lái ở vị trí trung gian

Dầu từ bơm được đẩy lên van điều khiển. Nếu van ở vị trí trung gian, tất cả dầu sẽ chảy qua van vào cửa xả và hồi về bơm. Vì áp suất dầu bên trái và bên phải piston là như nhau nên piston không chuyển động về hướng nào.

- Khi quay vòng

Hình 2. 21. Sơ đồ nguyên lý trợ lực lái khi quay vòng

Khi trục lái chính quay theo bất kỳ hướng nào, giả sử quay sang phải thì van điều khiển cũng di chuyển làm đóng một phần cửa dầu, còn cửa kia mở rộng hơn. Vì vậy làm thay đổi lượng dầu vào các cửa, cùng lúc đó áp suất dầu được tạo ra. Như vậy tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa hai khoang trái và phải của piston. Sự chênh lệch áp suất đó làm piston dịch chuyển về phía có áp suất thấp, dầu bên áp suất thấp sẽ được đẩy qua van điều khiển về bơm.

CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN HỆ THỐNG LÁI Các thông số của xe thiết kế santaf

Một phần của tài liệu Đồ án khoa cơ điện, điện tử, đại học lạc hồng (2) (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)